Quá trình sáng tác và hành trình tới Minh Sư

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 32)

8. Kết cấu luận văn

1.3. Quá trình sáng tác và hành trình tới Minh Sư

Nhà văn Thái Bá Lợi sinh năm 1945, ông được sinh ra trên mảnh đất Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc lớp nhà văn xuất hiện vào những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc. Tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm chân thực về chiến tranh và sau chiến tranh. Thái Bá Lợi sáng tác không nhiều nhưng mỗi khi đứa con tinh thần ra đời thì đều gây được tiếng vang và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Để có những tác phẩm để đời một phần do tài năng và sự nghiêm túc với nghề của nhà văn, một phần ông được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của mảnh đất Nghệ An anh hùng. Miền quê ấy đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và đời văn của ông. Người đọc biết đến ông với các truyện ngắn và tiểu thuyết như: Tập truyện Vùng chân Hòn

Tàu (1978), Đội hành quyết (1994). Truyện vừa: Hai người trở lại trung đoàn (1978). Tiểu thuyết: Họ cùng thời với ai (1978-1980), Thung lũng thử thách (1981), Bán đảo (1983), Còn lại với thời gian (1986), Trùng tu (2003), Khêmama (2004)...

Tác giả bén duyên văn chương từ những năm 70 thế kỷ XX, lúc đó ông còn là một anh lính quân y xông xáo vào chiến trường miền Nam. Ông từng là đội trưởng đội phẫu thuật tiền phương, nhà văn đã có nhiều dịp đi qua chiến trường Đường Chín, Nam Lào, Khe Sanh, Đông Hà, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... Nhưng phải đến chiến trường khu V với xứ Quảng mới thực sự là nơi khơi nguồn những trang viết đầu tiên và cũng là nơi từ bấy lâu nay, ông đã quen thuộc và gắn bó với nhiều nỗi buồn vui của đời mình. Những trang văn của ông in ấn những miền đất Quảng Trị - Thừa Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng. Hai vùng đất ấy đã trở thành hai vùng thẩm mỹ chính trong những sáng tác của nhà văn. Đằm sâu trong những trang viết ấy là những tình cảm tha thiết, nồng nàn của ông đối với nhân dân, với mảnh đất anh hùng. Những trải nghiệm cuộc sống cùng với những câu chuyện được nghe kể lại từ những

người thương binh đã thôi thúc người lính trẻ cầm bút với những truyện ngắn đầu tay: Những người đánh giáp lá cà, Vùng chân Hòn Tàu, Đồng đội của Phú, Rừng quế, Quê hương... Từ sự khích lệ từ các bậc đàn anh, truyện ngắn

của nhà văn được viết ra trong chiến tranh và sau này đã được tập hợp thành tập sách đầu tay: Vùng chân Hòn Tàu (Nxb Quân đội nhân dân 1978 ). Những tác phẩm đầu tay này, được người đọc quan tâm bởi sự giàu có về vốn sống, những hiểu biết cặn kẽ về con người và vùng đất, chiến trường và người lính, được kể lại bằng giọng điệu mộc mạc, thật thà. Những tác phẩm đầu tay này, có thể là do đòi hỏi của đời sống chiến tranh cũng có thể là do hiện thực dồn nén choán chặt tâm hồn buộc phải tìm cách kể ra, mà cũng có thể do một tác động khách quan nào đó đánh thức năng khiếu văn chương trong ông, nhưng cũng có thể do cả ba quá trình diễn ra đồng thời tạo nên những trang viết nóng hổi về chiến tranh. Với đề tài chiến tranh, Thái Bá Lợi đã có những đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam trong giai đoạn sau 1975 thêm phong phú đa dạng. Bản thân nhà văn đã đi qua chiến tranh ở vào thời điểm khốc liệt nhất của nó. Với sự nhạy cảm, tinh tế của một tâm hồn giàu cảm xúc, trong ông luôn đầy ắp những kỷ niệm về chiến tranh. Ông tâm sự: “Càng lăn lộn với cuộc đời càng thấy có nhu cầu cần tâm sự, cần chia sẻ những điều mình cảm nhận, những điều mình suy nghĩ trong đời sống đang diễn ra hàng ngày, nói theo chữ nghĩa là vốn sống, là kinh nghiệm sống với người khác”. “Dường như vì quá nặng lòng với cái đã qua’’ và cho rằng "quên đi quá khứ là thấy mình có lỗi", nên nhìn toàn bộ sáng tác của Thái Bá Lợi phần lớn các tác phẩm của ông viết về đề tài chiến tranh dù đó là hoài niệm. Ông thường chọn cho mình những "chi tiết nghiệt ngã" để nói về đời sống trên chiến trường. Tác phẩm của ông có tác dụng làm nổi bật lên hiện thực tàn khốc của chiến tranh và phẩm giá con người càng được sáng rõ hơn.

Cũng từ những truyện ngắn đầu tay ngồn ngộn chất liệu hiện thực này, Thái Bá Lợi đã chứng tỏ được trường lực thẩm mỹ của mình, với vốn sống dồi dào, bút lực mạnh mẽ đã thể hiện được những phẩm chất của người viết tiểu thuyết. Do vậy, khi Thái Bá Lợi bắt tay vào viết tiểu thuyết nguồn vốn của ông không bao giờ vơi cạn mà được triển khai theo một hướng khác.

Trước khi viết tiểu thuyết, ông có một thời gian "quá độ" với truyện vừa: Hai người trở lại trung đoàn (1978) và Bán đảo (1983). Thực chất hai

tác phẩm này dù tác giả đề là truyện nhưng nó thể hiện được đầy đủ các đặc điểm về mặt thể loại của tiểu thuyết. Sau này, Thái Bá Lợi đã tập trung viết tiểu thuyết và đã coi thể loại này là sở trường của mình. Người đọc biết đến ông với hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Họ cùng thời với những ai (1978 - 1980) tác phẩm đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết Còn lại với thời gian (1986) và Trùng tu (2003) - đạt giải A Uỷ ban Toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Khê ma ma (2008), đặc biệt tiểu thuyết lịch sử Minh sư (2009) đã nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam

(2010) và giải thưởng Đông Nam Á (2013).

Tiểu thuyết của Thái Bá Lợi có một giọng điệu văn chương riêng, đó là giọng điệu điềm tĩnh, tự nhiên. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Thái Bá Lợi luôn chọn sự mộc mạc, chân thành không màu mè, tô vẽ, thậm chí có chút suồng sã, tác giả đã dùng nhiều giọng kể hơn là giọng tả, nhân vật thiên về hành động hơn là suy tư, xét đoán. Dù viết về đề tài nào, nhà văn cũng không ngoài mục đích quan tâm phát hiện những vấn đề đạo đức, thân phận con người. Chính vì vậy, tác phẩm của ông từ những truyện ngắn đầu tay đến tiểu thuyết lịch sử Minh sư đều để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả,

cho lối sống, cách hành xử với văn chương cũng như trong cuộc đời mình. Những chân lý khách quan, những chiêm nghiệm sâu sắc về cõi nhân sinh thường được bộc lộ ra từ những trang văn của Thái Bá Lợi như bản chất nó

vốn có. Không chỉ đem lại cái nhìn về dung lượng tiểu thuyết, Thái Bá Lợi còn tìm cách đổi mới cả hình thức, kết cấu đến nội dung. Điển hình có thể kể đến Minh sư. Người đọc tác phẩm này không còn nhận ra lối kể truyền thống mà nhà văn thường sử dụng ở các tác phẩm trước kia, người đọc nhận thấy tác phẩm được kết hợp nhuần nhuyễn kỹ thuật đồng hiện, tái hiện, kể, tả, độc thoại, đối thoại... cuốn tiểu thuyết đã mang đến cho người đọc lối suy tư rộng mở, nhiều chiều.

Nhìn lại toàn bộ quá trình sáng tác của Thái Bá Lợi, ta dễ dàng nhận thấy một thế giới hiện thực được nhìn nhận qua kí ức. Ông là gương mặt tiêu biểu, nhất là với thể tài tiểu thuyết, Thái Bá Lợi khẳng định được tài năng cũng như tâm huyết của mình khi viết về thể tài này. Thái Bá Lợi luôn ý thức rằng, nhà văn phải có giọng điệu riêng và phải giữ được giọng điệu ấy, nhưng không có nghĩa cứ khư khư viết theo lối mòn, dù đó là đường mòn do bản thân vạch ra. Ông luôn tìm cách đổi mới qua các chặng đường sáng tác của mình, điều này đã được chứng minh qua tiểu thuyết lịch sử Minh sư, đây là một thể tài hoàn toàn mới mẻ với bản thân nhà văn.

1.3.2. Đường tới Minh sư

Trong số những nhà văn từ 1975 đến 2005, Thái Bá Lợi là gương mặt tiêu biểu, nhất là với thể tài tiểu thuyết. Thái Bá Lợi thuộc thế hệ nhà văn cầm bút vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được bạn đọc biết đến như một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi sau 1975 về đề tài chiến tranh và sau chiến tranh. Nhà văn cũng là một trong những tác giả có những đóng góp, báo hiệu cho xu hướng vận động của văn học nước nhà trước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Ông là một nhà văn cựu chiến binh từng có kinh nghiệm viết tiểu thuyết từ những năm 1983 và rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông từng đạt giải thưởng văn học của địa phương và trung ương. Để cho ra đời tiểu thuyết lịch sử Minh sư, ông đã bỏ nhiều công sức và và

tâm huyết cho tác phẩm này. Chỉ riêng với đề tài, tác giả đã phải vượt qua những ''chướng ngại'' không nhỏ: trước hết đó là nguồn tư liệu thiếu thốn hoặc không chính xác vì khác với các vua chúa của những triều đại "chính danh'' thường được sử sách ghi chép kỹ càng. Nguyễn Hoàng ở vị thế một quan ''trấn thủ'' vùng đất mới khai phá, thậm chí là kẻ đào thoát khỏi vòng kiềm toả của thế lực đương quyền, nên sử liệu về ông thiếu sót và thiên lệch là điều dễ hiểu. Dù vậy, nhà văn đã vượt lên khó khăn để xây dựng Nguyễn Hoàng thành một lãnh tụ có tài đức, có tầm nhìn xa trông rộng. Thái Bá Lợi cũng bám sát hành trình của Nguyễn Hoàng và các thuộc hạ.

Ý tưởng của Thái Bá Lợi bắt đầu từ những lần ông đi trên con đường Hải Phòng của thành phố Đà Nẵng mà ngày trước người ta đã từng đặt tên là đường Nguyễn Hoàng. Sau đó, không biết vì lý do gì người ta đã đổi tên con đường mang tên một người cả cuộc đời đã dấn thân mở mang bờ cõi về phương Nam, với những quyết sách độc đáo, thấm đượm chất nhân văn, để thay vào đó tên một thành phố kết nghĩa mà có thể đặt tên ở những con đường khác? Không những vậy, rất nhiều những tỉnh thành khác trong nước ta, trường học và các đường phố mang tên Nguyễn Hoàng cũng đã bị thay đổi? Những sự việc trên đã gợi ý để nhà văn sáng tác nên tiểu thuyết Minh sư.

Những trăn trở ấy đã theo tác giả trong nhiều năm và nó chỉ là những trăn trở nếu như không có nhân duyên, đó là vào năm 2003, tỉnh uỷ Quảng Nam có chủ trương mời các nhà văn viết về ba đề tài: Cuộc mở mang đất đai về phía Nam từ Lê Thánh Tông đến các chúa Nguyễn; Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam; Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tác giả đã được phân công viết về đề tài thứ nhất và ông đã viết Minh sư. Thái Bá Lợi đã miệt mài suốt năm năm (2004 - 2009) mới viết xong phần thô, trước khi in Thái Bá Lợi đã bỏ ra một quãng thời gian dài vào chùa tịnh tâm để nghĩ và hiểu sâu hơn

khái niệm Minh sư. Đây cũng là giai đoạn để tác giả đặt lại giả định nhằm cắt nghĩa sự tương quan giữa sử liệu và đường hướng hư cấu của mình.

Thái Bá Lợi là nhà văn có ý thức và có khả năng tự vận động, đổi mới bút pháp sáng tạo của mình. Đọc các truyện ngắn, tiểu thuyết của ông gần đây người đọc vẫn thấy một Thái Bá Lợi quen thuộc nhưng ngày càng thâm thuý hơn và hình thức thể hiện cũng không ngừng thay đổi, biến hoá. Điển hình phải kể đến tiểu thuyết lịch sử Minh sư, người đọc không còn nhận ra lối kể

truyền thống. Tác phẩm đổi mới cả hình thức, kết cấu và nội dung. Cuốn tiểu thuyết đã đem đến cho người đọc những suy ngẫm mở rộng nhiều chiều.

Với Minh sư ông đã có sự chuyển dịch đề tài tiểu thuyết. Thái Bá Lợi là nhà văn không chuyên về đề tài lịch sử nhưng ông đã bỏ ra gần năm năm để viết về đề tài cách đây hơn năm trăm năm. Cuốn tiểu thuyết dày hơn bốn trăm trang kể về cuộc đối thoại xuyên thời gian giữa chàng trai thời nay - Đoàn Minh Thành - nhà sử học với người đi mở cõi thời trước - chúa Tiên - Nguyễn Hoàng. Tiểu thuyết tập trung vào sự kiện Đoan Quận Công bắt đầu con đường mở cõi phương Nam hoành tráng. Sử liệu về Nguyễn Hoàng được chính sử lưu lại rất ít, chỉ vài chục trang trong khi những câu chuyện thực hư về ông thì rất nhiều. Minh sư của Thái Bá Lợi được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Điều đó đã góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học nước nhà.

CHƢƠNG 2

CẢM QUAN HIỆN THỰC LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MINH SƯ

Tiểu thuyết lịch sử là loại tiểu thuyết lấy các sự kiện, biến cố lịch sử làm đề tài. Nhà văn Nam Dao cho rằng: ''Nhà viết tiểu thuyết lịch sử có thể đảo ngược và xoay quanh những sự cố cũng như tính chất những con người trong quá khứ. Tưởng tượng Nguyễn Huệ không chết sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm theo những điều trần của Nguyễn Trường Tộ... thì hôm nay thế nào?'' (Nam Dao, Gió lửa, Nxb An Tiêm, 1991) Với cách nhìn như vậy, hiện tại mang cái khả năng ''khác được''. Vì thế, tiểu thuyết lịch sử hoá ra là một tập hợp dự phóng về một tương lai có thể có được. Chính sự khả hữu này làm đổ mồ hôi trong công việc viết văn của nhà tiểu thuyết. Và tiểu thuyết lịch sử nói cho cùng, phải là máu cũng như nước mắt của người viết. Điều này được thể hiện trong tiểu thuyết lịch sử Minh sư của Thái Bá Lợi, nhà văn có thái độ rất nghiêm túc khi viết tác phẩm với đề tài trên. Chỉ riêng về đề tài, ông đã phải trải qua những khó khăn không nhỏ: nguồn tư liệu về Nguyễn Hoàng thiếu thốn hoặc không chính xác vì khác với các vua chúa ''chính danh'' thường được sử sách ghi chép rõ ràng, Đoan quận công chỉ là một quan trấn thủ của xứ Thuận Quảng nên sử liệu viết về ông còn thiếu sót và thiên lệch. Vì vậy, tác giả bỏ ra năm năm tìm hiểu nghiên cứu mới dựng nên tiểu thuyết Minh sư. Tiểu thuyết Minh sư là bức tranh hiện thực lịch sử sống động. Ở đó, quá khứ được coi là tiền sử của hiện tại và sự vận động của lịch sử tự nó sẽ soi sáng những vấn đề của hiện tại, luôn mang tính thời sự. Đó là vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với tổ quốc, với xã hội... Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm song quan niệm của nhà

văn về tiểu thuyết lịch sử là yếu tố quan trọng giúp ta đi sâu vào khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2.1. Hệ vấn đề trong tiểu thuyết Minh sư

Trong một tác phẩm văn học, thường không phải có một vấn đề duy nhất mà có nhiều vấn đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống vấn đề. Trong hệ thống vấn đề, có thể nổi lên vài vấn đề có ý nghĩa trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm, đó là vấn đề chính. Bên cạnh đó có những vấn đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung làm nổi bật vấn đề chính. Những vấn đề ấy chính là chủ đề của tác phẩm. Trong một tác phẩm, các vấn đề không có giá trị ngang nhau nên việc xác định đúng đắn vấn đề chính, vấn đề phụ sẽ góp phần quan trọng trong việc lý giải ý nghĩa tác phẩm. Có thể nói một cách khái quát: chủ đề là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thực hiện. Như vậy, sự hình thành chủ đề của tác phẩm có mối liên hệ mật thiết với hiện thực đời sống và với ý đồ sáng tác của nhà văn. Trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng và các thể loại khác nói chung thì chủ đề rất đa dạng và phong phú với muôn mặt của cuộc sống “muôn hình vạn trạng”. Chủ đề đơn giản hay phức tạp ở tiểu thuyết lịch sử cũng như các tiểu thuyết khác đó là những vấn đề của cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết lịch sử minh sư của thái bá Lợi(LV1186) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)