7. Cấu trúc luận văn
3.2. Các giải pháp chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
3.2.1. Giải pháp về sản phẩm du lịch
Dựa trên định hướng chung về phát triển sản phẩm du lịch, các nhà quản lý, nhà đầu tư, cần thiết phải đánh giá một cách toàn diện và hệ thống tài nguyên môi trường du lịch nhân văn tại TP.HCM. Các điểm du lịch văn hóa phải được quy hoạch một cách hợp lý đảm bảo đúng bản chất văn hóa, nâng cao và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, có tác động tích cực đến đời sống của người dân địa phương.
Cần có sự hợp tác, tham vấn của các cơ quan quản lý và tư vấn Thành phố đối với những chương trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa ở những nơi nhạy cảm trong môi trường văn hóa của Thành phố.
Vận động sự hợp tác đồng bộ của các cơ quan quản lý ở từng điểm, từng loại hình hoạt động văn hóa của Thành phố.
Đẩy mạnh sự kết hợp, gắn kết giữa các bảo tàng và di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố, liên kết giữa các loại hình du lịch văn hóa với các loại hình du lịch khác để phát huy mối quan hệ, phối hợp lẫn nhau để tạo nên sự phong phú, giữ chân du khách.
Các bảo tàng, các di tích cần phối hợp với các công ty lữ hành đào tạo lực lượng hướng dẫn viên, xây dựng các tour du lịch tại bảo tàng, di tích, Thành phố có chính sách khuyến khích các công ty du lịch để xây dựng nguồn nhân lực và tour du lịch phù hợp.
Đầu tư đưa vào khai thác các làng nghề thủ công có giá trị du lịch xen vào các tour nhằm tạo sự đa dạng trong mỗi chuyến đi của du khách. Các chương trình du lịch thiết kế đa dạng, tránh sự trùng lắp. Hiện nay 63 làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn còn chưa được đưa vào khai thác phát triển du lịch. Theo dự kiến, trong khoảng 10 năm tới, Thành phố cố gắng sẽ đưa 1/3 số làng nghề vào phát triển du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình nâng cao và chuẩn hóa chất lượng dịch vụ du lịch “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” theo hướng mở rộng tiêu thức và thu hẹp số lượng của mỗi tiêu thức (Top 5 thay cho Top 10 của mỗi tiêu thức).
Xúc tiến và đưa vào phục vụ khách du lịch một số chương trình nghệ thuật tiêu biểu, giới thiệu được bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tư trọng điểm xây dựng sân khấu có quy mô lớn đặc biệt phục vụ du khách, có sử dụng công nghệ 3D trong chương trình nghệ thuật tái hiện lịch sử dân tộc.
Tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giảm giá tour nội địa thông qua giảm giá vé máy bay; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn giảm giá đặc biệt từ 10 – 30% cho khách đi theo đoàn, vào mùa thấp điểm.
Mở rộng phát triển du lịch đường sông kết hợp với tham quan các di tích lịch sử văn hóa: Các tour du lịch đường sông hướng Cần Giờ kết hợp tham quan di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ, căn cứ Rừng Sác; tour đường sông Sài Gòn – Củ Chi kết
hợp tham quan địa đạo, khu Một thoáng Việt Nam và tour dọc sông Sài Gòn tham quan Bến Nhà Rồng, thưởng thức nghệ thuật ca hát văn hóa Việt;…
3.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật
Phối hợp trong xây dựng và thực hiện trong quy hoạch phát triển các ngành lien quan, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phát triển du lịch.
- Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng:
Nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch. Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch.
Phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại. Cải thiện các không gian công công có cảnh quan, môi trường văn minh, an toàn, tiện lợi.
Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch.
- Đối với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao và địa bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt mục tiêu về số lượng, từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Phát triển các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp với nhu cầu của du khách. Tập trung phát triển các khách sạn thương mại cao cấp, các trung tâm thương mại, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế kết hợp với nghỉ dưỡng.
Hiện đại hóa các hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiện nghi hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, bar và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các dịch vụ khác… với chất lượng phục vụ cao.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ khai thác các giá trị tài nguyên nhân văn vào phát triển du lịch. Chuẩn hóa hệ thống phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch, đảm bảo chất lượng, có sự quản lý theo hệ thống.
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lí và quy hoạch phát triển du lịch
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần phổ biến, hướng dẫn pháp luật về du lịch cho Phòng Văn hóa Thông tin và các doanh nghiệp của các quận, huyện. Tăng cường làm việc với doanh nghiệp lữ hành và thẩm định hồ sơ doanh nghiệp lữ hành quốc tế, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Văn hóa Thông tin các quận, huyện tổ chức tốt công tác hậu kiểm. Tăng cường công tác quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diên doanh nghiệp các tỉnh thành, nước ngoài trên địa bàn thành phố, tiến hành cấp mới, đổi giấy phép cho các văn phòng đại diện doanh nghiệp nước ngoài về du lịch.
Bên cạnh đó, Sở cũng tập trung hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận đạt tiêu chuẩn trước đây đầu tư, nâng cấp lên hạng sao, xếp hạng sao cho các khách sạn đủ tiêu chuẩn.
Đối với các điểm di tích lịch sử - văn hóa đang khai thác du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có công tác tổ chức kiểm tra định kỳ tình hình phát triển du lịch tại từng điểm di tích, đảm bảo việc phát triển du lịch không làm xuống cấp các giá trị của di tích. Đối với các di tích chưa được công nhận và xếp hạng, hằng năm Sở cũng cần lập hồ sơ trình Thành phố để được xếp hạng nhằm giữ gìn giá trị văn hóa của các di tích.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ban ngành và các doanh nghiệp lữ hành có sự phối hợp chặt chẽ trong xây dựng các chương trình tour, trong quy hoạch phát triển du lịch. Hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn Thành phố còn các di tích, các làng nghề, các lễ hội chưa được đưa vào khai thác, đây vẫn là một tiềm năng lớn cho du lịch của Thành phố. Vì vậy bên cạnh việc quy hoạch xây dựng và mở rộng các khu di tích lịch sử, khu du lịch hiện đại thì việc quy hoạch xây dựng các điểm văn hóa dựa trên các tài nguyên đó là việc làm cần thiết trong phát triển du lịch nói chung.
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
Ngành du lịch không những là một ngành kinh tế mà còn là tiếng nói của một dân tộc. “Con người” là nhân tố then chốt và cơ bản của định vị thương hiệu du lịch TP.HCM.
Nụ cười và sự thân thiện được nhân rộng thành những chương trình truyền thông tiếp thị cộng đồng làm điểm nhất thường xuyên, kết hợp với một số biện pháp quản lý thiết thực nhất để bảo đảm giá trị tối thiều (vệ sinh công cộng, an toàn cho du khách…).
Nâng cao trình độ chuyên môn và chuẩn mực cho từng nhóm đối tượng trực tiếp: tiêu chuẩn ngôn ngữ và kiến thức của các hướng dẫn viên; các nhóm tiếp thị đặc nhiệm quảng bá theo từng Sự kiện.
Xây dựng các hiệp hội về phát triển du lịch như: hiệp hội khách sạn, hiệp hội lữ hành, hiệp hội doanh doanh nghiệp du lịch; công đồng dân cư khu phố du lịch, cảnh sát bảo vệ du lịch, cộng đồng khu chợ du lịch... Xây dựng và hỗ trợ các nhóm định hướng hỗ trợ du lịch như sinh viên ngoại ngữ chẳng hạn. Bổ sung thêm chuẩn “khu phố du lịch” bên cạnh các “khu phố văn hoá” ở trung tâm du lịch.
Đối với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành kết hộp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên, để vừa có điều kiện học lý thuyết vức có điều kiện thực hành thực tế. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày chuyên đề cụ thể về khách sạn dành cho đội ngũ quản lý các khách sạn vừa và nhỏ, đội ngũ nhân viên buồng, bếp, tiếp tân, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức văn hóa, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ bảo vệ du khách và lớp nâng cao về quản lý khách sạn dành cho khách sạn từ 2 sao trở lên.
Tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ tổ chức các lớp huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành.
3.2.5. Giải pháp về thị trường
Để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng thị trường du lịch trọng điểm, Thành phố cần làm tốt công tác quảng bá và xúc tiến du lịch.
Cần thiết lập một hệ thống đặt phòng từ xa, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, giới thiệu về các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch tới TPHCM.
Xây dựng những trung tâm giao lưu văn hóa tại TP.HCM hay tại nước ngoài theo kiểu văn phòng thương mại và dịch vụ. Khai thác tất cả các đơn vị kinh doanh của người Việt tại nước ngoài, gồm tất cả đại sứ quán Việt Nam để những nơi này trở thành trung Tâm giới thiệu, quảng bá về hình ảnh Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, cần:
Tăng ngân sách để đầu tư các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá du lịch, chú ý đến hình thức bài trí hình ảnh, chất liệu đẹp, bắt mắt, lời lẽ giới thiệu ấn tượng nhưng đảm bảo chân thật. Sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau để du khách dễ dàng tiếp cận thông tin. Có thể quảng bá thông tin qua các ấn phẩm, website, E – mail, CD – ROM, báo chí, tạp chí du lịch…
Đầu tư tổ chức các lễ hôi, sự kiện đặc sắc nhằm thu hút khách du lịch trên cơ sở các sự kiện, lễ hội đang có. Phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng hơn, mở rộng thêm các trung tâm mua sắm. Phát triển hiên đại hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ nhu cầu của du khách.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với các hãng hàng không giảm giá vé máy bay, các công ty lữ hành giảm giá tour, đặc biệt trong những ngày lễ, tết nhằm thu hút du khách đến với TP.HCM.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tốt các lễ hội, sự kiện văn hóa hướng đến thị trường du khách quốc tế, đặc biệt là thị trường du khách Trung Quốc, Nhật Bản, hàn Quốc, các nước châu Âu, Mỹ,… Thành phố tham gia một số sự kiện du lịch quốc tế như Diễn đàn Du lịch ASEAN (AFT), Hội chợ Du lịch châu Á (ITE), Hội chợ du lịch quốc tế (MATKA) đẩy mạnh hoạt động quảng bá trong tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố lớn châu Á – Thái Bình Dương (TPO)…
Tổ chức và tham gia các Roadshow giới thiệu du lịch Việt Nam tại nước ngoài như Tuần lễ Văn hóa Du lịch Việt Nam tại Doha (Qatar), Roadshow giới thiệu du lịch thành phố tại Mianmar và các nước Bắc Âu.
Tổ chức các sự kiện du lịch lớn tại Thành phố: Lễ đón khách du lịch quốc tế đến thành phố đầu năm dương lịch nhằm tạo ấn tượng tốt về một diểm đến than thiện và mến khách; Lễ hội Đường hoa nhân dịp Tết Nguyên Đán nhằm giới thiệu
nét đẹp văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của các cư dân thành phố và khách du lịch đến thành phố dịp tết; Ngày hội Du lịch thành phố; Liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam; Lễ hội Trái cây Nam Bộ…
Bên cạnh đó, Thành phố cũng cần cố gắng giải quyết được vấn đề về môi trường du lịch, cần đảm bảo môi trường du lịch không có nạn chèo kéo du khách, ăn xin, ô nhiễm môi trường… để mang lại một môi trường du lịch thành phố yên tâm cho du khách.
3.2.6. Giải pháp về vốn đầu tư
Tăng cường vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch. Duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn FDI, khuyến khích vốn FDI vào các ngành du lịch; khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp thoát nước,…
Nâng cấp, phát triển hệ thống các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho du lịch Thành phố và cả nước. Có kế hoạch phát triển đối với những tiềm năng lớn của Thành phố như khu du lịch văn hóa Suối Tiên, Đầm Sen, khu di tích Địa đạo Củ Chi… Đầu tư vào các lễ hội, sự kiện chuyên đề với ầm vóc và quy mô lớn có sức ảnh hưởng rộng khắp.
Kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn vốn trong dân. Đảm bảo sự hài hòa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch. Thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
Đầu tư vốn cho việc điều tra, đánh giá và hình thành cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn Thành phố. Đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả.
3.2.7. Giải pháp về phát triển bền vững tài nguyên nhân văn
Nhằm phát triển bền vững tài nguyên du lịch nhân văn, mỗi bộ phận cần có những hoạt động cụ thể như sau:
- Đối với các nhà quy hoạch và kinh doanh du lịch: phát triển môi trường du lịch văn hóa Thành phố trên cơ sở đảm bảo tính nhân văn để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Thường xuyên kiểm tra các di tích, di sản văn hóa để phát hiện những thay đổi và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, xây dựng những đoạn phim ngắn lồng ghép vào các chương trình quảng cáo của đài phát thanh, truyền hình để tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên.
- Đối với lực lượng giáo dục và phát triển cộng đồng: khuyến khích các hoạt động than thiện với môi trường, tăng cường giáo dục pháp luật về môi trường. Các trường học tổ chức cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố tham gia tham quan các bảo tàng, các khu di tích để giáo dục truyền thống yêu nước và tự hào dân