Các tài nguyên du lịch khác

Một phần của tài liệu khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố hồ chí minh (Trang 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Các tài nguyên du lịch khác

2.2.4.1. Làng nghề truyền thống

Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã TP. HCM, đến năm 2010 toàn Thành phố có 63 làng nghề truyền thống, tập trung ở cả khu vực nội thành, khu vực đô thị hóa và vùng ngoại thành (Phụ lục 4). Các làng nghề tiêu biểu như: làng nghề đan lát Thái Mỹ (huyện Củ Chi), làng nghề nuôi và chế biến cá sấu Sài Gòn (quận 12), làng nghề đồ gỗ gia dụng phường Đông Hưng Thuận (quận 12), làng nghề hoa cây kiểng,… Đặc biệt nhất là làng bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi), làng nghề này hiện có hơn 5.000 lao động tham gia với 1.700 lò bánh tráng và 40 cơ sở bánh tráng xuất khẩu.

Việc tổ chức tốt các tour du lịch đến với làng nghề truyền thống vừa có tác dụng khôi phục và phát triển làng nghề, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch làng nghề mang dấu ấn địa phương rất hấp dẫn du khách. Phát triển du lịch làng nghề góp phần khai thác chiều sâu các giá trị của nguồn tài nguyên nhân văn của Thành phố.

2.2.4.2. Văn hóa nghệ thuật

TP.HCM còn là nơi hội tụ và nuôi dưỡng nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Đến đây, du khách có thể hòa mình trong không gian văn hóa dân gian đặc sắc của nghệ thuật múa rối nước, hát ả đào, hát xẩm, hát bội, nghe nhạc đờn ca tài tử,… hoặc thưởng thức loại hình âm nhạc “mộc” vang lên từ những nhạc cụ truyền thống với những làn điệu dân ca nổi tiếng của nhiều dân tộc. Đó là điều mà không phải một thành phố lớn nào trên thế giới cũng có được.

Theo một số tài liệu ghi chép, đây là loại hình nghệ thuật xuất xứ từ nhạc cung đình Huế. Đờn ca tài tử được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XXI, bài bản dựa trên các bài có sẵn của ca nhạc Huế rồi cải biên, sáng tạo ra nhiều loại bài bản mang âm hưởng quê hương, giới chơi nhạc chọn ra 20 bài bản tiêu biểu cho bốn hơi điệu gồm sáu bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), bảy bài Hạ (dung trong tế lễ, trang nghiêm), ba bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và bốn bài Oán (diễn tả cảnh sầu não, đau buồn). Nhạc cụ gồm đờn kìm, đờn tranh, đờn cò, đờn tỳ bà, đờn tam (hoặc đờn sến, đờn độc huyền). Sau này có thêm cây đờn guitar, violon được cải biên đưa vào trong nhạc tài tử. Nghe âm hưởng nhạc đờn ca tài tử, du khách có thể cảm nhận dược không khí yên bình của vùng đất Nam Bộ khó có thể xen lẫn với nơi khác ngay giữa lòng thành phố náo nhiệt.

Múa rối nước:

Múa rối nước là một loại hình văn hóa truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam gồm có múa rối cạn và múa rối nước. Múa rối cạn có nhiều thể loại khác nhau như: rối tay, rối que, rối dây, rối bóng, rối mặt nạ, rối nhà mồ, rối lốt... phần lớn các tích trò thường sử dụng các làn điệu chèo, ca trù, tuồng, nhạc cung đình...

Đặc biệt trong sự đa dạng, phong phú của nghệ thuật múa rối thế giới, Việt Nam là nước duy nhất có múa rối nước - "độc nhất vô nhị". Múa rối nước đã góp phần làm giàu thêm vốn nghệ thuật truyền thống và là niềm tự hào của văn hóa dân tộc.

Múa rối nước là một trong những loại hình sân khấu tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam - thể hiện trí tuệ và sự thông minh, sức sáng tạo của con người Việt Nam. Trong xã hội hiện đại ngày nay, múa rối nước không còn quá xa lạ với quảng đại quần chúng trong nước và trên thế giới. Có lẽ thời gian là một trong những nhân tố giúp múa rối nước định hình, khẳng định và phát triển, được xếp hạng là một trong những loại hình nghệ thuật có giá trị cao, mang tính truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam.

Múa rối nước thực sự đã gây tiếng vang và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sự hiểu biết và uy tín cho nền văn hóa dân gian - dân tộc Việt Nam. Phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, múa rối nước Việt Nam trong những năm gần đây, không chỉ dừng lại ở vốn cổ, những người yêu nghệ thuật múa rối đã và đang nghiên cứu, đổi mới phương thức dàn dựng và nội dung, phong phú hơn, đa dạng hơn cho nghệ thuật múa rối và không kém phần thu hút đặc biệt đối với du khách nước ngoài. TPHCM có nhiều sân khấu để trình diễn loại hình nghệ thuật này đến du khách nước ngoài.

Văn hóa dân tộc:

Bên cạnh người Kinh, TP. HCM còn là địa bàn cộng cư của cộng đồng người Hoa, người Chăm và người Khmer. Hiện nay, Thành phố cũng là nơi có số dân nhập cư khá lớn từ nhiều địa phương trên cả nước. Điều đó đã tạo nên những sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, góp phần tạo nên tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch trên địa bàn.

2.2.4.3. Ẩm thực

TP. HCM cũng là một trong những trung tâm văn hóa ẩm thực lớn của cả nước. Đây là nơi hội tụ các món ăn đặc sản rất đa dạng và đặc sắc của ba miền Bắc - Trung - Nam. Bên cạnh đó còn có nhiều món ăn hiện đại của cả phương Đông và phương Tây.

Đến Quận 1, Quận 3 hay khu vực Chợ Lớn, du khách đều có thể thưởng thức các món ăn ba miền như phở hay bún chả Hà Nội, bún bò Huế, mì Quảng, hủ tiếu Nam Vang, đặc sản Trảng Bàng, bánh xèo Nam Bộ hay bò tơ Củ Chi,… Du khách cũng có thể thưởng thức món ăn của các nước như cơm gà hay mì vịt tiềm của người Hoa, sushi hay sashimi của người Nhật, cà ri Ấn Độ, xúc xích Đức, caviar Pháp hay Nga,…

Sự hội tụ các nét văn hóa của dân tộc cả về nghệ thuật lẫn ẩm thực sẽ góp phần không nhỏ trong việc phục vụ phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh ở hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố hồ chí minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)