Tổ chức lại ngành trồng trọt theo hướng công nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Tổ chức lại ngành trồng trọt theo hướng công nghiệp hóa, hiện

hiện đại hóa

Đối với ngành trồng trọt trong thời đại mới như hiện nay thì việc quy hoạch phát triển những cơ sở trồng trọt tập trung theo quy mô, sẽ góp phần làm tăng sản lượng, chất lượng nhờ có sựđầu tư tập trung máy móc trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, đồng thời làm mới công tác quản lý và hoạch định chính sách cho ngành trồng trọt. Từ đó tạo nên cơ hội phát triển bền vững hơn.

Gia tăng các cơ sở sản xuất trồng trọt bằng cách phát triển hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trở thành các cơ sở sản xuất như kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp với số lượng lớn để đáp

ứng nhu cầu phát triển. Hiện nay xu thế sản xuất của các hộ nông dân ngày càng gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh, vì vậy việc chuyển

đổi ruộng đất, khuyến khích tăng quy mô sản xuất, phát triển tổ liên kết, trang trại ưu đãi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn, hình thành các hiệp hội nghề nghiệp là một yêu cầu khách quan của sự phát triển. Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho kinh tế doanh nghiệp, doanh nhân phát triển, đây thực sự là yêu cầu cấp thiết cho cả trước mắt và lâu dài.

Các cơ sở trồng trọt như: mô hình hợp tác xã dịch vụđầu vào và đầu ra cho trang trại, trang trại trồng trọt, doanh nghiệp kinh doanh và chế biến nông sản, v.v… đối với các mô hình này việc điều hành hoạt động kinh tế phải do những nhà quản trị chuyên nghiệp chịu trách nhiệm. Sản xuất theo nhu cầu của thị trường bằng cách đáp ứng hợp đồng giữa các nhà sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra cần kết hợp với du lịch sinh thái, hay du lịch ngày mùa tại các vùng, các làng nghề, nhằm tạo nên đấu ấn riêng cho sản phẩm.

Doanh nghiệp kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản và du lịch nông thôn phải là lực lượng nông cốt tổ chức lại nền nông nghiệp hàng hóa của đất nước.

Những mô hình sản xuất kể trên là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cơ sở của sự phát triển đối với một nước có mức bình quân diện tích trên nhân khẩu thấp như nước ta.

Ngoài ra để phát triển các cơ sở trồng trọt một cách bền vững, ta cần hiểu rõ và giả quyết tốt các tiêu chí như: Sản xuất ngày càng đa dạng cả về cơ

cấu sản phẩm và loại hình tổ chức. Hiện nay sản xuất theo hình thức nông hộ

nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các tổ chức sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên hệ thống sản xuất quy mô đang hình thành trong chăn nuôi và sản xuất lúa. Xu thế đa dạng hóa tổ chức sản xuất cũng phát triển, song song với hình thức truyền thống dựa trên nguyên tắc liên kết kinh tế tự nguyện giữa các bên

cùng có lợi. Những năm gần đây hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản đang phát triển, gắn kết nông dân sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến và thương mại. Bên cạnh đó nhân rộng xây dựng cánh đồng mẫu lớn áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Thúc đẩy hình thành, phát triển kinh tế nông trại, vùng sản xuất,… tạo ra một nền kinh tế nông trại không chỉ lớn về qui mô mà còn về quản trị, làm cơ sở cho liên kết nông dân thành hợp tác xã, hiệp hội, liên kết nông dân và doanh nghiệp. Quy hoạch tạo vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô sản xuất nông trại, có chính sách tích tụ ruộng đất, hạ tầng, quản trị nông nghiệp…. Hình thành các hiệp hội các chủ nông trại qui mô lớn trong vùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh quảng ngãi (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)