8. Điểm mới của luận văn
2.2.1. Nhóm biện pháp về nhận thức GDĐĐ cho HS tiểu học
2.2.1.1. Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng về xây dựng kế hoạch GDĐĐ học sinh
Định hướng chung
Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của trường tiểu học cần chuẩn bị, tổ chức theo đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, huy động nhân lực để xây dựng kế hoạch năm học. Năm học bắt đầu từ 15/8 nên việc triển khai xây dựng kế hoạch năm học của trường cần phải triển khai đầu tháng 7.
Qui trình tiến hành
Bước 1: Định hướng năm học mới trên cơ sở tổng kết năm học cũ và các hướng dẫn lập kế hoạch năm học mới của các cơ quan quản lí.
Bước này giúp CBQL các trường xác định mục tiêu hoạt động quản lý GDĐĐ học sinh trong nhà trường; xác định mục tiêu ưu tiên trong hệ thống các mục tiêu để tập trung các nguồn lực thực hiện.
Bước 2: Thu thập tư liệu, số liệu các thông tin cần thiết bên trong và ngoài trường.
Bước này giúp cho CBQL đề ra và chọn phương án tối ưu để nâng cao chất lượng cho hoạt động này.
Bước 3: Biên soạn kế hoạch dự thảo.
Giúp CBQL có cái nhìn tổng thể, cân đối thời gian, nhân sự, nguồn tài chính để thực hiện kế hoạch đề ra.
Bước 4: Thảo luận về dự thảo kế hoạch năm học.
Đưa kế hoạch dự thảo ra bàn bạc trong cuộc họp của nhà trường, họp phụ huynh học sinh nhằm có sự đóng góp toàn diện về mọi mặt tạo sự nhất trí, minh bạch và công khai trong hoạt động của nhà trường.
Bước 5: Hoàn thiện và ban hành Bản kế hoạch GDĐĐ của năm học trước năm học mới.
Kế hoạch hoàn thiện và được ban hành là cơ sở pháp lý để định hướng tổ chức và kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐ HS.
Biện pháp thực hiện
- Nghiên cứu chỉ đạo về hoạt động GDĐĐ của Bộ GD & ĐT, Sở và Phòng GD & ĐT trong năm học mới. Phân tích đánh giá tình hình GDĐĐ của trường thông qua kết quả đánh giá rèn luyện đạo đức HS để xác định mục tiêu kế hoạch GD của năm học.
- Thu thập tư liệu, số liệu các thông tin cần thiết chọn phương án tối ưu để nâng cao chất lượng cho hoạt động này.
- Phổ biến và bàn bạc mục tiêu, kế hoạch GDĐĐ học sinh trong các cuộc họp: Hội nghị Cán bộ Công chức, Họp phụ huynh học sinh nhằm thống nhất chương trình hành động trong các lực lượng giáo dục nhà trường.
- Xác định cụ thể thời gian, nhân sự và nguồn tài chính để thực hiện hoạt động GDĐĐ học sinh.
2.2.1.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong hoạt động GDĐĐ
Định hướng chung
Hoạt động GDĐĐ học sinh là trách nhiệm chung của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Xây dựng một tập thể đoàn kết, môi trường sư phạm vững mạnh để thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường.
Biện pháp thực hiện
- Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng. - Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài trường.