8. Kết cấu luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ giản dị bắt nguồn từ đời sống
Khi tái hiện lịch sử, nhà văn dùng ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, còn khi suy tư về lịch sử thì họ lại suy tư bằng kinh nghiệm cá nhân của con người thời hiện đại và sử dụng triệt để ngôn ngữ đời sống hàng ngày. Điều này tạo cho tiểu thuyết lịch sử trở nên sống động, chân thực, quá khứ gần gũi với hiện tại. Chính lớp ngôn ngữ này đã tạo nên sự mới lạ, hấp dẫn. Trong tiểu thuyết
Minh sư, tác giả đã chú ý viết bằng lớp ngôn ngữ thuần Việt gần gũi, dễ hiểu
với muôn màu sắc của đời thường, thứ ngôn ngữ tràn đầy sức sống dân gian. Thái Bá Lợi viết về tiểu thuyết lịch sử với tinh thần tôn trọng quá khứ và ý thức khám phá lịch sử từ nhiều chiều kích mới, nhà văn đã sáng tạo ra ngôn ngữ trần thuật phù hợp với bối cảnh trong quá khứ nhưng không quá tách biệt với đối tượng tiếp nhận hôm nay mà vẫn thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Bởi vậy, trong tiểu thuyết của ông có những nhân vật nói năng theo ngôn ngữ đời thường, tước bỏ hệ thống ngôn ngữ cung kính trang trọng, giảm
thiểu số lượng từ Hán Việt. Nhà văn đã khá tinh tế khi nhận ra mối quan hệ giữa Nguyễn Hoàng với các thuộc hạ. Quan trấn thủ Nguyễn Hoàng, một vị thủ lĩnh của xứ Thuận Quảng khi nói chuyện với mọi người bao giờ cũng gần gũi, thân mật: ''Biết các anh vất vả cả tháng trong Quảng Nam, hãy uống với tôi vài chung rượu, có chuyện gì vui kể cho tôi cùng nghe với... Nào các anh hãy cạn chén với tôi" [32;341]. Hoặc khi ông nghe được câu chuyện của hai người lính bàn tán về câu chuyện ông vào trấn thủ Thuận Quảng: "Đừng run. Hãy ngồi xuống đây nói tiếp câu chuyện còn dang dở cho ta nghe. Ta biết nghe mà các anh đừng sợ... Các anh không nói thì ta nói vậy. Các anh có tội là dám nói sau lưng ta. Nhưng đúng thật là ta sợ chết mà thoát thân vào xứ này. Nào ta có nghĩ ngay được chuyện mở cõi như giờ đâu. Nhưng gặp vận may mà không làm là có tội... Để phạt tội nói chuyện người sau lưng, các anh phải uống trà với ta chờ sáng" [32;414]. Từng lời ăn tiếng nói của Nguyễn Hoàng thật bình dị, chân tình song vẫn nghiêm nghị, đúng mực mà toát lên nhân cách cao cả.
Đây là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của tác phẩm. Tiểu thuyết Minh sư với cách sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi, đi sâu vào lòng người.Trong Minh sư, cách xưng hô bằng qua của người Quảng Nam
được sử dụng rất nhiều lần: “Không lẽ lúc nào cũng giỡn. Em cứ đi làm việc của mình, còn chuyện của qua, qua tự lo được”; “Bây giờ già rồi, qua hiểu con người muốn thông cảm với nhau không phải là dễ”; "Có chớ. Sợ chi mà không kể. Chị Lộc thì tròn trịa hơn, còn qua thì nhiêu khê hết chỗ nói…” [32;335]. Cách sử dụng từ địa phương đúng chỗ như vậy, không chỉ làm nổi rõ hơn tính cách nhân vật ở mỗi vùng quê, mà còn tạo nên được không khí gần gũi thân mật, ngay chính nhân vật trong tác phẩm và cả người đọc cũng cảm nhận được: "Trong giọng nói, trong hơi thở… đôi khi chỉ thoáng qua thôi mà vẫn "toát lên sự gần gũi bất ngờ".
Tưởng như không có gì phải thiếu tự nhiên khi sử dụng ngôn từ, nhưng thực ra Thái Bá Lợi rất có ý thức chọn lọc. Người đọc khó tìm thấy trong văn ông những từ dung tục, trần trụi, tầm thường, ông chỉ cốt làm sao nói lên chất giọng ngôn ngữ quần chúng trong sáng, mộc mạc. Cũng có lúc, tác giả sử dụng lối nói thân mật, suồng sã nhưng chỉ để làm tăng thêm tính chân thực và sinh động cho câu chuyện. Điều này thể hiện ở lối xưng hô “mày”, “tao” trong câu chuyện giữa hai cha con Phạm Dữ ngôn ngữ được sử dụng là ngôn ngữ sinh hoạt gần gũi, dân dã: ''Mày nói đã từng gặp Đoan quận công? Mày không được nói láo... Con trai ta giờ thật là khôn lanh quá''. Trong câu chuyện Nguyễn Hoàng và Đỗ Chiêu tác giả sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày được Đỗ Chiêu chỉ ra điểm yếu của Lập Bạo để tìm mưu kế diệt trừ: "Điểm yếu của y là xốc nổi. Vừa cả tin lại vừa đa nghi, vả lại y rất mê gái" [32;286]. Rõ ràng từ ngữ đối thoại thể hiện tính cách của người dân mộc mạc, chân tình, gần gũi, đời thường khiến người đọc cảm thấy những nhân vật sống cách 4-5 thế kỷ mà thật gần gũi với con người hôm nay.
Cuộc đối đáp giữa Đỗ Chiêu và Ngọc Lâm "Không được, không được đâu em ơi! Ta đi lần này gian nan lắm, khổ luỵ lắm, làm sao một thân gái có thể đi theo được. Ông ơi, miễn là ông cho đi thôi, cực khổ em chịu được mà, em sống xa ông nhớ quá không chịu nổi'' [32;162]; "Ta cũng nhớ em chứ. Nhưng dần dần cũng quen thôi. Ta không thể cho em đi được ''[32;167]; ''em nín đi. Để ta còn tính lại. Nhưng em ở lại thì vẫn hơn, em có hiểu lòng ta không?'' [32;164]. Ngôn ngữ của hai con người, hai trái tim dành cho nhau những tình cảm chân thành, ngọt ngào mà chất chứa tình yêu khát khao hạnh phúc lứa đôi. Đặc biệt, tình cảm của Ngọc Lâm dành cho Đỗ Chiêu đã vượt thời đại, nàng thẳng thắn bày tỏ tình cảm của mình mà không hề che đậy, giấu diếm bởi lễ giáo phong kiến. Tình cảm và cách nói của Ngọc Lâm khiến người hiện đại phải ngỡ ngàng mà vẫn không hề lạc lõng với thời đại. Tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
ngôn ngữ lịch sử và ngôn ngữ tiểu thuyết, vừa quy phạm cổ điển lại vừa dân dã, mộc mạc: có thể thấy, mối quan hệ giữa ngôn ngữ lịch sử và hướng tiếp cận của độc giả hôm nay tưởng chừng mâu thuẫn lại có thể hoá giải bằng chính tài năng nghệ thuật và sự chiếm lĩnh ngôn ngữ trần thuật của nhà văn.
Nhìn chung, lớp ngôn ngữ đời thường, dân dã ngày càng chiếm ưu thế không chỉ trong tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi mà chúng ta còn bắt gặp trong rất nhiều sáng tác gần đây như Sông Côn mùa lũ, Hồ Quý Ly, Bão táp triều Trần… Nó xuất phát từ nhãn quan dân chủ hoá về ngôn ngữ, về
nghệ thuật và nhu cầu bình đẳng khách quan với lịch sử. Lịch sử không phải là quá khứ đã ngủ yên mà phải giúp người đọc hôm nay có được những suy tư về hiện tại. Vẫn biết rằng văn học phải là “tấm gương” phản ánh cuộc sống một cách chân thực nhất.
KẾT LUẬN
1. Tiểu thuyết lịch sử là thể loại có truyền thống lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc. Nó luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà văn và bạn đọc. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thế kỷ XX đã đi hết chặng đường của mình với những thăng trầm và trở thành bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc thể loại của văn học nói chung. Vì vậy, việc đánh giá thành tựu của tiểu thuyết lịch sử sau một quá trình phát triển là công việc cần thiết.
Tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá Lợi là một trong những tác phẩm
mang lại trải nghiệm thú vị, kích thích đối thoại ở người đọc về các giai đoạn lịch sử phức tạp và đầy biến động của dân tộc. Minh sư có một cách tiếp cận lịch sử khá độc đáo với quan điểm mới mẻ. Tác giả công khai với bạn đọc về quá trình xây dựng tác phẩm của mình. Với ông lịch sử như là giả thiết, là những suy nghiệm. Chính điều đó khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm trở nên cởi mở, mỗi người đọc có thể tự lựa chọn cách ứng xử với tác phẩm và tự hình dung về lịch sử theo cách riêng của mình. Trong khi lí giải và công khai quá trình hư cấu lịch sử, tác giả để cho nhân vật Thành luôn băn khoăn tự vấn, tưởng tượng nhân vật Nguyễn Hoàng trong hành trình tiến về phương Nam trong tư thế đẹp đẽ, nhà sử học đề cao Nguyễn Hoàng là một người tài đức và trí lực, nhân hậu, khoan dung hiếm có. Nguyễn Hoàng đã trở thành hình tượng văn học sống động, một vị anh hùng thời loạn. Đây là nhân vật được tác giả dày công xây dựng thành điển hình có chiều kích một lãnh tụ có tài đức, có tầm nhìn xa rộng. Tác giả đã bám sát hành trình của Nguyễn Hoàng và các thuộc hạ từ khi đặt chân lên Ái Tử đến lúc ông qua đời, thậm chí nhiều sự tích, tư liệu trong sử sách đã được đưa nguyên văn vào tiểu thuyết. Ông đã vượt qua hiểm hoạ, chuyển hoạ thành phúc, đặt nền móng quan trọng cho
công cuộc phát triển Đàng Trong. Nguyễn Hoàng dùng tài đức và trí lực để cố kết được lòng dân, muôn người như một, mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Nhìn lại nửa thế kỷ huân nghiệp của ông, chúng ta càng tự hào và biết ơn công lao to lớn của vị anh hùng ''mang gươm đi mở cõi''. Đó là giá trị đích thực của lịch sử, của tác phẩm Minh sư. Bên cạnh đó,
tác phẩm cũng đặt ra những vấn đề mang tính thời sự như vấn đề hoà giải, hoà hợp dân tộc. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hoà hợp các dân tộc sống trên vùng đất Thuận Quảng để từ đó tạo ra cuộc sống yên bình cho người dân và từ câu chuyện hoà hợp hoà giải trong quá khứ của cha ông, tác giả tiếp nối mạch cảm xúc ấy tới thời hiện tại và nhà văn đã dựng lên trong tác phẩm nhân vật chị Tư Trà. Một người phụ nữ với số phận nghiệt ngã nhưng luôn ước mong được hoà hợp những đứa con của cả hai đời chồng. Tác phẩm đã đặt ra vấn đề lớn lao hơn, vấn đề hoà hợp hoà giải các dân tộc trên thế giới. Thái Bá Lợi còn gửi gắm bức thông điệp về thân phận con người trong và sau chiến tranh. Đó chính là tư tưởng nhân văn và dân chủ mà Minh sư đạt tới.
Minh sư được nhà văn Thái Bá Lợi chăm chút kỹ lưỡng về mặt nghệ
thuật. Cuốn tiểu thuyết được triển khai theo hai tuyến, một là hiện tại - câu chuyện nhà nghiên cứu Thành đang theo đuổi đề tài nghiên cứu và chia sẻ những mối quan tâm của chị Tư Trà và tuyến truyện thứ hai là hành trình mở cõi của Nguyễn Hoàng. Cả hai tuyến truyện đan cài vào nhau tạo thành các lớp sóng hồi cố, nối hiện tại vào quá khứ bằng các mối bận tâm đương thời của các nhân vật. Đây là một dạng kết cấu "truyện lồng trong truyện". Thực ra kiểu kết cấu này đã từng được nhiều nhà văn sử dụng thành công và không phải là điều mới mẻ nhưng dễ thấy ở Minh sư. Ngoài ra tác giả dựng lên trong tác phẩm không khí lịch sử của thế kỷ XVI- XVII đó là giai đoạn đầy biến động của đất nước qua nghệ thuật tả, kể, xây dựng nhân vật theo khuôn mẫu...
Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm sử dụng thành công. Đó là một trong những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Minh sư.
2. Tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi đã góp vào quá trình
chuyển động của tiểu thuyết lịch sử trong tinh thần văn học hiện đại. Minh sư thể hiện quan niệm mới của tác giả về tiểu thuyết lịch sử. Thái Bá Lợi thực sự khẳng định sức hấp dẫn của tác phẩm không đơn thuần chỉ ở mạch văn. Vấn đề cốt lõi là tác giả đã chọn lựa được thế đứng với tư thế của nhà tiểu thuyết trước những vấn đề hôm qua và hôm nay. Con người trở thành trung tâm để khám phá. Người viết thể hiện cái nhìn dân chủ đối với lịch sử và sáng tạo được ngôn ngữ tiểu thuyết giàu cá tính. Thái Bá Lợi trả lại cho người anh hùng thời loạn Nguyễn Hoàng vị thế của mình mà ông đáng được hưởng, sau một thời gian dài những công lao ấy đã bị lãng quên: "một thời, người ta xoá tên ông khỏi những trường học, những công trình, những con đường mà người trước đặt ra để nhớ ơn ông..." [30]. Có được điều đó là nhờ tinh thần hưởng thụ lịch sử mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà văn thông qua việc thiết tạo một hệ thống nhân vật sinh động, một cấu trúc nghệ thuật mang tính đối thoại. Có thể khẳng định với sự hiện diện của tiểu thuyết Minh sư và hàng loạt các tiểu thuyết lịch sử được bạn đọc đánh giá cao như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo... người đọc có lý để tin rằng tiểu thuyết lịch sử vẫn tiếp tục phát triển và thu được những thành tựu mới trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Xuân An, Minh sư nào trong truyện "Nguyễn Hoàng mở cõi",
http://phongdiep.net.
[2]. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương
diện thể loại, Tạp chí Văn học, (số 9).
[3]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4]. Lại Nguyên Ân (2005), Tiểu thuyết và lịch sử, Việt Nam. Net
31/10.
[5]. Nguyễn Lương Bình (1963), Quận He khởi nghĩa.
[6]. Văn Chinh, Đọc Minh sư của Thái Bá Lợi. Nỗi đau quá khứ dạy ta
những gì, VC-Báo Văn nghệ:vanvn.net/news/36/1890-noi-dau-qua-khu-day-
ta-nhung-gi.html
[7]. C.Marx& Enghen (1958), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật Hà Nội.
[8]. Trương Đăng Dung (1994), Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ
học của Luscas, Tạp chí Văn học số 5 .
[9]. Trần Thanh Đạm (1989), “Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương hiện nay’’, Báo Văn nghệ số 1.
[10]. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên), Lịch sử và văn hoá cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh.
[11]. Đặng Anh Đào (1991), Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay, Tạp chí Văn học, số 6.
[12]. Phan Cư Đệ (2003), tiểu thuyết lịch sử của Hella S. Haasse, Tạp chí Văn học số 1.
[14]. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, Nxb Giáo dục
[15]. Lê Bá Hán (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG
Hà Nội.
[16]. Huỳnh Thu Hậu, Khoa Ngữ văn- ĐH Quảng Nam "Những cách tân trong Minh sư của Thái Bá Lợi", http://nhathonguyentrongtao. Wordpress.com.
[17]. Nguyễn Chí Hoan, Nhân trị và hoà giải, Số 161, Phương Nam Book & NXB Hội Nhà văn, 2010.
[18]. Hoàng Quốc Hải (2004), Lịch sử phải là những bài học soi sáng
cho đương đại, Báo Sài Gòn giải phóng ngày 2/10.
[19]. Hoàng Quốc Hải (1991), Bão táp cung đình, NXB Phụ nữ. [20]. Võ Thị Hảo (2003), Giàn Thiêu, NXB Phụ nữ.
[21]. Hoàng Ngọc Hiến (2001), Tư duy tiểu thuyết và Folklore hiện đại đi tìm Nguyễn Huy Thiệp – NXB Văn học tuổi trẻ.
[22]. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn.
[23]. Đoàn Thị Hương (1974), trong bài đọc Tổ quốc kêu gọisuy nghĩ về vấn đề khám phá và sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử, Tạp chí VH số 4.
[24]. Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc Huế (1995), Nguyễn Phước tộc thế phả, Nxb
[25]. Nguyễn Xuân Khánh, Trả lời phóng viên Văn nghệ trẻ (10/2005). [26]. Kundera (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết, NXB Văn hoá thông tin. [27]. Karl Popper (2012) Sự nghèo nàn của Thuyết sử luận,Nxb Tri thức.
[28]. Nguyễn Xuân Khánh (2000), Hồ Quý Ly, NXB Phụ nữ.
[29]. Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội
[30]. Thái Bá Lợi, Lịch sử là Hôm nay, Báo Lao động,
http://laodong.com.vn ngày 01/02/2013.
[31]. Thái Bá Lợi (2009), Minh sư - chuyện Nguyễn Hoàng mở cõi,
NXB Hội nhà văn.
[32]. Bùi Văn Lợi, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu Thế
kỷ XX đến 1945, Luận án tiến sỹ Đại học Sư phạm Hà Nội.
[33]. Phong Lê (1974), Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam 1945-1975,
NXB Khoa học xã hội.
[34]. Nguyễn Trường Lịch (1996), Thi pháp tự sự và mối quan hệ giữa
lịch sử với hư cấu trong tiểu thuyết L.Tolstoi.
[35]. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau
1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục.
[36]. Luscas (1977), Tiểu thuyết lịch sử, NXB Budapest.
[37]. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 đến nay, Tạp trí nghiên cứ Văn
học số 4/2009.
[38]. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Luận án tiến sỹ Ngữ văn - Viện Văn học.