7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
Ngành du lịch không những là một ngành kinh tế mà còn là tiếng nói của một dân tộc. “Con người” là nhân tố then chốt và cơ bản của định vị thương hiệu du lịch TP.HCM.
Nụ cười và sự thân thiện được nhân rộng thành những chương trình truyền thông tiếp thị cộng đồng làm điểm nhất thường xuyên, kết hợp với một số biện pháp quản lý thiết thực nhất để bảo đảm giá trị tối thiều (vệ sinh công cộng, an toàn cho du khách…).
Nâng cao trình độ chuyên môn và chuẩn mực cho từng nhóm đối tượng trực tiếp: tiêu chuẩn ngôn ngữ và kiến thức của các hướng dẫn viên; các nhóm tiếp thị đặc nhiệm quảng bá theo từng Sự kiện.
Xây dựng các hiệp hội về phát triển du lịch như: hiệp hội khách sạn, hiệp hội lữ hành, hiệp hội doanh doanh nghiệp du lịch; công đồng dân cư khu phố du lịch, cảnh sát bảo vệ du lịch, cộng đồng khu chợ du lịch... Xây dựng và hỗ trợ các nhóm định hướng hỗ trợ du lịch như sinh viên ngoại ngữ chẳng hạn. Bổ sung thêm chuẩn “khu phố du lịch” bên cạnh các “khu phố văn hoá” ở trung tâm du lịch.
Đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành kết hộp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên, để vừa có điều kiện học lý thuyết vức có điều kiện thực hành thực tế. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chuyên đề cụ thể về khách sạn dành cho đội ngũ quản lý các khách sạn vừa và nhỏ, đội ngũ nhân viên buồng, bếp, tiếp tân, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức văn hóa, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ bảo vệ du khách và lớp nâng cao về quản lý khách sạn dành cho khách sạn từ 2 sao trở lên.
Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ tổ chức các lớp huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành.