o Nghiên cứu định lượng lần 1 (từ 13/03/2015 – 16/03/2015):
Hiệu chỉnh bảng câu hỏi điều tra thông qua việc trao đổi với các nhân viên có chuyên môn trong công ty về câu chữ diễn giải trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng lần 1.
Tiến hành điều tra, khảo sát các nhà phân phối của công ty thông qua bảng câu hỏi điều tra sơ bộ.
Số lượng mẫu: n = 20.
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu theo xác xuất ngẫu nhiên đơn giản, vì đây là phương pháp mà các phần tử đều có xác suất tham gia vào mẫu biết trước như nhau. Mục đích nhằm đánh giá độ tin cậy của bảng câu hỏi điều tra. Từ danh sách các doanh nghiệp thương mại, các đại lý thuốc, nhà thuốc, quầy thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện và trung tâm y tế có sẵn của công ty, tiến hành chọn các phẩn tử ngẫu nhiên bằng lệnh ngẫu nhiên trong Excel.
Sau khi phỏng vấn và khảo sát, tiến hành xử lý số liệu, kiểm tra độ tin cậy của bảng câu hỏi, từ đó hoàn chỉnh bảng câu hỏi điều
o Nghiên cứu định lượng lần 2 (từ 16/03/2015 – 20/03/2015): Tiến hành điều tra khảo sát chính thức.
Số lượng mẫu: n = 200.
Phương pháp chọn mẫu theo xác suất: sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp ngẫu nhiên đơn giản. Dùng phương pháp hệ thống để có bước nhảy giữa các phần tử trong bảng danh sách các trung gian phân phối của công ty. Tổng số trung gian phân phối là 524, mẫu n=200, ta có 524/200 = 2,62, chọn bước nhảy là 3. Sau đó dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản để chọn phần tử đầu tiên: từ 1 – 3, dùng hàm RANDOM trên Excel cho kết quả là 1. Vậy các phần tử của mẫu được chọn là 1, 4, 7, 10, 13,… trên danh sách hệ thống các trung gian phân phối của công ty. Sử dụng phương pháp này nhằm khắc phục khả năng phân bố không đều của các phần tử, đồng thời khả năng đại diện cho tổng thể của mẫu chính xác hơn. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011)