Nhóm biện pháp về rèn luyện hành vi đạo đức cho HS tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 67)

8. Điểm mới của luận văn

2.2.3. Nhóm biện pháp về rèn luyện hành vi đạo đức cho HS tiểu học

2.2.3.1. Biện pháp 5: Sử dụng phương pháp nêu gương

Nêu gương là cách thức GV sử dụng những tấm gương có những biểu hiện hành vi đúng mẫu hoặc có thành tích cao trong hoạt động để HS có thể bắt chước và làm theo.

Quy trình tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị

- Lựa chọn tấm gương: GV lựa chọn những tấm gương phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và gần gũi với các em. Những tấm gương lấy từ chất liệu cuộc sống hoặc qua sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình…

- Chuẩn bị các phương tiện để phục vụ cho việc nêu gương như tranh ảnh, video…

- Trình bày tấm gương bằng cách kể chuyện hoặc cho HS xem video…nhằm giúp cho các em có biểu tượng về tấm gương.

- Tiếp theo, khi nêu gương, bằng việc nêu các câu hỏi hoặc qua kể chuyện, GV giúp các em ý thức được tấm gương đó: hành vi, việc làm của nhân vật đó là tốt hay chưa tốt? Vì sao? Đối với tấm gương đó, nêu học tập, làm theo hay nên tránh…

Bước 3: Tổng kết

Một số lưu ý :

- Khi nêu gương, GV cần chú ý rằng tấm gương được sử dụng phải mang tính điển hình. Trong trường hợp cần thiết cũng có thể sử dụng những gương xấu để răn đe, ngăn chặn và phòng ngừa những biểu hiện tiêu cực ở HS.

- Những tấm gương mà các em thường bắt chước là bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những nhân vật từ phim ảnh, sách báo mà các em ưa thích…

2.2.3.2. Biện pháp 6: Sử dụng phương pháp rèn luyện

Rèn luyện là cách tổ chức cuộc sống và hoạt động cho trẻ, tạo cho trẻ điều kiện ứng xử phù hợp với chuẩn mực hành vi trong các mỗi quan hệ.

Quy trình tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị

- GV chuẩn bị hoạt động.

- GV và HS xây dựng dự án gồm nội dung, nhiệm vụ và các phương án thực hiện, dự kiến người thực hiện và thời gian, địa điểm tiến hành.

- Tập thể lập kế hoạch, phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Bước 2: Tiến hành

- Từng nhóm, từng cá nhân thực hiện công việc được giao và cuối cùng cho ra sản phẩm cuối cùng cụ thể như liên hoan văn nghệ, ra báo tường, thi tìm hiểu truyền thống…

Bước 3: Tổng kết

-GV và HS cùng tham gia vào đánh giá kết quả hoạt động. Các em đánh giá những việc đã làm được thực hiện theo kế hoạch, những việc chưa làm được, phân tích nguyên nhân thành công và thất bại cũng như phương hướng khắc phục…

Một số lưu ý:

-Nội dung rèn luyện phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng của các em, với điều kiện thực tế cuộc sống xung quanh ở địa phương.

-Cần tổ chức cho HS một cách thường xuyên, có hệ thống. Có như vậy mới hình thành được ở HS kĩ năng tham gia, tổ chức hoạt động thực tiễn, thói quen, tình cảm đạo đức bền vững.

-Công việc điều tra phải mang tính khả thi và tính giáo dục cao.

-Cần có những phương tiện cần thiết cho hoạt động của HS, trong đó phiếu rèn luyện đóng vai trò quan trọng.

- Cần đề cao vai trò chủ thể tích cực, nâng cao y thức tự giác, tự quản của HS trong quá trình rèn luyện của mình.

2.2.3.3. Biện pháp 7: Sử dụng phương pháp khuyến khích và trách phạt kịp thời

a) Khuyến khích

Khuyến khích là cách thức nhà giáo dục biểu thị sự đánh giá tích cực của xã hội đối với hành vi ứng xử và hoạt động của từng học sinh hay của nhóm, tập thể. Tác dụng của khuyến khích là ở chỗ nhận được cảm xúc thỏa mãn, học sinh phấn khởi, thêm nghị lực, tự tin ở bản thân và mong muốn tiếp tục hành vi đó.

Hình thức khuyến khích: lời khen, thư khen, đồng tình, ủng hộ, biểu dương, khen thưởng.

- Khuyến khích trước lớp: đây là hình thức phổ biến mà GV sử dụng trong quá trình dạy học của mình. GV cần linh hoạt trong việc khuyến khích

HS khi có những biểu hiện tốt về mặt học tập và kỉ luật như: + Đạt kết quả tốt trong học tập.

+ Cần cù vượt khó lên, tiến bộ vượt bực trong học tập.

+ Tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường như: kế hoạch nhỏ, ủng hộ Trường Sa, xây nhà tình thương, ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ người nghèo…

+ Đi học đúng giờ.

+ Nhặt được của rơi trả lại cho người mất.

- Khuyến khích toàn trường: có thể nói đây là một hình thức khuyến khích để động viên cá nhân, tập thể lớp trong toàn trường thực hiện tốt việc học tập và kỉ luật.

Một số lưu ý:

- Khuyến khích phải dựa trên cơ sở hành vi thực tế của HS.

- Khuyến khích không chỉ đánh giá kết quả hoạt động mà còn chú ý đến động cơ và phương thức để đạt được kết quả tốt.

b) Trách phạt

Trách phạt là cách thức nhà giáo dục tác động đến nhân cách học sinh. Điều này biểu thị ở sự không đồng tình, việc phê phán và lên án những hành động, hành vi trái với chuẩn mực hành vi xã hội. Tác dụng của trách phạt là thông qua đó HS thấy sai trái, lỗi lầm của mình và từ đó. Các em sẽ thay đổi để có những hành vi phù hợp với chuẩn hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội quy định.

Một số lưu ý khi trách phạt :

- GV phải nhạy bén, linh hoạt thay đổi hình thức khi cần thiết, không nên trách phạt một cách hình thức, phạt hàng loạt HS với cùng một hình thức là điều tối kỵ. Khi HS hiểu rõ được cách thức phạt của GV ( thường quen dùng một loại hình phạt) dễ dẫn đến thái độ ‘ lờn thuốc”

- Phải tôn trọng nhân cách người bị trách phạt. - Không nên trách phạt quá nhiều, “quá liều”. -

2.2.3.4. Biện pháp 8: Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá

thường xuyên

Việc kiểm tra, đánh giá hành vi và hoạt động của HS Tiểu học là nhân tố quan trọng bảo đảm hiệu quả công tác giáo dục.

Khi đánh giá, cần phải dựa vào nhiệm vụ của HS Tiểu học, điều lệ Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, các chuẩn mực đạo đức xã hội.

a) Quan sát

Quan sát là cách thức nhà giáo dục ghi nhận những biểu hiện về kĩ năng, hành vi, thái độ của đối tượng giáo dục qua các hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ. Từ đây, nhà giáo dục khen ngợi hoặc điều chỉnh những hành vi của họ.

b) Thực hiện tự nhiên

Phương pháp này cho phép nghiên cứu học sinh trong những điều kiện được tổ chức đặc biệt như đưa vào hoạt động, mối quan hệ nào đó theo tính chất và kết quả của nó, người giáo viên phát hiện ra những biểu hiện đúng hay sai vể kỹ năng, hành vi và thái độ trong điều kiện tự nhiên. Căn cứ vào mức độ tham gia, kết quả đạt được mà GV ghi nhận kết quả giáo dục ở HS.

c) Đàm thoại

Qua trò chuyện trực tiếp với trẻ, với bố mẹ của các em… GV có thể biết được ý thức, hành vi, động cơ, nguyên nhân các hành vi, việc làm của các em không chỉ ở trường, ở nhà và ngoài xã hội.

d) Anket

Là cách thức thông qua trả lời của HS về hệ thống câu hỏi (do nhà giáo dục đưa ra) mà nắm bắt được ở trẻ về khái niệm, biểu tượng đạo đức, thẩm mĩ, thái độ, hứng thú hay xu hướng hành vi của HS.

Trên đây chúng tôi đã đề xuất 3 nhóm biện pháp để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Tiểu học. Vì thời gian có giới hạn, chúng tôi đã chọn nhóm 3 là nhóm biện pháp thực nghiệm. Khi thực nghiệm sư phạm với nhóm biện pháp thực nghiệm nhóm 3 nêu trên chúng tôi sử dụng với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm.

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)