Nghệ thuật kể

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 90)

8. Kết cấu luận văn

3.2.2. Nghệ thuật kể

Về bản chất trần thuật là kể lại, thuật lại câu chuyện hoặc sự việc với các chi tiết và diễn biến của nó. Đây là phương diện phức tạp thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trên nhiều cấp độ: tổ chức sự kiện, tổ chức diễn ngôn, xây dựng cốt truyện, tổ chức điểm nhìn... Muốn trần thuật, tác giả phải xác định được điểm nhìn để quan sát miêu tả các sự kiện đời sống. Với tư cách là người kể chuyện, nhà văn có điều kiện đi sâu vào hoàn cảnh khác nhau của nhân vật, sự kiện để miêu tả, xem xét đánh giá. Có hai trường nhìn cơ bản sau: trường nhìn của tác giả và trường nhìn của nhân vật. Trường nhìn của tác giả là trần thuật theo sự quan sát, hiểu biết của người trần thuật đứng ở ngoài truyện, không hạn chế, mang lại tính khách quan tối đa cho trần thuật. Nhà văn như là người biết hết mọi chuyện, xuất hiện từ đầu đến cuối trang sách để giới thiệu nhân vật, dẫn dắt các sự kiện, giúp người đọc hiểu thấu đáo về nhân vật... Trường nhìn thứ hai là trường nhìn nhân vật. Nhân vật, sự kiện... được người trần thuật theo quan điểm của một nhân vật nào đó. Theo cách trần thuật này thì có sự hạn chế bởi sự hiểu biết của nhân vật nhưng lại luôn đem đến cho tác phẩm những sắc thái riêng, tâm lý, cá tính riêng mang tính chủ quan, đậm tính chất trữ tình cho tác phẩm.

Tiểu thuyết Minh sư của Thái Bá Lợi gồm bảy phần, tác giả đã trao cho nhân vật kể chuyện là nhà nghiên cứu sử học Đoàn Minh Thành sứ mệnh trần

thuật câu chuyện quá khứ và hiện tại, trực tiếp trò chuyện với lịch sử cách anh khoảng 4-5 thế kỷ. Người kể chuyện ở đây cứ thủng thẳng kể lại những điều mình biết, mình đọc, tìm hiểu trong lịch sử dân tộc, những điều mình suy ngẫm, ghi nhận, tưởng tượng về vị anh hùng Nguyễn Hoàng trong công cuộc mở mang bờ cõi, cuộc kháng chiến chống Mỹ với những trận chiến ác liệt... Tiểu thuyết lịch sử lúc phảng phất văn phong chính sử, lúc lại như những truyền kỳ, giai thoại, lại có khi vượt qua khoảng cách hàng trăm năm, giữa người kể chuyện và nhân vật hầu như không còn bức ngăn, mà chập làm một, cứ như chuyện mới xảy ra hôm qua. Giữa lịch đại và đồng đại là một hành lang thông suốt, hết sức tự nhiên. Người kể chuyện như người mộng du, chợt tỉnh và lại mơ màng... về hành trình đầy gian nan vất vả mà vô cùng hiển hách của nhân vật chính Nguyễn Hoàng và cứ như vậy câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên như nó vốn vậy.

Ngay ở phần thứ nhất, trước khi chính thức vào truyện, tác giả khiến người đọc ngạc nhiên, khi thông qua lời kể của nhân vật Thành, ta biết đến một sự thật mà chắc chưa ai đề cập về tổn thất nặng nề trong một trận đánh trên dãy Đồng Mông- Đa Hàm của một sư đoàn chủ lực nổi tiếng của Quân giải phóng Trung Trung Bộ với quân Mỹ. Tổn thất đối với Quân khu 5 lúc đó là rất nặng nề, nhưng cũng ít người biết. Bằng nghệ thuật kể, Thành đã tái hiện lại cuộc chạm trán mà anh cũng từng tham gia và câu chuyện Thành nghe kể trong đêm khuya tại nhà của hai chiến sỹ được anh hoài niệm bi tráng. Đó là cách lập đề có dụng ý của tác giả về câu chuyện mở cõi tiếp theo.

Theo về ký ức xa xăm, đó là miền ký ức anh đã được tìm hiểu qua những ngày còn học tại trường Đại học, những ngày về quê cùng bạn bè dọc ngang trên vùng đất mà người xưa gọi là vùng Thuận Quảng và việc xảy ra ở những năm tháng xa xưa cứ ám ảnh anh buộc anh phải ghi chép vào cuốn sổ và mỗi ngày cuốn sổ lại dày hơn. Thành kể lại nguyên nhân dẫn tới sự kiện

Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá lập nghiệp và những ngày tháng đầu gian nan vất vả con người tài trí, đức độ đã chiến thắng khó khăn, câu kết lòng người tạo lòng tin trong các thuộc hạ và muôn dân, tạo nên một vùng đất bình yên, trù phú. Bằng lối kể chuyện dung dị, hồn nhiên người đọc như bị hút hồn theo bước chân người kể, thâm nhập vào quá trình lập ấp, chiêu mộ của nhân vật chính. Với quyết tâm thu phục mảnh đất lạ, Nguyễn Hoàng đã biến mảnh đất cằn cỗi thành vùng đất trù phú. Đoan quận công cùng các thụộc hạ tìm mọi kế sách và ông trời đã không phụ lòng người. Sau mười năm “nếm mật nằm gai”, tiếng tăm của Nguyễn Hoàng vang xa từ Bắc triều tới Nam triều, khiến mọi người phải kính nể. Người kể chuyện tiếp tục dẫn dắt người đọc đi qua những sự kiện trên con đường mở mang bờ cõi của Nguyễn Hoàng đến khi ông trở: tám năm ở kinh đô Nguyễn Hoàng làm tròn bổn phận của kẻ tôi với nhà Lê đã xông pha trận mạc và lập được bao chiến tích... Con người ấy, tuy thân thể ở trên đất Kinh kỳ nhưng lòng vẫn luôn hướng về Thuận Quảng, ông đã chỉ đạo quan tướng tiếp tục công cuộc khai khẩn đất hoang mở mang bờ cõi. Trước âm mưu kiềm toả của Trịnh Tùng, ông tìm nhiều kế để thoát khỏi Đông Đô. Từ khi trở về với Thuận Quảng, ông không trở lại đất Thăng Long. Câu chuyện được trần thuật bằng những suy tư của nhân vật Thành-người sống ở thời hiện đại, đã khiến câu chuyện trở nên gần gũi, hấp dẫn với người đọc. Như vậy, khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại đã được xoá nhoà và coi là phương thức có ý nghĩa cách tân cho nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử. Song, tác phẩm vẫn đảm bảo được tính khách quan khi lấy lịch sử làm đề tài. Nhờ người dẫn dắt câu chuyện là nhân vật đương đại nên người đọc có cảm tưởng các sự kiện, các nhân vật lịch sử hiện lên như thật, đảm bảo được tính chân thực của thể loại.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)