6 Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 58)

8. Điểm mới của luận văn

1.3. 6 Nguyên nhân của thực trạng

Để đạt được những thành công về việc tổ chức, xây dựng kế hoạch các hoạt động phong trào văn nghệ, TDTT, các cuộc thi kể chuyện, viết báo, tường, thi đố vui về hoạt động đánh giá rèn luyện HS phải kể đến việc chỉ đạo của Sở GD & ĐT TPHCM hướng dẫn những văn bản pháp luật liên quan GDĐĐ HS, xác định tầm quan trọng của hoạt động này.

Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng hoạt động GDĐĐ HS đó là kinh phí dành cho hoạt động này. CBQL không mạnh dạn trong cơ cấu thêm nhân sự, không tăng cường mua trang thiết bị, phương tiện để phục vụ hoạt động GDĐĐ.

Khó khăn thứ hai là về nhân sự.

- Đội ngũ nhân sự thực hiện hoạt động GDĐĐ HS chưa qua đào tạo hoặc ít được đào tạo thực hiện công việc GDĐĐ có hiệu quả.

- CBQL và GV chưa có nhiều thời gian tìm hiểu hoàn cảnh HS, gần gũi giúp đỡ HS cá biệt… vì số lượng học sinh trong lớp rất đông. Đó chính là khoảng cách giữa GV và HS, việc xây dựng trường học thân thiện đồng nghĩa với xây dựng mối quan hệ gần gũi, hiểu biết và thông cảm giữa GV và HS cũng khó thực hiện.

Khó khăn thứ ba

- Hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo chủ điểm GV sử dụng các hình thức, PPGD chưa đa dạng, phong phú nên việc rèn luyện hành vi đạo đức cho HS Tiểu học chưa đạt hiệu quả. Điều đó cũng cho thấy ở việc khảo sát đánh giá của GV về mức độ hiệu quả tổ chức hoạt động GD của GVCN trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm chưa cao. Mức độ đánh giá Khá và TB của GV cao hơn mức độ đánh giá Tốt của GV về hoạt động này. (Mức độ Tốt: 232 GV,Khá :177 GV, TB:11GV).

Tiểu kết chương 1

GDĐĐ ở trường Tiểu học là một quá trình giáo dục bộ phận trong tổng thể quá trình giáo dục. Nó có quan hệ biện chứng với các bộ phận giáo dục khác giúp HS hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Trong chương 1, chúng tôi đã tóm tắt nội dung của một số tác giả trong và ngoài nước về GDĐĐ và QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Qua nghiên cứu các tài liệu và các giáo trình chúng tôi đã hệ thống được những căn bản về cơ sở của quá trình

GDĐĐ và hoạt động QL GDĐĐ cho HS nói chung trong đó có HS Tiểu học. Ngoài ra những vấn đề có liên quan đến việc khảo sát thực trạng cũng như làm rõ như đạo đức, hành vi đạo đức,QL và QLGD; tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến GDĐĐ và QL hoạt động GDĐĐ như mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguyên tắc, các con đường GDĐĐ cho HS; chức năng QL và nhiệm vụ hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường.

Chúng tôi giới thiệu tổng quan về Giáo dục tiểu học ở TPHCM (địa bàn nghiên cứu). Với cách chọn mẫu đại diện của 24 quận/ huyện chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực hiện hoạt động GDĐĐ của 21 trường Tiểu học gồm các đối tượng CBQL, GV và PHHS. Kết quả khảo sát của từng đối tượng chúng tôi đã so sánh để thấy điểm giống và khác nhau những tiêu chí khảo sát. Kết quả tổng hợp của quá trình khảo sát chúng tôi đã rút ra được nguyên nhân của thực trạng. Những vấn đề trên là nền tảng, định hướng trong suốt quá trình nghiên cứu và triển khai các hoạt động của đề tài và là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi tiếp tục thực hiện chương 2.

Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở

TP.HCM

2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học ở TP. HCM

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)