Nghệ thuật tả

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 87)

8. Kết cấu luận văn

3.2.1. Nghệ thuật tả

Miêu tả là biện pháp cơ bản nhằm tái hiện con người, sự vật, sự kiện đồ vật... một cách cụ thể cảm tính. Miêu tả trong tiểu thuyết lịch sử nhằm khêu gợi trí tưởng tưởng, tình cảm ở người đọc về một thời kỳ lịch sử, về một nhân vật lịch sử... Trong Minh sư không gian miền Thuận Quảng với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và hùng vĩ, hiểm trở được nối liền từ quá khứ tới hiện tại và in đậm dấu ấn vùng miền, ở từng thời khắc khác nhau. Dù là không gian thiên

nhiên hàng mấy trăm năm về trước nhưng bằng trí tưởng tượng và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng, nhà văn đã tái hiện thiên nhiên vùng Ái Tử vào những năm 1558, khi Nguyễn Hoàng tuân lệnh vua Lê vào trấn thủ mang gam màu cổ kính, thâm niên. Đó là vùng đất trống trải, cát trắng, dân cư thưa thớt, nghèo nàn, con đường làng còn nhiều gai góc... Bằng trí tưởng tượng tài tình, Thái Bá Lợi đã giúp người đọc trở về với khung cảnh của thiên nhiên miền Thuận Hoá vào giữa thế kỷ XVI mang vẻ đẹp hoang sơ của vùng biên ải xa xôi. Nhà văn tái hiện trước mắt người đọc buổi đón tiếp long trọng của người dân làng Ái Tử, khi Nguyễn Hoàng cùng tuỳ tùng cập cửa Yên Việt: "Từ bờ sông các quan quân đang rời chiến thuyền tiến vào làng. Đi đầu hai hàng quân, gươm đeo bên hông, tay cầm mã tấu. Tiếp đến là một cái lọng lớn màu xanh... Từ bên trong làng các bô lão áo dài khăn đóng tiến ra, theo sau họ là hai tám trai tráng khiêng bảy vò nước trong. Các bô lão quỳ trước cổng làng. Hai hàng quân giãn ra rìa đường. Chiếc lọng lớn tiến vào. Dưới tán lọng là một người đi bộ chứ không phải kiệu. Ông trông rất tráng kiện'' [32;3]. Cuộc tiếp đón quan trấn thủ diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm, cổ kính mang đầy đủ nghi lễ của cư dân vùng miền cũng như thời đại ông đang sống. Người dân nơi đây yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ Nguyễn Hoàng, thể hiện qua cử chỉ, hành động và vật phẩm dâng lên. Không gian miền quê Ái Tử đã được nhà văn miêu tả hiện lên sinh động, đậm màu sắc lãng mạn của vùng quê miền trung Đại Việt. Nghệ thuật tả thiên nhiên luôn là một trong những yếu tố nghệ thuật đắc dụng trong nghệ thuật tiểu thuyết. Tả thiên nhiên trong tiểu thuyết không chỉ là phông nền để tôn sự kiện mà như báo trước số phận, tương lai của nhân vật: ''Lúc này nắng càng rực rỡ hơn. Nền trời có những đám mây bồng bềnh trôi từ ngoài biển vào che mát cho đám rước.... đám rước biến thành cuộc hội hè'' [32;37].Thiên nhiên giống như nhân vật góp phần dự báo điềm lành sẽ tới với vùng đất biên ải của Tổ quốc. Ngòi bút miêu tả tài

tình của Thái Bá Lợi đã tái hiện lại không khí của một sự kiện hết sức bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mở ra trang mới cho dân tộc.

Trong quá trình mở mang bờ cõi về phương Nam, Nguyễn Hoàng trải qua bao gian lao, vất vả để tạo cho đời sau một sự nghiệp lẫy lừng. Nhà văn đã tái hiện lại cảnh, ông trở lại An Trường yết kiến vua Lê: "Trăng càng lên cao càng sáng. Hành cung An Trường nằm trong phủ Thiệu Hoá bằng phẳng chính giữa xứ Thanh. Tuy là nơi có cung vua, có các phủ đệ của triều đình nhưng cảnh vật vẫn là làng quê với hàng cau ven đường và cánh đồng lúa trải dài ra tận biển'' [32; 238]. Cuộc hội ngộ giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng diễn ra trong bầu không khí gần gũi, thân mật đã được nhà văn miêu tả chân thực mà vẫn giữ được cốt cách của nhân vật, mang đậm đà hồn quê xứ Thanh. Cảnh vật thiên nhiên như hoà chung với tâm trạng của Nguyễn Hoàng sau bao năm xa cách, đó là tâm trạng xao xuyến, bồi hồi khi vượt ngàn trùng xa xôi trở về quê hương. Người đọc được chìm trong cảm xúc mênh mang, bâng khuâng, bồi hồi của Chúa Nguyễn khi bước chân đầu tiên đặt lên mảnh đất ''chôn rau cắt rốn''. Nỗi niềm xúc động của nhân vật lan toả đến người đọc là nhờ nghệ thuật tả tài tình của Thái Bá Lợi khi tái hiện sự kiện.

Thái Bá Lợi là người am hiểu lịch sử, tác giả đã làm sống dậy những con người của thế kỷ XVI-XVII. Những nhân vật bước ra từ lịch sử như: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Cảnh Huống, Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng... đã đặt chân vào trang văn của Thái Bá Lợi thật ấn tượng. Nguyễn Hoàng được miêu tả: "Vị quận công 34 tuổi có dáng mạo khôi ngô, vai lân, lưng hổ, trán rộng mắt phượng. Người già người trẻ dù chỉ gặp một lần đều biết đó là bậc phi thường, thông minh, tài trí, có đức rộng cảm hoá được lòng người'' [32; 36]. Nhân vật hiện lên với cách miêu tả mang công thức ước lệ phù hợp với con người, quan niệm của thời trung đại, tạo cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp oai phong của một vị tướng, vị minh chủ. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

mang dáng dấp riêng không giống bất cứ nhân vật nào trong lịch sử, mang đặc điểm riêng của thời đại ông đang sống, từ những cử chỉ, hành động của nhân vật cũng mang đặc trưng riêng của thời kỳ lịch sử mà nhân vật đang sống khiến người đọc không thể nhầm lẫn nhân vật thời kỳ này với nhân vật thời kỳ khác. Với nghệ thuật miêu tả tài tình, tác giả đã khắc hoạ thành công con người Nguyễn Hoàng tài cao, đức rộng, tận tâm, tận lực, vì sự thịnh vượng của đất nước.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)