Tăng các nguồn lực nhằm phát triển ngành trồng trọ t

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Tăng các nguồn lực nhằm phát triển ngành trồng trọ t

a. Vđất đai

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp, tránh tình trạng sử

dụng đất không đúng mục đích và sản xuất không theo quy hoạch.

- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bố trí cây trồng phù hợp đến từng thửa đất. Có hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cơ sở cân nhắc sự phù hợp với điều kiện tự nhiên đảm bảo tính bền vững, lâu dài.

- Bảo vệ nghiêm ngặt quỹđất trồng lúa theo chủ trương của Nhà nước nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang các mục

b. V lao động trong trng trt

- Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã đáp ứng tốt với yêu cầu phát triển ngành trồng trọt.

- Tập huấn, đào tạo nông dân tiếp cận, am hiểu và thực hành tốt kỹ

thuật trồng trọt và công nghệ sản xuất tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2015: 1 xã (phường thị trấn) sẽ đào tạo 50 - 100 nông dân điển hình; đến năm 2020 phấn

đấu 1 lao động chính/hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo các kỹ năng về

sản xuất ngành trồng trọt, hiểu biết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, thị

trường tiêu thụ.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật về sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ

sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hoá,... cho nông dân. Đẩy mạnh

đào tạo ngành nghề nông thôn thông qua các lớp khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công.

- Kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực của các cơ quan, đơn vị

chuyên môn để nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực trồng trọt từ tỉnh đến cơ sở, nhất là củng cố đội ngũ

cán bộ cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp - Củng cố, tăng cường năng lực của các cơ quan, đơn vị chức năng để

thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV...) và sản phẩm đầu ra từ cấp tỉnh đến huyện, xã.

- Tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ

sở. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kĩ thuật, trí thức, công nhân lành nghề về nông thôn, nhất là lĩnh vực trồng trọt.

thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật nông, lâm nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển nguồn nhân lực. Thường xuyên củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt

động hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, đến cấp xã, thôn nhằm phục vụ tốt nhất về hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho người nông dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ phát triển ngành trồng trọt.

c. Ngun vn trong trng trt

- Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp và nông thôn như: xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đầu tưđào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, cán bộ khuyến nông, các chương trình phát triển nông thôn, công tác khuyến nông, khuyến ngư, cơ sở nhân giống, cơ sở hạ

tầng nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư

cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tạo điều kiện thúc đẩy, huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực của người nông dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức; đẩy mạnh các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân để huy

động nguồn lực xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư; vận động, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA)…

- Xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh để thu hút các thành phần kinh tếđầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Khái toán nhu cầu vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 8.406.548 triệu đồng, trong đó: - Các dự án quy hoạch: 4.400 triệu đồng

+ Lĩnh vực nông nghiệp: 699.860 triệu đồng + Lĩnh vực lâm nghiệp: 861.090 triệu đồng + Lĩnh vực thủy sản: 2.026.400 triệu đồng + Lĩnh vực thủy lợi: 4.814.800 triệu đồng

Khái toán nguồn vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư : 8.406.548 triệu đồng, trong đó: - Vốn ngân sách Trung ương : 2.812.900 triệu đồng

- Vốn ngân sách địa phương : 1.470.410 triệu đồng, trong đó: + Vốn đầu tư phát triển : 1.353.226 triệu đồng

+ Vốn sự nghiệp : 17.384 triệu đồng - Vốn ODA : 2.633.644 triệu đồng

- Vốn các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác: 1.486.595 triệu đồng.

(Chi tiết các dự án có phụ lục 7,8,9,10 kèm theo)

Đối với vốn ngân sách: trên cơ sở xác định các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xác định danh mục các dự án theo thứ

tựưu tiên để phân kỳ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

d. Áp dng các tiến b khoa hc k thut

- Đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trên cơ sở phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng cây trồng, từng khâu cơ giới hóa.

- Cơ giới hoá gắn với việc giảm giá thành sản xuất, nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ giới hoá nhưng phải kiểm soát giá thành cho nông dân, tránh tình trạng dịch vụ hoá làm tăng giá đầu vào của sản phẩm.

- Nâng cấp và đầu tư các thiết bị mới trong khâu bảo quản, chế biến nhằm nâng cao chất lượng, giảm thất thu sau thu hoạch đồng thời tạo ra sản phẩm đa dạng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, xây dựng các mô hình trồng trọt có hiệu quả và nhân rộng sản xuất ở những vùng có điều kiện phù hợp .

-Tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý. - Phải xóa bỏ tập quán sản xuất không hiệu quả, tuyên truyền đến người dân tiếp cận học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

e. Đầu tư cơ s vt cht k thut trong nông nghip

Đầu tư cho khoa học kỹ thuật là phương hướng đầu tư sớm đem lại hiệu quả nhất trong trồng trọt. Gồm các nội dung sau:

Thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực:

- Cơ sở hạ tầng thủy lợi: cấp đủ nguồn nước tưới cho 70.000 ha đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiến tới đảm bảo tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ, cây công nghiệp ngắn ngày và cây rau màu với tần suất đảm bảo tưới lên 85%; cấp đủ nguồn nước cho sinh hoạt và công nghiệp với mức đảm bảo trên 90%; tạo nguồn và cấp nước cho diện tích nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối tập trung; đầu tư hệ thống đê điều, kè chống sạt lở để ngăn mặn và tiêu thoát lũ cho khoảng 4.800 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư thuộc vùng sông Thoa (Mộ Đức), Suối Kinh, Sông Phú Vinh (Khu Công nghiệp VSIP, khu dân cư Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh); hỗ trợ áp dụng các phương pháp tiết kiệm nước; nâng cao hiệu quả

quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Nâng cấp Hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham và các công trình thủy lợi, đê điều bị xuống cấp để đảm bảo an toàn công trình trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển thủy lợi ở những vùng khó khăn về nguồn nước tưới, thủy lợi phục vụ

nuôi trồng thủy sản.

quản lý khai thác rừng và cải tạo đồng ruộng.

- Cơ giới hoá nông nghiệp: Cơ giới hóa trong sản xuất là một trong những khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nên cần tập trung nhiều biện pháp tăng cường, nâng cao cơ giới hóa.Áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế; giải phóng bớt lực lượng lao động trong nông nghiệp, giảm cường độ lao động nặng nhọc cho nông dân. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động; mở rộng

được diện tích canh tác, đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn; tiết kiệm được giống, phân bón, nước, năng lượng... cải thiện được chất lượng nông sản, sản phẩm; bảo vệ môi trường; đáp ứng kịp thời mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu... Để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp một cách có hiệu quả cần thực hiện các giải pháp như: Hoàn chỉnh hệ thống thủy nông đảm bảo nguồn nước tưới, tăng kích thước lô thửa bằng nhiều biện pháp

để tạo điều kiện cho các liên hợp máy (làm đất, phun thuốc, thu hoạch) hoạt

động có hiệu quả, trang bị các loại máy tốn ít nhiên liệu trong quá trình sử

dụng cho nông dân, tổ chức các lớp tập huấn về bảo trì, sử dụng máy gặt đập liên hợp cho nông dân...

- Điện khí hoá nông nghiệp: Trong quá trình phát triển, nông nghiệp sử

dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng khác nhau. Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt

động sản xuất và phục vụđời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp nông thôn là hình thành được mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi…Điện năng là nguồn động lực chủ yếu của các xưởng cơ khí, xưởng chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, các trạm bơm tưới tiêu. Sử dụng điện dưới dạng khác như nhiệt năng hay quang năng để chiếu sáng, sấy khô, ấp trứng, sưởi ấm gia súc…hoặc dưới dạng sóng như tia hồng

ngoại, tia tử ngoại để khử độc trong nước, tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho giống cây trồng vật nuôi.

- Hoá học hoá nông nghiệp: Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm việc sử dụng các phương tiện hoá học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông thôn. Nội dung của hoá học hoá nông nghiệp bao gồm:

+ Bổ sung và tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ sung các nguyên tố vi lượng.

+ Bảo vệ cây trồng vật nuôi thông qua việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm …

+ Sử dụng các vật liệu hoá học trong xây dựng các công trình phục vụ

nông nghiệp như công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại … + Sử dụng các vật liệu hoá học trong sản xuất các đồ dùng phục vụ sinh hoạt nông thôn.

- Sinh học hoá nông nghiệp: Công nghệ sinh học đã trở thành công cụ đóng góp thiết thực và hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng, trình độ của các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp được chú trọng hơn, tập trung vào việc ứng dụng để tạo các giống cây trồng mới, tạo các cây trồng biến đổi gen.Việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực này đã đáp ứng yêu cầu tạo ra các giống cây trồng thế hệ mới với các đặc tính nông sinh học có ưu điểm vượt trội như kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi trường...

g. Ci cách hành chính và mt s chính sách trong trng trt

- Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ công sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện; tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân (đối tác công tư, hợp tác công tư,...) để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Nhà nước chịu trách nhiệm quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác nông nghiệp, bảo đảm có nguồn nhân lực chất lượng để quản lý nhà nước và tổ

chức thực hiện đề án có hiệu quả; giải quyết nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư và sản phẩm trồng trọt; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống dịch vụ công theo chuỗi giá trị sản phẩm (giống, bảo vệ thực vật, khuyến nông, kiểm tra chất lượng nông sản, thị trường tiêu thụ…).

- Củng cố và phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho phát triển sản xuất đi kèm với cơ chế kiểm tra nâng cao chất lượng dịch vụ

cung ứng giống cây trồng, các dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tiêu thụ và chế biến nông sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng để kịp thời tổ chức phòng, chống, dập dịch, đảm bảo an toàn cho sản xuất.

Ngoài ra cần triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, của tỉnh đã ban

hành; đồng thời xây dựng mới những chính sách, chương trình, đề án cần thiết trong giai đoạn tới như:

- Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; chính sách hỗ trợ

nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số

50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; khung hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Chính sách ưu đãi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt có góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành này tại địa phương.

- Chính sách thu hút và khuyến khích các hộ gia đình có tham gia hoạt

động trồng trọt mở rông quy mô sản xuất, tăng liên kết với nhau. - Kiểm tra rà soát chặt chẽ quy hoạch phát triển vùng trồng trọt.

- Nghiêm túc thực hiện theo chương trình đã được các cấp hoạch định và hành động theo mục tiêu phát triển bền vững ngành trồng trọt.

- Thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)