Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 27)

8. Kết cấu luận văn

1.2.4.Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975

* Sự nở rộ của thể loại

Năm 1975 chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kỳ hoà bình thống nhất sau bao nhiêu năm chia cắt. Đây cũng là thời kỳ đời sống tinh thần nói chung và văn chương nghệ thuật nói riêng đi ra khỏi trạng thái tâm lý thời chiến. Tất cả đã trở về với cuộc sống đời thường, với tất cả vui buồn muôn màu của cuộc đời. Và đặc biệt, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) với tinh thần "đổi mới tư duy nhìn thẳng vào sự thật" tạo cơ sở cho xu hướng dân chủ hoá trong văn học được khơi dòng và phát triển mạnh mẽ. Nếu văn học thời kỳ trước chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí tư tưởng của cách mạng thì văn học thời kỳ này cũng không từ bỏ vai trò đó, nhưng khác với văn học giai đoạn trước, văn học giai đoạn này được quan tâm tới hiện thực, khám phá sự thật, vai trò dự báo, dự cảm. Điểm nổi bật trong không khí đổi mới văn học là sự sôi nổi, cởi mở, hấp dẫn và phức tạp. Thể loại tiểu thuyết khuyến khích tự do sáng tạo qua các nghị quyết của Đảng về văn nghệ, đã cho văn nghệ sỹ những điểm tựa vững chắc để tự khẳng định mình, khát vọng sáng tạo được giải phóng, khơi mở. Với sự giao lưu văn hoá đa chiều đem đến nhiều kinh nghiệm nghệ thuật mới lạ, tiểu thuyết lịch sử cũng có những bước chuyển mình, trước hết là sự thay đổi trong quan niệm của văn xuôi đương đại về tiểu thuyết lịch sử.

Với những quan niệm đó, văn chương Việt Nam thời đổi mới đã thực sự mang một nguồn sinh khí mới. Văn chương đã được trở lại với các giá trị

của nó. Nó giàu tính nghệ thuật hơn chứ không chỉ giống những bài học chính trị, luân lý, đạo đức. Trong không khí tự do, cởi mở, dân chủ, những cây bút tiểu thuyết lịch sử bắt đầu hồi sinh và trở thành một trong những đề tài chủ chốt của văn học. Tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết cỡ lớn, như muốn chứng minh cho tiềm năng bị bỏ quên của nó. Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại là giáo dục lịch sử và góp phần giải quyết những vấn đề của thời hiện tại. Sự mở rộng giao lưu văn hoá đa chiều đem tới nhiều kinh nghiệm nghệ thuật mới lạ và tiểu thuyết lịch sử cũng có những chuyển động ngày càng hấp dẫn hơn, số lượng nhiều, đề tài phong phú đa dạng. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn anh hùng của giai đoạn kháng chiến, giờ được mở thêm biên độ về một hiện thực đa chiều, ngổn ngang, bề bộn, cấu trúc tiểu thuyết cũng như ngôn ngữ, nghệ thuật trần thuật có những khám phá mới.

Văn học đương đại Việt Nam đang chứng kiến sự nở rộ của tiểu thuyết lịch sử có tiếng vang như: Người đẹp ngậm oan (1990, Ngô Văn Phú);

Gươm thần Vạn Kiếp (1991, Ngô Văn Phú ) Sông Côn mùa lũ (4 tập, 1991 Nguyễn Mộng Giác ); Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân

công chúa, Vương triều sụp đổ (1993, Hoàng Quốc Hải ); Danh tướng Trần

Hưng Đạo (1995, Hoàng Công Khanh); Vua đen (1996, Hoàng Công Khanh); Vằng vặc sao Khuê (1998, Hoàng Công Khanh); Gió lửa (1999, Nam Giao); Mười hai sứ quân, Hào kiệt Lam Sơn, Bắn rụng mặt trời (2000, Vũ ngọc Đĩnh

); Hồ Quý Ly (2000, Nguyễn Xuân Khánh ); Quân sư Nguyễn Trãi (2001, Trần Bá Chí ); Khúc khải hoàn dang dở (2002, Hà Ân ); Lê Lợi (2002, Hàn Thế Dũng); Giàn thiêu (2003,Võ Thị Hảo); Một mất một còn, Thời vàng son (2004, Nguyễn Khắc Phục); Trần Quốc Toản (2005, Lưu Sơn Minh); Tây sơn

bi hùng truyện (2006, Lê Đình Danh); Đất Việt trời Nam (2007, Đan Thành); Minh Sư (2009, Thái Bá Lợi)...

Trong đó, có nhiều tác phẩm được tặng giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết lần thứ nhất 1998-2000 của Hội nhà văn Việt Nam như tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, bộ tứ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của tác giả

Hoàng Quốc Hải đã nhận nhận giải thưởng "Bùi Xuân Phái - vì tình yêu Hà Nội" lần thứ nhất 2008 của quỹ Bùi Xuân Phái, giải thưởng hạng A cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 (2006-2009) với tác phẩm Hội thề của Nguyễn Quang

Thân trao giải năm 2010, đặc biệt phải kể tới tiểu thuyết lịch sử Minh sư của nhà văn Thái Bá Lợi nhận giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Đông Nam Á 2013. Có thể nói không quá rằng, tiểu thuyết lịch sử đang lên ngôi trên văn đàn Việt Nam và đang được giới sáng tác nhiệt tình hưởng ứng, tiểu thuyết lịch sử phát triển phong phú và đa dạng với nhiều xu hướng khác nhau.

* Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết lịch sử sau 1975

Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này là sự đa dạng, phức tạp trong phong cách cá nhân. Đây cũng là đặc điểm chung của văn học Việt Nam sau 1986, khi tính chất dân chủ hoá trở thành một yếu tính, giai đoạn này chỗ dựa sáng tác của nhà văn là cá tính sáng tạo, kinh nghiệm cá nhân chứ không phải kinh nghiệm cộng đồng. Vì vậy, những quan niệm quen thuộc trong văn học trước đây bị phá vỡ hoặc bổ sung. Một nét nổi bật của văn học giai đoạn này là các nhà văn khi phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng bằng hư cấu nghệ thuật. Cho nên, các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử tiếp tục trở về với khuynh hướng sử thi, có tác phẩm viết về đề tài thế sự, có tác phẩm tiếp nối kỹ thuật tự sự của tiểu thuyết lịch sử truyền thống, có tác phẩm tiếp thu lối viết hiện đại của tiểu thuyết phương Tây với nhiều sáng tạo mới lạ...Tất cả đã tạo ra bầu không khí sôi động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Nếu văn học trước 1975, người đọc bắt gặp lối viết nhiều tập thì giai đoạn này lối viết đó đã thu được nhiều thành công. Tiêu biểu là: Sông Côn mùa lũ của nhà văn Việt kiều Nguyễn Mộng

Giác; Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải; Thăng Long ký của nhà văn

Nguyễn Khắc Phục... Bên cạnh lối viết dài hơi còn có lối viết "đoản thiên tiểu thuyết'' ngày càng thu hút được sự quan tâm của độc giả. Đứng trước sự giao thoa của thời đại, một số cây bút tiểu thuyết lịch sử có nhu cầu tổng kết lịch sử. Họ muốn đem đến cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc từ đó để "ôn cố tri tân". Với khát vọng trên, họ muốn cách tân thể loại tiểu thuyết lịch sử khiến cho độc giả ngày càng quan tâm, chú ý. Tiểu thuyết lịch sử sau 1975 mang những đặc điểm cơ bản sau:

Nhà tiểu thuyết lịch sử tái hiện lại các sự kiện lịch sử theo lối biên niên, kết cấu theo lối chương hồi. Tiêu biểu là: Mười hai sứ quân, Hào kiệt Lam

Sơn của Vũ Ngọc Đĩnh, Tây sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh. Xu hướng

này tái xuất hiện là do bầu không khí dân chủ của văn học thời đổi mới: khuyến khích mọi sáng tạo tự do của nghệ sỹ, do đó nhà văn tìm về truyền thống với mô hình kết cấu chương hồi quen thuộc nhưng đã làm mới truyền thống từ cái nhìn hiện đại về ngôn ngữ, cách khắc họa nhân vật. Thực ra, việc tìm về cội nguồn dân tộc trong nghệ thuật không bao giờ có ý vị phục cổ, bởi "truyền thống là sản phẩm sáng tạo của hiện đại" (Trần Đình Sử ). Tiểu thuyết lịch sử sau 1986 đã làm mới tiểu thuyết truyền thống trên nền của đời sống hiện đại, thực ra đây cũng là một sự cách tân.

Tiểu thuyết lịch sử đã khắc hoạ những nhân vật lịch sử nổi tiếng và suy tư về các vấn đề đương đại như: Danh tướng Trần Hưng Đạo, Vằng vặc sao Khuê của Hoàng Công Khanh, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Lê Lợi, Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh của Hàn Thế Dũng, Minh sư của Thái Bá Lợi... Đây

là xu hướng tiểu thuyết lịch sử phát triển rầm rộ suốt thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, vì xu hướng này thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm của thể tài.

Tiểu thuyết lịch sử đã khắc hoạ cả một thời đại lịch sử lớn với nhiều sự kiện, nhiều nhân vật. Tác phẩm tiêu biểu là Bão táp nhà Trần của Hoàng

Quốc Hải, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác... Những năm cuối thế kỷ XX- đầu thế kỷ XXI, đất nước ta đang đứng trước những vận hội và thách thức, các nhà văn có nhu cầu tổng kết lại bức tranh về những thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc.

Tiểu thuyết lịch sử đã tái hiện những vấn đề lịch sử - văn hoá, hoà trộn giữa văn hoá, phong tục, lịch sử. Tiêu biểu là Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Đất trời của Nam Dao... Các nhà văn viết theo xu hướng này muốn nới rộng biên độ khung thể loại tiểu thuyết lịch sử. Với sự hội nhập, giao lưu văn hoá đa chiều cho nhà văn có cơ hội tiếp cận với những đỉnh cao văn hoá nhân loại cùng nhiều phương thức sáng tạo nghệ thuật mới mẻ, nhà văn có điều kiện tìm tòi để cách tân thể tài.

Tiểu thuyết lịch sử đã mượn lịch sử để gửi gắm những vấn đề thế sự như tiểu thuyết Người đẹp ngậm oan, Tuyên phi họ Đặng của Ngô Văn Phú,

Trương Vĩnh Ký bi kịch muôn đời của Hoàng Lại Giang, Đàn đáy của Trần

Thu Hằng... Tiểu thuyết lịch sử viết theo xu hướng này đã xuất hiện từ trước năm 1945, ở giai đoạn 1945 - 1985 tạm thời lắng xuống và sau 1986 lại tiếp tục phát triển mạnh.

Tiểu thuyết lịch sử đã tái hiện những phần khuất lấp và nhìn nhận lại nhân vật lịch sử. Nổi bật là các tác phẩm như Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh... đây là xu hướng mới xuất hiện từ 1986. Trong không khí tự do, cởi mở, dân chủ hơn của thời đại mới, văn học thoát khỏi mọi ràng buộc, tính quy phạm, nhà văn có điều kiện để tìm những nguồn cảm hứng mới và cũng thể hiện đầy đủ của nhà viết tiểu thuyết lịch sử.

* Một số xu hướng chủ yếu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại

Đến nay, việc phân chia các khuynh hướng của tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa tìm được sự đồng thuận trong giới nghiên cứu nhưng về cơ bản có thể nói đến các mô hình tự sự lịch sử sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu thuyết /tự sự lịch sử theo mô hình cổ điển. Khuynh hướng kết hợp giữa lịch sử và văn hoá. Khuynh hướng gắn lịch sử với phong tục.

Với cái nhìn tổng thể về bức tranh sáng tác tiểu thuyết sau đổi mới, tiểu thuyết lịch sử đã trở thành tiểu thuyết chủ chốt, chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trong hệ thống các loại văn học, tạo ra những đỉnh cao của văn học và có ảnh hưởng sâu rộng đến các thể loại và giai đoạn văn học. Nó đã đưa văn học trở về với đời sống thực trong quá trình phát triển lịch đại của loài người. Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử sau 1975 đã đạt tới mức hoàn thiện về thể tài và đã có nhiều ý kiến đề xuất những cách nhìn mới về lịch sử với quan niệm rộng mở, tiểu thuyết lịch sử bao hàm cả dã sử, huyền sử, thậm chí cả phản lịch sử, là sự tổng hợp của nhiều chủ đề, có thể chỉ xuất hiện khung cảnh lịch sử tuỳ theo trí tưởng tượng của nhà văn mà hư cấu nhân vật và không nhất thiết nhân vật đó phải đóng vai trò trung tâm trong tiến trình lịch sử. Sự nới rộng quan niệm đó dẫn đến việc tiểu thuyết lấn sân sang nhiều địa hạt khác, nghĩa là nó dung nạp cả tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết lãng mạn... Tiểu thuyết lịch sử đã mở rộng cái nhìn đối với nhiều thời đại trong quá khứ. Với việc tự do sáng tác đã tạo cơ hội cho lĩnh vực đề tài lịch sử bắt đầu sống lại và trở thành một trong những đề tài chủ chốt của văn học. Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết cỡ lớn, như muốn chứng minh cho tiềm năng bị bỏ quên của nó. Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại là giáo dục lịch sự và góp phần giải quyết những vấn đề của thời hiện tại. Từ đó, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam được phát triển phong phú, đa dạng và đạt được những thành công đáng kể.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 27)