7. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịc hở TP.HCM
Ngành du lịch TP.HCM trong những năm đổi mới đã nhanh chóng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, góp phần ngày càng quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực.
Theo Báo cáo tổng kết của Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao TP.HCM, trong giai đoạn 2006 – 2011, lượng khách quốc tế đến Thành phố tăng bình quân 15%/năm. Riêng năm 2011, lượng khách quốc tế đến Thành phố là 3,5 triệu người, chiếm 58,3% của cả nước. Có 10 thị trường khách hàng đầu (bằng đường hàng không) theo thứ tự giảm dần là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp và Canada. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch nội địa đến thành phố cũng tăng 20 đến 30% hằng năm, ngay cả trong thời kỳ chịu tác động của suy thoái kinh tế.
Năm 2011, doanh thu toàn ngành du lịch đạt 56.842 tỷ đồng, chiếm 43,7% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp khoảng 5,5% tổng GDP của Thành phố.
Cơ sở hạ tầng của du lịch Thành phố phát triển nhanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Số khách sạn được xếp hạng sao hằng năm tăng đều qua các năm. Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn Thành phố có 1.461 cơ sở lưu trú du lịch với 34.091 phòng đã được phận loại, xếp hạng.
Số doanh nghiệp lữ hành cũng tăng mạnh. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thành phố luôn chiếm từ 60 – 70% trong danh sách Top 10 doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của cả nước. Trong đó, các doanh nghiệp tiêu biểu nhất là Saigontourist, Viettravel, Benthanhtourist,…
Nhìn chung, trong thời gian qua ngành du lịch Thành phố đã thực hiện tốt việc kinh doanh du lịch cùng các chương trình kích cầu du lịch. Công tác quy hoạch, đầu tư để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng được chú trọng và có nhiều nét mới, hấp dẫn du khách. Trong năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM và Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch tiếp tục hoàn chỉnh Đề cương quy hoạch phát triển du lịch TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 cùng với những dự án đầu tư cho xây dựng và phát triển du lịch Thành phố trong giai đoạn tới. Bên cạnh việc phát huy các thế mạnh tại chỗ, ngành du lịch của Thành phố cũng không ngừng mở rộng, liên kết, hợp tác để phát triển du lịch với các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkong và các điểm đến trên thế giới, đưa du lịch Thành phố tiến xa hơn trong tương lai.
2.3.2. Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh