6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.6. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ngành trồng
trồng trọt
Gia tăng kết quả thu được từ trồng trọt sẽ dẫn đến một chuỗi các hệ quả
cho xã hội như:
a. Kết quả sản xuất nông nghiệp
Sau một chu kỳ sản xuất kết quảđược thể hiện bằng số lượng, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp.
Giá trị sản xuất nông nghiệp là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, (thường tính theo mùa, vụ, hay năm) bao gồm: giá trị sản phẩm trồng trọt, giá trị sản phẩm chăn nuôi, giá trị hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
b. Tích lũy và nâng cao đời sống người lao động
Phát triển nông nghiệp thể hiện ở kết quả sản xuất, tức là thể hiện sự
sống nông dân và cư dân nông thôn hơn nữa, cần xác định rõ hơn chính sách phát triển trồng trọt có ý nghĩa chiến lược đểổn định chính trị, xã hội. Tạo cơ
chế để người dân nông thôn tham gia hơn nữa vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Hầu hết số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia. Cùng với việc các hộ dân ngày càng được tiếp cận với điện lưới tốt hơn, tiếp cận với máy tính và internet cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Ở
nhiều nơi, người dân tiếp cận nguồn nước sạch, tỷ lệ hộ có xe máy, đầu video, tủ lạnh và tủđá, điện thoại cốđịnh, điện thoại di động… ngày càng tăng.
c. Cung cấp sản phẩm hàng hóa
Từ một quốc gia thường xuyên bị thiếu lương thực, Việt Nam không những cung cấp đủ lương thực khoảng 90 triệu dân mà còn trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực đứng hàng đầu thế giới. Phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa, phát triển trồng trọt, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chăn nuôi tập trung… nhằm khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng, phát triển sản xuất hàng hóa tập trung. Do đó lượng nông sản của các cơ sở nông nghiệp, hộ gia đình nông dân có khả năng sản xuất được và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá đối với từng loại, trong mỗi thời điểm nhất định.
d. Tăng quy mô sản xuất các doanh nghiệp nông nghiệp
Quá trình tích tụ ruộng đất sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhanh, sản xuất hàng hoá nông nghiệp phát triển ngày càng cao với quy mô lớn, có phương thức sản xuất hiện đại, vùng sản xuất lớn, nhân rộng các mô hình tốt về hợp tác, liên kết trong đầu tư, sản xuất nông nghiệp.
Đó là xu thế phát triển khách quan, sự tác động định hướng hiện thực hóa xu thế đó sao cho vững chắc để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.