Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1945-1975

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 25)

8. Kết cấu luận văn

1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ 1945-1975

Từ sau 1945, văn học nước ta phải đảm nhiệm vai trò phục vụ trước mắt hai cuộc chiến tranh cứu nước và giải phóng dân tộc, hiện thực khách quan là đối tượng chính trong văn học, vì vậy thể tài lịch sử tạm lắng xuống. Trong tình hình đó, Nguyễn Huy Tưởng nổi lên là một trường hợp đặc biệt. Ngay từ khi mở đầu sự nghiệp văn học, Nguyễn Huy Tưởng đã quan tâm đến lịch sử. Khác với các nhà văn lãng mạn thời bấy giờ, ông viết lịch sử không phải để trốn vào lịch sử, mà ông khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực đương thời và phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Song đến thập kỷ 60 -70, tiểu thuyết lịch sử đã trở lại gắn liền với những cây bút và những tác phẩm để lại dư âm như: Lan Khai với Treo bức chiến bào, Toan Ánh với Thanh gươm Bắc Việt, Huyền Quang với Bóng người Lam Sơn, Nguyễn Quỳnh với Truông nhà Hồ,

Nguyễn Huy Tưởng với Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung,

Sống mãi với thủ đô, Chu Thiên với Bóng nước Hồ Gươm, Thái Vũ với Cờ nghĩa Ba Đình... Tuy thể tài này không phát triển rầm rộ như giai đoạn đầu

thế kỷ XX nhưng đã để lại những thành tựu nhất định. Các tác phẩm đều có nội dung đề cao tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất trước kẻ thù. Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này đã cung cấp cho người đọc nhiều kiến

thức lịch sử quý báu, được hiểu cặn kẽ, cụ thể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta, do tác giả chú ý đến sự kiện lịch sử, đến toàn cảnh phong trào nên chưa xây dựng được tính cách điển hình của nhân vật. Nói chung, tác phẩm hấp dẫn bởi tính chính xác lịch sử chưa phải hấp dẫn bởi nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử.

Như vậy, tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến 1975 chưa có những cách tân ở tư tưởng và bút pháp mà chỉ dừng ở chỗ phát huy những thế mạnh vốn có của thể loại. Đó là khả năng phản ánh trung thực những sự kiện lịch sử đã qua và khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong lòng người đọc. Các tác giả đã cố gắng xây dựng những nhân vật lịch sử gần gũi hơn với đời sống.

Nhìn lại diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ thời trung đại đến 1975, vẫn chưa có sự chuyển biến bất ngờ, đột phá nào về phương diện thể loại. Quan niệm truyền thống về văn chương đã chi phối cách viết, cách nghĩ của các nhà tiểu thuyết lịch sử. Họ luôn bị ám ảnh bởi trách nhiệm của một nhà sử học khi cầm bút, nghĩa là phải trung thành tuyệt đối với chính sử. Họ không dám thay đổi cái "lịch sử tại ngoại, “theo những suy tư, phán đoán của riêng mình". Lịch sử luôn là "ngôi đền thiêng bất khả xâm phạm", nhà văn chỉ đứng bên ngoài chiêm ngưỡng và ca ngợi nó với thái độ thành kính.

Trong khi đó, quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của thế giới hoàn toàn khác so với quan niệm truyền thống của Việt Nam. Từ những thế kỷ trước, lịch sử trong tiểu thuyết là lịch sử cuộc đời, có chất thơ nhưng xù xì, thô nhám. Nó không được bao bọc bởi lớp sương khói huyền ảo, cũng không bị tô hồng bởi những giấc mơ lãng mạn, bay bổng. Lịch sử trong tiểu thuyết chính là cuộc đời. Với hiện thực ấy, tiểu thuyết lịch sử tiếp cận khám phá con người ở bản chất đời thường, bình thường nhất của nó chứ không chỉ tìm đến giây phút tâm hồn thăng hoa, những gì chói sáng nhất. Ngay cả những vĩ nhân, các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử khi trở thành nhân vật tiểu thuyết họ đã vô

cùng gần gũi với tất cả nỗi vui buồn, những lo âu, khát vọng rất con người. Để trở thành tiểu thuyết lịch sử đích thực, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam phải vượt ra khỏi những khuôn khổ truyền thống để có khả năng tiếp cận với hiện tại tốt hơn. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đã dần dần đạt được những yêu cầu ấy.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)