Định hướng khái thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP.HCM

Một phần của tài liệu khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố hồ chí minh (Trang 88)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hướng khái thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP.HCM

3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng

3.1.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của quốc gia

Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”có đề cập đến một số quan điểm sau:

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch. Nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch phải giữ gìn được truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và nhân phẩm con người Việt Nam.

- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và yếu tố văn hóa dân tộc, tăng cường liên kết phát triển du lịch.

3.1.1.2. Định hướng chung về phát triển du lịch của TP. Hồ Chí Minh

Cùng với quan điểm phát triển chung của du lịch cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TP.HCM phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả kinh tế - xã hội cao, theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Một số quan điểm cụ thể như sau:

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

- Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng văn hóa trong hoạt động du lịch.

Mục tiêu chung của ngành Du lịch Thành phố là trong giai đoạn 2010 – 2020, phấn đấu tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân đạt 12%/năm, tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa bình quân đạt 15%/năm.

3.1.1.3. Kết quả đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TP. Hồ Chí Minh

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy, TP.HCM là một thành phố có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú và phân bố tương đối tập trung thành những cụm, điểm tài nguyên có tiềm năng phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn tuy đã được xác định là thế mạnh, là nền tảng và lợi thế để phát triển du lịch văn hóa, song thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố chưa tương xứng so với tiềm năng. Nhiều điểm tài nguyên có giá trị vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư khai thác hoặc chưa khai thác hiệu quả, thậm chí có những điểm chưa khai thác hoặc đang trong quá trình khai thác đã bị xuống cấp nghiêm trọng, làm giảm giá trị của các tài nguyên.

3.1.2. Đề xuất định hướng khai thác tài nguyên nhân văn phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020 du lịch TP.HCM đến năm 2020

3.1.2.1. Định hướng về sản phẩm du lịch

Trong thời gian tới, ngành Du lịch Thành phố tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm cũ, cải thiện và xây dựng một số sản phẩm du lịch mới trên nền những sản phẩm du lịch đã có và các tài nguyên nhân văn, tạo sự khác biệt so với các địa phương khác. Thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tập trung vào các sản phẩm sau:

- Sản phẩm du lịch tham quan: Thành phố có thế mạnh về các sản phẩm văn hóa, các di sản, di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng. Các điểm tham quan có sức thu hút cao là Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bến Nhà Rồng, các công trình kiến trúc đương thời như: Bưu điện Thành phố, Nhà hát, Nhà thờ Đức Bà, UBND Thành phố, chùa Vĩnh nghiêm, chùa Giác Lâm,….

- Sản phẩm du lịch ẩm thực: Thành phố là nơi hội tụ các món ăn của ba miền và ẩm thực các nước phương Đông lẫn phương Tây. Do đó, ngoài việc khuyến khích đầu tư các nhà hàng bên trong và bên ngoài khách sạn như hiện nay, thì cần đầu tư xây dựng nhiều nhà hàng có sức chứa lớn từ 1.000 – 5.000 chỗ ngồi cho khách du lịch kết hợp với các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ du khách.

Tổ chức thường xuyên các lễ hội ẩm thực như: Lễ hội Bia, lễ hội Rượu vang, lễ hội “Món ngon các nước”,… vừa thu hút khách du lịch vừa góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Gần đây, du khách nước ngoài còn có xu hướng học tập, nghiên cứu vể các món ăn dân tộc Việt . Vì vậy các công ty lữ hành cần kết hợp tuyên truyền quảng bá sản phẩm này trong mỗi tour du lịch.

- Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí: Khu du lịch Suối Tiên và Công viên Văn hóa Đầm Sen là hai khu vui chơi giải trí đang thu hút đông đảo số lượng lớn du khách trong những năm qua, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần và dịp lễ tết. Nhưng sức thu hút du khách quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, trong những năm tới cần đặc biệt quan tâm và đầu tư mạnh mẽ đến sản phẩm du lịch này.

Cần xây dựng thêm khu vui chơi giải trí hiện đại, các nhà hát nghệ thuật hiện đại có quy mô lớn để trình diễn chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Thúc đẩy nhanh việc đầu tư công viên văn hóa lịch sử dân tộc, quy hoạch các khu phố đi bộ, đa dạng hơn nữa các khu phố chợ đêm quận 1, quận 5, quận 10…, hoàn thiện sản phẩm khu phố Tây ở Phạm Ngũ Lão, khu phố Nhật đường Lê thánh Tôn, khu phố Hàn ở đường Phạm Văn Hai (Tân Bình),… để hoàn thiện hơn hệ thống vui chơi, giải trí của Thành phố trong giai đoạn tới.

- Sản phẩm du lịch các sự kiện và lễ hội: so với các tỉnh, thành phố khác, TP.HCM không có nhiều sự kiện và lễ hội văn hóa cổ truyền, nhưng ngược lại Thành phố lại là nơi tập trung nhiều cư dân địa phương khắp cả nước, có sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Trên cơ sở các sự kiễn và lễ hội biện có, trong định hướng những năm tới sản phẩm du lịch lễ hội và sự kiện tập trung vào một số sự kiện và lễ hội sau:

+ Lễ hội văn hóa du lịch Đất Phương Nam: sẽ trở thành ngày hội định kỳ hằng năm của khách du lịch quốc tế và trong nước, của ngành Du lịch TPHCM và các địa phương khác trong vùng Du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, quy mô tổ chức Lễ hội có thể phát triển với sự tham gia của cả nước và tiến tới mở rộng sang các nước ở khu vực.

+ Lễ hội Trái cây vùng nhiệt đới: dựa trên thành tựu của “Lễ hội Trái cây Nam Bộ”, lễ hội Trái cây vùng nhiệt đới có thể trở thành một sự kiện lớn, là ngày hội giao lưu định kỳ hàng năm của ngành du lịch, du khách, người dân TP.HCM cùng các địa phương bạn trong cả nước và tiến tới mở rộng ra các nước có khí hậu và các sản vật nhiệt đới trên thế giới.

+ Lễ Tết cổ truyền Nguyên Đán: là ngày hội văn hóa truyền thống sẽ trở thành một Lễ hội du lịch quy mô lớn nhất, với các hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân tộc trên đường Lê Lợi, tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ, tổ chức Hội hoa Xuân ở nhiều điểm trong Thành phố cũng như Lễ hội rước bành Tét…

+ Xây dựng Lễ hội Noel – Tết Dương lịch trở thành sự kiện văn hóa – du lịch đặc trưng có khả năng thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế vì đây là thời điểm người dân các nước châu Âu, châu Mỹ tập trung đi nghỉ mùa đông, nghỉ Tết Dương lịch và có xu hướng đi du lịch đến những khu vực nhiệt đới.

+ Xây dựng Lễ hội 30 tháng 4 kết hợp các ngày lễ đầu tháng 5 trở thành “Những ngày hôi hòa bình” nhằm thu hút khối lượng đông đảo nhiều loại đối tượng bao gồm công chúng địa phương, khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.

- Sản phẩm du lịch liên kết với các nước trong Tiểu vùng sông MêKông: dựa trên các tuyến du lịch xuyên Á trong đó có điểm đến là TP.HCM, Thành phố cần có kế hoạch triển khai khu Thảo Cầm Viên mới rộng 400 ha ở huyện Củ Chi để đưa vào sử dụng phục vụ du khách.

Ngoài phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa trên, ngành du lịch Thành phố cũng cần chú trọng phát triển một số sản phẩm khác như: sản phẩm du lịch mua sắm, sản phẩm du lịch chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp,… để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách khi đến Thành phố.

3.1.2.2. Định hướng về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục khai thác hiệu quả tài nguyên nhân văn

Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm giúp sản phẩm du lịch bước đầu đạt những mục tiêu chuẩn chất lượng. Tạo ra hệ thống giao thông thông thoáng, mang đến cho du khách cảm giác dễ chịu và thoải mái khi đi du lịch.

Phối hợp với các địa phương trong vùng phụ cận để định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa và lịch sử.

Thiết lập cơ chế khuyến khích đầu tư đối với các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí và phương tiện phục vụ du lịch.

Về cơ sở hạ tầng:

- Giao thông đường bộ: phát triển mạng lưới giao thông nội đô.

- Đường hàng không: nâng cấp, mở rộng và phát triển hệ thống sân bay cùng với sự tham gia của nhiều hãng hàng không với giá cả hợp lý để thu hút hành khách. - Cảng sông, cảng biển: quy hoạch lại hệ thống cảng, di dời toàn bộ cảng Sài Gòn sang vị trí mới tại Hiệp Phước và Nhà Bè. Bên cạnh đó là việc xây dựng các bến canô, tàu khách phục vụ các tuyến du lịch văn hóa có kết hợp với du lịch đường sông.

- Đường sắt: hiện đại hóa hệ thống thông tin đường sắt và nâng cấp các tuyến đường và phương tiện hiện có, từng bước hoàn chỉnh hệ thống nhà ga hành khách, ga hàng hóa. Theo quy hoạch về giao thông đường sắt của Chính phủ đến năm 2020 sẽ xác lập tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam dài 1.630km (tốc độ từ 200 – 350km/giờ).

- Phương tiện vận tải: Thành phố triển khai nhanh hệ thống vận tải hành khách công cộng, xe chở khách du lịch phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, sạch đẹp và tiện nghi, hiện đại.

- Điện, nước, thông tin liên lạc: từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp và thoát nước phục vụ nhu cầu của du khách và nhân dân trên địa bàn.

- Cảnh quan, cây xanh: việc bảo tồn cảnh quan cây xanh trên địa bàn Thành phố có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển du lịch. Cần xây dựng nhiều mảng xanh trên các đường phố, dọc theo các vỉa hè, xây dựng TP.HCM trở thành một trung tâm vừa phát triển kinh tế vừa là nơi nghỉ mát với những tán cây xanh – tạo nên hình ảnh TP.HCM với một cá tính riêng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật:

- Hệ thống cơ sở lưu trú: nhằm phát huy thế mạnh về dịch vụ lưu trú dựa trên sản phẩm độc đáo, kết hợp hiện đại với bản sắc dân tộc, ngoài việc nâng cao chất lượng của các phòng hiện có, cần tập trung đầu tư xây dựng mới khách sạn lớn từ 3 – 5 sao theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Thành phố. Các khách sạn được xây dựng hướng tới chất lượng dịch vụ và giá cả phù hợp, nhắm vào thị trường du khách thu nhập thấp, trung bình, kể cả khách nội địa.

- Khu phố ẩm thực, khu văn hóa du lịch, khu phố chợ đêm, khu đi bộ: các khu vực trung tâm Thành phố ở các tuyến đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, khu vực đại lộ Lê Lợi có thể tổ chức thành khu phố đi bộ; Khu phố chợ đêm quận 1 và quận 10 cần đa dạng hóa các sản sản phẩm du lịch, đặc biệt là ăn uống và mua sắm.

- Công viên: đối với công viên văn hóa Suối Tiên cần xây dựng những công trình tập trung khai thác nét văn hóa và lịch sử truyền thống dân tộc nhằm tạo cảm giác thích thú cho khách du lịch được trở về với thế giới cổ xưa, đưa con người trở về với truyền thống lịch sử của dân tộc. Đối với công viên văn hóa Đầm Sen, tiếp tục xây dựng và phát triển nhiều loại hình trò chơi đa dạng theo hướng đầu tư xây dựng những công trình hiện đại. Đối với các công viên văn hóa lịch sử dân tộc, phát triển sinh động những sự kiện lịch sử, truyền thuyết, những công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc, có làng văn hóa dân tộc giới thiệu những kiến trúc, lễ hội truyền thống, trò chơi, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có khu vui chơi giải trí phù hợp với sự phát triển phong phú, đa dạng về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của TP.HCM.

- Bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa: cải tạo, nâng cấp các di tích, di sản, đặc biệt tập trung nâng cấp khu di tích lịch sử địa đạo Bến Dược – Củ Chi, bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Bên cạnh đó là tu bổ, nâng cấp các di tích đang có nguy cơ

bị xuống cấp thành những di tích có thể đưa vào phục vụ nghiên cứu và phát triển du lịch.

3.1.2.3. Định hướng về tổ chức quản lí

Củng cố và tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Cần đẩy mạnh phối hợp liên ngành, cải tiến cơ chế chính sách và biện pháp nhằm tạo thông thoáng, thuận tiên cho khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, đảm bảo lộ trình hội nhập du lịch Việt Nam và quốc tế. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong ngành qua việc xác lập các kênh thông ti thường xuyên giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cơ quan quản lý. Đồng thời nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và liên kết giữa TP.HCM với các tỉnh phụ cận trong công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch.

- Trong lĩnh vực lưu trú: tiến hành quy hoạch các cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố; Tạo điều kiện chuyên nghiệp hóa công tác quản lý ở các khách sạn, khuyến khích, thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng quy trình phục vụ hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, các chương trình điều hành, quản lý chất lượng, quản lý môi trường.

- Trong lĩnh vực lữ hành: thực hiện tiêu chuẩn hóa các hoạt động dịch vụ du lịch trong và ngoài nước như hoạt động hướng dẫn viên, vận chuyển; Xem xét các loại hình du lịch có chất lượng ngày một cao như các địa điểm dịch vụ mua sắm, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,...

- Trong lĩnh vực thanh tra – pháp chế: từng bước đưa hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch vào trật tự, tạo môi trường kinh doanh phát triển ổn định, bền vững và có tính chuyên nghiệp cao, hạn chế phát triển kinh doanh tự phát và

Một phần của tài liệu khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố hồ chí minh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)