Đường tới Minh sư

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 36)

8. Kết cấu luận văn

1.3.2. Đường tới Minh sư

Trong số những nhà văn từ 1975 đến 2005, Thái Bá Lợi là gương mặt tiêu biểu, nhất là với thể tài tiểu thuyết. Thái Bá Lợi thuộc thế hệ nhà văn cầm bút vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được bạn đọc biết đến như một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi sau 1975 về đề tài chiến tranh và sau chiến tranh. Nhà văn cũng là một trong những tác giả có những đóng góp, báo hiệu cho xu hướng vận động của văn học nước nhà trước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Ông là một nhà văn cựu chiến binh từng có kinh nghiệm viết tiểu thuyết từ những năm 1983 và rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông từng đạt giải thưởng văn học của địa phương và trung ương. Để cho ra đời tiểu thuyết lịch sử Minh sư, ông đã bỏ nhiều công sức và và

tâm huyết cho tác phẩm này. Chỉ riêng với đề tài, tác giả đã phải vượt qua những ''chướng ngại'' không nhỏ: trước hết đó là nguồn tư liệu thiếu thốn hoặc không chính xác vì khác với các vua chúa của những triều đại "chính danh'' thường được sử sách ghi chép kỹ càng. Nguyễn Hoàng ở vị thế một quan ''trấn thủ'' vùng đất mới khai phá, thậm chí là kẻ đào thoát khỏi vòng kiềm toả của thế lực đương quyền, nên sử liệu về ông thiếu sót và thiên lệch là điều dễ hiểu. Dù vậy, nhà văn đã vượt lên khó khăn để xây dựng Nguyễn Hoàng thành một lãnh tụ có tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng. Thái Bá Lợi cũng bám sát hành trình của Nguyễn Hoàng và các thuộc hạ.

Ý tưởng của Thái Bá Lợi bắt đầu từ những lần ông đi trên con đường Hải Phòng của thành phố Đà Nẵng mà ngày trước người ta đã từng đặt tên là đường Nguyễn Hoàng. Sau đó, không biết vì lý do gì người ta đã đổi tên con đường mang tên một người cả cuộc đời đã dấn thân mở mang bờ cõi về phương Nam, với những quyết sách độc đáo, thấm đượm chất nhân văn, để thay vào đó tên một thành phố kết nghĩa mà có thể đặt tên ở những con đường khác? Không những vậy, rất nhiều những tỉnh thành khác trong nước ta, trường học và các đường phố mang tên Nguyễn Hoàng cũng đã bị thay đổi? Những sự việc trên đã gợi ý để nhà văn sáng tác nên tiểu thuyết Minh sư.

Những trăn trở ấy đã theo tác giả trong nhiều năm và nó chỉ là những trăn trở nếu như không có nhân duyên, đó là vào năm 2003, tỉnh uỷ Quảng Nam có chủ trương mời các nhà văn viết về ba đề tài: Cuộc mở mang đất đai về phía Nam từ Lê Thánh Tông đến các chúa Nguyễn; Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam; Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác giả đã được phân công viết về đề tài thứ nhất và ông đã viết Minh sư. Thái Bá Lợi đã miệt mài suốt năm năm (2004 - 2009) mới viết xong phần thô, trước khi in Thái Bá Lợi đã bỏ ra một quãng thời gian dài vào chùa tịnh tâm để nghĩ và hiểu sâu hơn

khái niệm Minh sư. Đây cũng là giai đoạn để tác giả đặt lại giả định nhằm cắt nghĩa sự tương quan giữa sử liệu và đường hướng hư cấu của mình.

Thái Bá Lợi là nhà văn có ý thức và có khả năng tự vận động, đổi mới bút pháp sáng tạo của mình. Đọc các truyện ngắn, tiểu thuyết của ông gần đây người đọc vẫn thấy một Thái Bá Lợi quen thuộc nhưng ngày càng thâm thuý hơn và hình thức thể hiện cũng không ngừng thay đổi, biến hoá. Điển hình phải kể đến tiểu thuyết lịch sử Minh sư, người đọc không còn nhận ra lối kể

truyền thống. Tác phẩm đổi mới cả hình thức, kết cấu và nội dung. Cuốn tiểu thuyết đã đem đến cho người đọc những suy ngẫm mở rộng nhiều chiều.

Với Minh sư ông đã có sự chuyển dịch đề tài tiểu thuyết. Thái Bá Lợi là nhà văn không chuyên về đề tài lịch sử nhưng ông đã bỏ ra gần năm năm để viết về đề tài cách đây hơn năm trăm năm. Cuốn tiểu thuyết dày hơn bốn trăm trang kể về cuộc đối thoại xuyên thời gian giữa chàng trai thời nay - Đoàn Minh Thành - nhà sử học với người đi mở cõi thời trước - chúa Tiên - Nguyễn Hoàng. Tiểu thuyết tập trung vào sự kiện Đoan Quận Công bắt đầu con đường mở cõi phương Nam hoành tráng. Sử liệu về Nguyễn Hoàng được chính sử lưu lại rất ít, chỉ vài chục trang trong khi những câu chuyện thực hư về ông thì rất nhiều. Minh sư của Thái Bá Lợi được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Điều đó đã góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học nước nhà.

CHƢƠNG 2

CẢM QUAN HIỆN THỰC LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MINH SƯ

Tiểu thuyết lịch sử là loại tiểu thuyết lấy các sự kiện, biến cố lịch sử làm đề tài. Nhà văn Nam Dao cho rằng: ''Nhà viết tiểu thuyết lịch sử có thể đảo ngược và xoay quanh những sự cố cũng như tính chất những con người trong quá khứ. Tưởng tượng Nguyễn Huệ không chết sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm theo những điều trần của Nguyễn Trường Tộ... thì hôm nay thế nào?'' (Nam Dao, Gió lửa, Nxb An Tiêm, 1991) Với cách nhìn như vậy, hiện tại mang cái khả năng ''khác được''. Vì thế, tiểu thuyết lịch sử hoá ra là một tập hợp dự phóng về một tương lai có thể có được. Chính sự khả hữu này làm đổ mồ hôi trong công việc viết văn của nhà tiểu thuyết. Và tiểu thuyết lịch sử nói cho cùng, phải là máu cũng như nước mắt của người viết. Điều này được thể hiện trong tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi, nhà văn có thái độ rất nghiêm túc khi viết tác phẩm với đề tài trên. Chỉ riêng về đề tài, ông đã phải trải qua những khó khăn không nhỏ: nguồn tư liệu về Nguyễn Hoàng thiếu thốn hoặc không chính xác vì khác với các vua chúa ''chính danh'' thường được sử sách ghi chép rõ ràng, Đoan quận công chỉ là một quan trấn thủ của xứ Thuận Quảng nên sử liệu viết về ông còn thiếu sót và thiên lệch. Vì vậy, tác giả bỏ ra năm năm tìm hiểu nghiên cứu mới dựng nên tiểu thuyết Minh sư. Tiểu thuyết Minh sư là bức tranh hiện thực lịch sử sống động. Ở đó, quá khứ được coi là tiền sử của hiện tại và sự vận động của lịch sử tự nó sẽ soi sáng những vấn đề của hiện tại, luôn mang tính thời sự. Đó là vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với tổ quốc, với xã hội... Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm song quan niệm của nhà

văn về tiểu thuyết lịch sử là yếu tố quan trọng giúp ta đi sâu vào khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2.1. Hệ vấn đề trong tiểu thuyết Minh sư

Trong một tác phẩm văn học, thường không phải có một vấn đề duy nhất mà có nhiều vấn đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống vấn đề. Trong hệ thống vấn đề, có thể nổi lên vài vấn đề có ý nghĩa trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm, đó là vấn đề chính. Bên cạnh đó có những vấn đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung làm nổi bật vấn đề chính. Những vấn đề ấy chính là chủ đề của tác phẩm. Trong một tác phẩm, các vấn đề không có giá trị ngang nhau nên việc xác định đúng đắn vấn đề chính, vấn đề phụ sẽ góp phần quan trọng trong việc lý giải ý nghĩa tác phẩm. Có thể nói một cách khái quát: chủ đề là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thực hiện. Như vậy, sự hình thành chủ đề của tác phẩm có mối liên hệ mật thiết với hiện thực đời sống và với ý đồ sáng tác của nhà văn. Trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng và các thể loại khác nói chung thì chủ đề rất đa dạng và phong phú với muôn mặt của cuộc sống “muôn hình vạn trạng”. Chủ đề đơn giản hay phức tạp ở tiểu thuyết lịch sử cũng như các tiểu thuyết khác đó là những vấn đề của cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm nhiều hay ít do dung lượng của tác phẩm quyết định.

Minh sư là tác phẩm lịch sử có giá trị. Tác giả dành những trang văn

đầy tâm huyết về một nhân vật lịch sử đã dấn thân mở mang bờ cõi về phương Nam với những quyết sách độc đáo, thấm đậm chất nhân văn, từ những tư liệu lịch sử được ghi trong sử sách cũng như không ít những huyền thoại xung quanh về một người ''mang gươm mở cõi'' mà hiện tại ít được chú ý so với các nhân vật lịch sử khác... Tác giả khẳng định: "Tôi đã xây dựng hình tượng Nguyễn Hoàng, hình thành tính cách của ông trên nền mà nhiều điều lịch sử đã ghi nhận. Nhưng sẽ chẳng có hứng thú gì nếu chỉ ghi lại những

công tích của người xưa mà không gắn kết gì với vấn đề hôm nay" [19]. Điều mấu chốt là tác giả đã có một tư duy tiểu thuyết khi viết về đề tài lịch sử. Tiểu thuyết là nơi lưu giữ bóng hình và là nghệ thuật khám phá cuộc sống, khác với các nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo trong Gươm Thần Vạn Kiếp của Ngô Văn Phú, Trần Thủ Độ trong Bão táp cung đình của Hoàng

Quốc Hải... luôn là những nhân cách siêu phàm đã được chính sử ghi chép và bao thế hệ người Việt ghi nhận. Dưới ngòi bút của Thái Bá Lợi, Nguyễn Hoàng đã được xoá nhoà khoảng cách giữa các danh nhân lịch sử với người đọc và đã trở thành một hình tượng văn học thật sống động.

Như vậy, Thái Bá Lợi khẳng định đây là cuốn tiểu thuyết tức là sự thực lịch sử chỉ là điểm tựa để từ đó tác giả xây dựng nên những hình tượng văn học. Một điểm mới trong Minh sư là: Thái Bá Lợi không viết tiểu thuyết lịch sử theo cách truyền thống là kể về cuộc đời nhân vật theo chương hồi mà theo cảm nghĩ của người đương thời. Nhân vật Đoàn Minh Thành, một nhà sử học nghiên cứu về Nguyễn Hoàng có những suy tư, nhận xét, có thán phục, có phê phán về nhân vật của mình. Tác giả đã xây dựng nhân vật Nguyễn Hoàng, hình thành tính cách của ông trên nền mà nhiều điều lịch sử đã ghi nhận. Nhưng nhà văn gây được sức hấp dẫn đối với người đọc nhờ gắn kết những vấn đề của quá khứ với cuộc sống hiện tại ngày nay. Và đặc biệt, tác phẩm còn mở ra trước mắt chúng ta nhiều vấn đề mới mẻ trong đó vấn đề dựng nghiệp, mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền là vấn đề chính yếu của cuốn tiểu thuyết.

2.1.1. Dựng nghiệp mở cõi, khẳng định chủ quyền

Đây là chủ đề mang tính thời sự nóng hổi và không bao giờ cạn kiệt nguồn cảm hứng của văn học đương đại. Vấn đề mở mang bờ cõi, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ được nhà văn Thái Bá lợi đặt ra trong tiểu thuyết Minh sư với hơn bốn trăm trang. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta bám sát hành trình Nam

tiến của nhân vật Nguyễn Hoàng. Tiểu thuyết Minh sư được triển khai theo

hai tuyến truyện, một là hiện tại - cuộc đời của chị Tư Trà vợ người liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ và tuyến thứ hai là hành trình mở cõi của Nguyễn Hoàng. Nhìn về tương quan hai tuyến truyện, vấn đề Nguyễn Hoàng mở cõi chiếm phần lớn, nội dung phong phú liền mạch, chiếm bảy phần của toàn bộ tác phẩm. Tuyến truyện thứ nhất cùng với tuyến truyện thứ hai đã tạo thành các lớp sóng hồi cố, nối hiện tại vào quá khứ bằng các mối bận tâm đương thời của các nhân vật.

Có thể nhận thấy, nhà nghiên cứu Đoàn Minh Thành từng trăn trở với tất cả quan niệm cá nhân có lúc thiên vị cảm tính: nhà sử học tưởng tượng nhân vật Nguyễn Hoàng trong hành trình tiến về phương Nam luôn với tư thế đẹp đẽ, vừa là người đa mưu túc trí vừa nhân hậu khoan dung đồng thời hiện lên là người bình thường trong đời sống sinh hoạt. Nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng của trang anh hùng hào kiệt có công trong quá trình mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền cho đất nước. Minh sư có một cách tiếp cận lịch sử khá độc đáo với quan điểm mới mẻ. Đúng như lời nhà nghiên cứu lịch sử thừa nhận: "Thành ghi chép vào cuốn sổ bìa cứng của mình không cần biết nó là ký sự lịch sử, truyện vừa hay tiểu thuyết'' [32;18]. Nhà văn mở toang cho người đọc chứng kiến quá trình tìm kiếm, tiếp xúc, phân tích, đánh giá tư liệu lịch sử của nhà nghiên cứu... Trong bảy phần của tác phẩm, mở đầu của mỗi phần đều bắt đầu từ hiện tại, từ những suy ngẫm băn khoăn của Thành và trở đi trở lại câu chuyện lịch sử về quá trình Đoan quận công mở mang bờ cõi về phương Nam, khẳng định chủ quyền được hình dung trong đầu anh. Tác giả không hề giấu diếm mà công khai với người đọc về quá trình xây dựng những nhân vật, tình tiết trong tác phẩm của mình. Với nhà văn, lịch sử như là giả thiết, là những suy nghiệm. Bởi vậy, nó rất gần với quan niệm: coi lịch sử như là tự sự. Chính điều đó khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm trở nên cởi mở, mỗi

người đọc có thể tự lựa chọn cách ứng xử với tác phẩm và tự hình dung về lịch sử theo cách riêng của mình. Hành trình nhân vật Thành dọc ngang qua những miền đất in dấu lịch sử cũng là hành trình nhận thức của anh về lịch sử dân tộc. Nhà nghiên cứu ngược xuôi theo hai dòng lịch sử ở những thời điểm khác nhau nhưng cùng trên vùng đất Thuận Quảng và mỗi lần như vậy là một dịp nhìn lại những thăng trầm của đất nước qua các cuộc chiến tranh, từng trận đánh khốc liệt hay những xung đột văn hoá và cả cuộc thiên di tiến về phương Nam. Thành nhận rõ quyết sách mà Đoan quận công thực hiện ngay từ buổi đầu đặt chân lên vùng đất mới với trọng trách lớn lao của cha ông để lại. Theo dòng ký ức của nhà sử học, quá trình khởi nghiệp của Nguyễn Hoàng bắt đầu từ sự kiện năm 1558, Nguyễn Hoàng tìm đường thoát khởi sự khống chế đầy mưu mô của người anh rể Trịnh Kiểm. Trước hết là để tránh một cái chết sau đó gặp đất trời phương Nam lập cơ đồ cho nhà Nguyễn sau này. Thuận Hóa là vùng đất hiểm trở, dân cư thưa thớt nghèo nàn, lạc hậu, giặc giã, cướp bóc quanh năm khiến triều đình luôn lo lắng: "Thuận Hoá là đất biên địa nhưng hình thế lại quan trọng, binh tài do đó mà ra. Muốn có nghiệp lớn thì phải giữ vững đất này. Các triều đã bỏ công lao mới thu phục được. Nay lòng dân hãy còn phản trắc, nhiều kẻ đã vượt biển theo họ Mạc lẩn lút ở đó, sợ rằng sẽ có kẻ dẫn giặc về cướp. Đất đó nếu không được tướng văn võ song toàn thì không xong. Đoan quận công là con nhà tướng, đủ tài trí mưu lược có thể sai vào trấn giữ ở đây, để cùng tướng giữ Quảng Nam là Bùi đô đốc làm thế ỷ giốc thì mới khỏi lo đến phương Nam'' [32;49-50]. Ông cha ta thường nói "Trong hoạ có phúc'', Nguyễn Hoàng đã chuyển hoạ thành phúc và khẳng định tài năng, ý chí của mình. Sau khi được sự đồng ý, ông cùng tuỳ tùng căng buồm thẳng tới cửa biển Yên Việt thuộc xứ Thuận Hoá. Cuộc nghênh đón Đoan quận công diễn ra trong không khí trang trọng, linh thiêng, mà đầm ấm đến lạ thường "Chiếc lọng lớn tiến vào dưới tán lọng là một

người đi bộ chứ không phải kiệu. Ông trông rất tráng kiện, những bước chân sải nhanh đến trước hàng các bô lão, cùng quỳ xuống và xin các bô lão đứng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)