Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịc hở thành

Một phần của tài liệu khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố hồ chí minh (Trang 68)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịc hở thành

2.3.2.1. Thực trạng du khách

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, số khách du lịch đến Thành phố ngày càng tăng, trong đó khách du lịch quốc tế và nội địa đều tăng.

Tổng số khách du lịch đến TP.HCM tăng 77% trong vòng 6 năm và tương đối ổn định. Thành phố vẫn luôn cố gắng xây dựng địa phương thành một điểm đến hấp dẫn , thân thiện và an toàn có đẳng cấp trong khu vực.

Bảng 2.6: Lượng khách du lịch đến TP.HCM giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị: nghìn lượt người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khách nội địa 3.500 4.025 4.600 5.290 6.000 6.900 Khách quốc tế 2.350 2.700 2.800 2.600 3.100 3.500 Tổng 5.850 6.725 7.400 7.890 9.100 10.400

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Khách quốc tế:

Lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2011, với tốc độ trung bình 10,3%/năm. Riêng trong năm 2009, khách quốc tế đến Thành phố giảm 7% so với năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế nói chung trước đó.

Bảng 2.7: Lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2006 – 2011

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số khách (nghìn lượt) 2.350 2.700 2.800 2.600 3.100 3.500 Tốc độ tăng trưởng (%) +17,5 +14,8 +3,7 -7,0 +20,0 +12,9

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Trong giai đoạn 2006 - 2011, lượng khách quốc tế đến TP.HCM chiếm hơn 1/2 số khách quốc tế đến nước ta.

Trong giai đoạn 2006 - 2011, tỷ trọng khách quốc tế đến TP.HCM so với cả nước không ổn định và gần đây có xu hướng giảm vì các sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhìn chung còn ít và đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm du lịch dựa trên những tài nguyên sẵn có. Trên thực tế, có nhiều di tích lịch sử ở Thành phố không có du khách ghé thăm, trong khi các địa phương khác lại có các di sản văn hóa thế giới hấp dẫn du khách. Vì vậy, việc chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch mới và phát huy thế mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật Thành phố sẽ tạo được sức hút đối với du khách.

Khách quốc tế đến TP.HCM phân loại theo phương tiện giao thông cho thấy khách chủ yếu đến bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ. Trong đó, khách đến bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng cao nhất.

Bảng 2.8:Lượng khách quốc tế đến TP.HCM phân theo phương tiện giao thông giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị: nghìn lượt khách

Năm Tổng số khách Đường hàng không Đường biển Đường bộ

2006 2.350 1.858 20 472 2007 2.700 2.100 50 550 2008 2.800 2.130 22 648 2009 2.600 1.800 130 670 2010 3.100 2.500 100 500 2011 3.500 2.650 32 818

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Khách quốc tế đến TP.HCM nói riêng, đến Việt Nam nói chung hầu hết đều chọn sân bay Tân Sơn Nhất là điểm dừng đầu tiên.

Khách quốc tế đến TP.HCM qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu là khách từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp và Canada. Giai đoạn 2006 – 2011, lượng khách quốc tế của 10 thị trường dẫn đầu đều có xu hướng tăng lên. Trong đó, Hoa Kỳ vẫn luôn dẫn đầu top và so với quốc gia có du khách đến TP.HCM đứng thứ 10 trong top thì khách từ Hoa Kỳ cao hơn gấp 4,5 lần (năm 2010).

Dưới đây là Top 10 thị trường khách quốc tế đế TP.HCM bằng đường không giai đoạn 2006 – 2011.

Bảng 2.9:Top 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM bằng đường hàng không, giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị: lượt khách STT Quốc tịch Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 1 Hoa Kỳ 337.122 333.578 330.000 358.589 329.601 314.564 2 Nhật Bản 240.563 248.473 210.000 253.000 267.995 257.910 3 Đài Loan 220.000 210.160 200.000 226.775 224.033 202.307 4 Hàn Quốc 200.000 192.024 175.000 205.587 190.498 159.061 5 Úc 183.259 197.153 174.000 184.921 168.359 132.416 6 Trung Quốc 171.000 162.984 140.000 148.816 125.753 75.839 7 Singapore 110.378 123.486 104.000 115.608 97.338 70.188 8 Malaysia 126.490 148.971 112.000 107.498 80.187 63.180 9 Pháp 93.092 95.648 93.000 98.609 81.465 68.832 10 Canada 68.200 75.000 60.000 65.992 58.008 50.482

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM

Trung bình mỗi năm TP.HCM đều đón khách du lịch đến từ hơn 200 quốc gia trên thế giới, điều này khẳng định TP.HCM luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Trong tổng số khách đến từ thị trường quốc tế có thể chia theo khu vực như sau:

Qua bảng top 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM và biểu đồ khách quốc tế theo khu vực cho thấy du khách quốc tế đến Thành phố đa số từ những nước có nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó du khách các nước trong khu vực đến Thành phố còn hạn chế về số lượng và khách đến từ châu Âu cũng chỉ chiếm 18% là một tỷ lệ quá thấp, bởi đây là thị trường du khách chủ động của du lịch quốc tế.

Cũng trong năm 2009, mục đích của khách quốc tế đến TP.HCM không hoàn toàn vì mục đích du lịch.

Khách du lịch nội địa đến TP.HCM tăng nhanh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số khách đến Thành phố. Giai đoạn 2006 – 2011, số khách nội địa tăng từ 3,5 triệu lượt khách lên 6,9 triệu lượt khách, tăng trung bình 16,2%. Số khách nội địa tăng khá đều qua mỗi năm, điều đó cho thấy ngành du lịch Thành phố phát triển khá ổn định mặc dù những năm gần đây nền kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến phức tạp, chỉ số lạm phát tăng cao, nhưng dường như điều đó không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu đi du lịch của người dân.

Với nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú và phân bố rộng khắp trên địa bàn, có thể kết luận rằng, khách du lịch nói chung và khách du lịch văn hóa nói riêng đến TP.HCM ngày một tăng nhanh, trong đó khách nội địa luôn cao hơn khoảng 2 lần số lượng khách quốc tế.

Nguồn khách nội địa đến TP.HCM gồm khách từ các tỉnh đến tham quan và lưu trú tại Thành phố và khách tại TP.HCM. Khách nội địa đến đây với mục đích tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, thương mại và vui chơi giải trí,…

Những nơi đón khách du lịch nội địa và quốc tế chủ yếu là Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Khu du lịch Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Địa đạo Củ Chi, các viện bảo tàng, các di tích kiến trúc… Khách du lịch tập trung đông vào các ngày lễ hoặc nghỉ là chủ yếu. Tại Khu du lịch Suối Tiên, vào dịp 30/4, số khách đến tham quan, vui chơi trong tháng có thể lên tới 242.000 lượt (4/2011), trong đó khách nước ngoài là 190.000 lượt khách. Với thực trạng du khách như thế, việc khai thác giá trị nhân văn từ các di tích, các bảo tàng và các điểm văn hóa trên địa bàn Thành phố sẽ ngày càng thu hút du khách đến với TP.HCM nhiều hơn.

2.3.2.2. Thực trạng doanh thu

TP.HCM đang trên đà đẩy mạnh phát triển du lịch. Năm 2011, Thành phố đóng góp hơn 20% vào GDP của cả nước, riêng ngành du lịch chiếm 43,7% tổng doanh thu du lịch của cả nước.

Từ năm 2006 đến 2011, doanh thu du lịch của cả nước tăng từ 36 nghìn tỷ đồng lên 130 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần. Trong đó doanh thu du lịch của TP.HCM cũng tăng tương ứng từ 16,2 nghìn tỷ đồng lên 56,842 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần. Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu về doanh thu du lịch và chiếm tỷ

lệ cao trong tổng doanh thu du lịch của cả nước, vượt xa cả các tỉnh, thành phố du lịch khác như Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng,… Trong giai đoạn 2006 – 2011, có năm 2009 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, song du lịch TPHCM vẫn giữ được doanh thu đáng kể và chiếm 56,3% tổng doanh thu du lịch của cả nước.

Bảng 2.10:So sánh doanh thu du lịch của TP.HCM và Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Việt Nam TP. Hồ Chí Minh Tỉ trọng (%)

2006 36.000 16.200 45 2007 56.000 24.000 42,8 2008 60.000 31.000 51,6 2009 68.000 38.000 56,3 2010 95.000 49.528 52,1 2011 130.000 56.842 43,7

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Doanh thu du lịch tăng bình quân 26%/năm và khá ổn định trong thời gian qua. Doanh thu du lịch được tính gồm doanh thu từ các nhà hàng, khách sạn và từ khu vực lữ hành.

Bảng 2.11:Doanh thu du lịch TP.HCM giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2005 2008 2009 2010 2011

Tổng 15.135 32.986 37.789 49.528 56.842

Khách sạn – nhà hàng 12.000 27.177 31.399 40.014 46.168

Du lịch 3.135 5.809 6.390 9.514 10.674

Như vậy, trong doanh thu du lịch nói chung, hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn và các hoạt động vui chơi giải trí mang lại doanh thu nhiều hơn là từ mảng du lịch tham quan. Theo điều tra thực tế trong 150 du khách thì đa số cho rằng giá cả du lịch và dịch vụ tại TP.HCM là không cao, chỉ tương đương hoặc thấp

hơn với các thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù doanh thu từ du lịch của Thành phố đạt cao nhất cả nước, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy, Thành phố cần đầu tư hơn nữa cho phát triển mảng du lịch văn hóa, xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn du khách, đặc biệt là các chương trình tham quan mang tính truyền thống văn hóa Việt Nam và có khả năng phát triển lâu dài.

2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch của Thành phố phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch, Thành phố đã tận dụng triệt để lợi thế của các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, các hang hàng không và đa

dạng hóa các loại hình tuyên truyền thông qua ấn phẩm, hệ thống báo chí, internet, màn hình chạm…

Bảng 2.12:Số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2006-2011

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số CSLTDL 801 948 1.166 1.350 1.414 1.500 Số phòng 20.892 23.940 27.815 31.519 32.941 35.000 Số KS 1 - 5 sao 171 289 403 622 709 854

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Từ năm 2006 đến 2011, số cơ sở lưu trú du lịch tăng 1,9 lần, từ 801 cơ sở lên 1.500 cơ sở, số phòng tăng 1,7 lần từ 20.982 phòng lên 35.000 phòng. Đến cuối năm 2011, trên toàn Thành phố có 60 khách sạn từ 3 - 5 sao với tổng số 8.599 phòng. Cùng với Hà Nội, TP.HCM có hệ thống khách sạn vào loại nhiều và tốt nhất cả nước, khả năng cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực không ngừng

được nâng cao, góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách không chỉ về lưu trú, mà cả về ăn uống, hội họp cũng như các dịch vụ về sức khỏe, vui chơi, giải trí.

Hệ thống nhà hàng khách sạn không ngừng tăng lên qua các năm. Giai đoạn 2005 – 2011, số nhà hàng, khách sạn tăng 1,8 lần, từ 33.138 cơ sở lên 58.532 cơ sở.

Năm 2011, 5 khách sạn hàng đầu được tôn vinh là Majestic, Park Hyatt, Caravelle, Rex và Renmaissance Riverside Sài Gòn. Theo khảo sát thực tế, đa số du khách chọn lưu trú ở các khách sạn từ 2 – 4 sao. Giá thuê phòng trung bình của khách sạn 3 sao là 52,3 USD/đêm; của khách sạn 4 sao là 106,7 USD/đêm. Du khách khá hài lòng với chất lượng dịch vụ tại TP.HCM.

Bảng 2.13: Mức độ hài lòng của du khách về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn TP.HCM

Đơn vị: % Mức độ Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Tổng Cơ sở lưu trú 2,6 6,0 20,6 44,7 26,1 100,0 Nhà hàng 0,8 1,6 17,3 46,7 33,6 100,0 Vận chuyển 1,6 8,7 32,0 36,0 21,7 100,0 Điểm tham quan 0,8 0,8 18,7 42,0 37,7 100,0 Điểm vui chơi, giải trí 0,8 0,8 19,3 46,7 32,4 100,0 Điểm mua sắm 0,8 2,6 15,3 42,7 38,6 100,0

Nguồn: Khảo sát của tác giả và nhóm sinh viên trường ĐH HUTECH, 2012

Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại phục vụ cho phát triển du lịch của TP.HCM khá hoàn thiện, hiện đại và khả năng đáp ứng cao. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn còn chưa có tính cạnh tranh cao, đặc biệt là tính cạnh tranh quốc tế.

2.3.2.4. Các điểm/khu và tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được bình chọn là điểm tham quan hấp dẫn nhất tại Lễ Tôn vinh Thương hiệu Du lịch TP.HCM năm 2011, cũng là một trong mười điểm tham quan tiêu biểu nhất dành cho du khách nội địa tại TP.HCM.

Bảng 2.14: 10 điểm tham quan tiêu biểu nhất ở TP.HCM dành cho du khách

STT Tên điểm tham quan Địa chỉ

1 Dinh Độc Lập 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1

2 Nhà thờ Đức Bà + Bưu điện TP 1 Quảng trường Công xã Paris, Q1

3 Chợ Bến Thành Lê Thánh Tôn, Q1

4 Bến Nhà Rồng 1, Nguyễn Tất Thành, P12, Q4 5 Địa đạo Củ Chi Xã Phú Mỹ Hưng, H. Củ Chi 6 BT Chứng tích chiến tranh 28 Võ Văn Tần, P6, Q3

7 BT Lịch sử 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1

8 Chùa Vĩnh Nghiêm 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3 9 Khu sinh thái Vàm Sát H. Cần Giờ

10 Công viên trước UBND TP Khu trung tâm Q1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM

Trong 10 điểm tham quan tiêu biểu nhất tại Thành phố đã có 9 điểm du lịch văn hóa. Trong đó có nhà thờ Đức Bà, bưu điện Thành phố, chợ Bến Thành, công viên trước UBND Thành phố và chùa Vĩnh Nghiêm là những công trình mặc dù chưa được xếp hạng về di tích hoặc kiến trúc song lại rất thu hút du khách. Khách quốc tế đến TP.HCM họ thích được đến tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, địa đạo Củ Chi, Đinh Độc Lập,…

Du khách du lịch tại TP.HCM cũng không bỏ qua mục đích giải trí trong mỗi chuyến đi. Có lẽ giải trí là một trong những mục đích cơ bản của khách du lịch khi đến các thành phố lớn! Khu du lịch Suối Tiên và Công viên văn hóa Đầm Sen là hai điểm du lịch thu hút số lượng lớn khách du lịch. Mỗi năm, khu du lịch Suối Tiên đón khoảng 4 triệu lượt khách tham quan và Công viên văn hóa Đầm Sen đón khoảng 2,6 triệu lượt khách. Đây là hai điểm giải trí lớn với nhiều trò chơi hiện đại, hấp dẫn du khách nhất là vào những ngày cuối tuần và ngày lễ lớn. Giải trí bằng hình thức xem biểu diễn, xem phim, ca nhạc cũng khá nổi bật ở TP.HCM. Các điểm giải trí hấp dẫn là rạp chiếu phim Megastar, Galaxy, nhà hát Hòa Bình, sân khấu

kịch 5B, sân khấu 126… Tuy nhiên, so sánh với các quốc gia lân cận thì khả năng hấp dẫn du khách bởi các điểm giải trí văn hóa nghệ thuật còn tương đối thấp.

Hằng năm Thành phố cũng tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tạo sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Các sự kiện tiêu biểu là sự kiện đường hoa Nguyễn Huệ, hội Hoa xuân, Tết Nguyên đán, lễ hội Trái cây Nam Bộ, Ngày hội Du lịch Thành phố, Liên hoan ẩm thực “Món ngon các nước”,… đã thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống vẫn được duy trì hằng năm, trong đó các lễ hội được du khách chú ý là lễ hội Nghing Ông ở

Một phần của tài liệu khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố hồ chí minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)