Hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 112)

Từ những kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo hướng sau: vận dụng 8 biện pháp tiếp tục soạn giáo án với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm ở những tháng tiếp theo của các năm học sau và có thể mở rộng ở các khối lớp 1,3,4,5.

3. Kiến nghị

Trước những khó khăn và thực trạng của các trường tiểu học, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

3.1. Đối với Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục Tiểu học, Sở GD & ĐT TP.HCM

-Điều chỉnh chương trình khung tiểu học, thêm các môn giáo dục kỹ năng sống cho HS nhằm phát triển nhân cách HS một cách toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho XH.

-Vụ Tiểu học nên có chỉ đạo kế hoạch hành động GDĐĐ HS chủ điểm năm học, định hướng hoạt động giáo dục đạo đức nhằm tạo hình thức giáo dục đa dạng, phong phú và thống nhất trong các trường tiểu học; tạo sân chơi chung cho HS các trường Tiểu học.

3.2. Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước (UBND Thành phố, UBND Quận/ huyện)

-Đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tăng cường đầu sách và truyện đọc đạo đức, băng đĩa những bài hát, những phim có nội dung theo chủ điểm của mỗi tháng để việc GDĐĐ cho HS có hiệu quả.

-Quan tâm hơn nữa hoạt động GDĐĐ cho HS Tiểu học, quy hoạch nguồn CBQL và đầu tư ngân sách cho các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ, đảm bảo đào tạo toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước sau này.

3.3. Đối với cán bộ quản lý các trường Tiểu học

-Xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ học sinh trong nhà trường và nhiệm vụ giáo dục đạo đức là nhiệm vụ chung đòi hỏi sự chung tay sức của mọi lực lượng GD trong nhà trường.

- Phân công nhân sự đảm nhiệm GDĐĐ cho HS có nhiệt tình, có tâm huyết và hiểu biết về logic của quá trình GDĐĐ, phương pháp, nguyên tắc GDĐĐ và tâm sinh lý HS tiểu học.

- Có chế độ đãi ngộ, động viên và khen thưởng phù hợp cho CBQL và GV thực hiện hoạt động GDĐĐ học sinh.

- Cần phát huy nội lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ, có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

trong phụ huynh học sinh cũng như cộng đồng dân cư…làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc xã hội hóa công tác giáo dục với tư cách là cơ quan chuyên môn tham mưu với lãnh đạo, với cộng đồng. Khi đã huy động được sự hỗ trợ, đóng góp từ các ban ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế -xã hội… Nhà trường sẽ có kế hoạch xây dựng từng bước hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tạo dựng một môi trường thu hút.

- Cần tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí cho Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động.

- Hàng năm, Hiệu trưởng cần phổ biến cho phụ huynh biết những quy định của Bộ, Sở, nội qui của nhà trường, các biện pháp thực hiện GDĐĐ, tạo điều kiện cho PHHS được góp ý xây dựng các biện pháp GDĐĐ của nhà trường. Từ đó tạo ra sự thống nhất cao và sự hỗ trợ cho nhà trường tích cực hơn trong công tác GDĐĐ.

3.4. Đối với GV các trường Tiểu học

-Xác định nhiệm vụ GDĐĐ ngang tầm với truyền đạt kiến thức “ Tiên học lễ, hậu học văn”.

-Tự giác trong tìm hiểu nghiên cứu về tâm sinh lý của HS Tiểu học để có phương pháp.

-Mỗi thầy giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo về tác phong, đạo đức, lối sống.

3.5. Đối với PHHS

Tìm hiểu về các phương pháp giáo dục GDĐĐ, tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học để có phương pháp giáo dục đúng đắn. Xác định vai trò của gia đình là nền tảng, là chỗ dựa vững chắc để phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần.

PHHS cần chủ động liên lạc với nhà trường, quan tâm đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS, định hướng cho HS tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, giúp đỡ gia đình, các hoạt động xã hội, từ thiện…nhằm

phát triển nhân cách toàn diện của HS.

Tóm lại, có thể nói chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Những phương pháp giáo dục mà chúng tôi thực hiện với hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua tiết sinh hoạt tập thể theo chủ điểm đã góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Tiểu học, đã hỗ trợ thiết thực cho công tác chủ nhiệm của GV và HS tích cực thực hiện 5 nhiệm vụ HS Tiểu học. Những kiến thức và kinh nghiệm có được từ trong đề tài này sẽ làm cơ sở để GV tiếp tục thiết kế giáo án, xây dựng kho tư liệu dạy theo chủ điểm với mục tiêu cuối cùng là giúp HS thực hiện 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học một cách tự giác, chủ động, tích cực, nâng cao chất lượng GDĐĐ ở trường Tiểu học.

Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã thực hiện để hoàn thành luận văn. Và những kết quả thu được của luận văn chỉ là những kết quả hết sức nhỏ bé so với quy mô rộng lớn, phức tạp của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tế đề ra. Chúng tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá và góp ý của những chuyên gia, thầy cô và bạn bè đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.I Cô chê tôp (1997), Những Vấn đề lý luận đức dục, Nxb Giáo dục – Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Bằng, Đặng Thị Thu Huyền (2010), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 3. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo trị (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp

tiểu học, Nxb GD, Hà Nội.

4. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo (2010), Điều lệ trường tiểu học.

5. Bộ chính trị (2006), Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

6. Lê Thị Thanh Chung (2002), Lý luận dạy học môn đạo đức ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.

7. Lê Thị Thanh Chung (2008), Dạy học môn đạo đức tiểu học, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lê Thị Thanh Chung (2008), Giáo dục tiểu học – Những vấn đề cơ bản, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Lê Thị Thanh Chung (2012), Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở một số trường Tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở.

10. Phạm Khắc Chương – Nguyễn Thị Yến Phương (2007), Đạo đức học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

11. Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học (2006), Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học (2006), Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học (2007), Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Thành

phố Hồ Chí Minh.

14. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học (2007), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học (2006), Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật – Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Đáp (2004), Thực trạng về quản lý GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Long Thành và một số giải pháp, Luận văn chuyên ngành, Quản lý và tổ chức Văn hóa – Giáo dục.

18. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng, Lưu Thu Thủy (1999), Phương pháp

dạy đạo đức, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đặng Vũ Hoạt (1992), “Đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm với GDĐĐ cho học sinh”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục 8/1992.

20. Nguyễn Hữu Hợp (2008), Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy môn Đạo đức ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm.

21. Trần Thị Hương (2009), Giáo trình giáo dục học đại cương, Đại học Sư phạm Tp. HCM.

22. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nxb ĐH Sư Phạm, Hà Nội. 23. Lê Văn Hồng (1997), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư Phạm NXB

Giáo Dục, Hà Nội.

24. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5 (1995), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 25. Học viện chính trị Quốc gia (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính

Trị Quốc Gia, Hà Nội

26. Nguyễn Xuân Huy, PGS – TS Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

27. Đặng Khương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng (tập 1), Nxb ĐHQG Hà Nội.

28. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học (giáo trình dùng cho học viên cao học giáo dục học) – viện khoa học giáo dục.

29. Trần Hậu Kiểm chủ biên (1997), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

30. Hồ Văn Liên, Khoa học quản lý giáo dục (Tài liệu dành cho học viên Cao

học), ĐHSP Tp. HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Bích Hạnh (2007), Tâm lý lứa tuổi tiểu học, Dự án phát triển giáo dục tiểu học,Hà Nội.

32. Trần Hồng Nhung (2011), Thực trạng quản lý công tác giáo dục Đạo đức qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn chuyên ngành, Quản lý Giáo dục.

33. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

34. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình giáo dục, Nxb Đại học Sư Phạm. 35. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Luật giáo

dục (2010), Nxb chính trị Quốc Gia.

36. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ chăm sóc & giáo dục trẻ em.

37. Ngô Đình Qua (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM.

38. Sở Giáo Dục & Đào Tạo Tp. Hồ Chí Minh (2013), Mạng lưới giáo dục tiểu học của Tp. Hồ Chí Minh.

39. Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP. Hồ Chí Minh (2012), Kế hoạch chuyên môn cấp tiểu học (năm 2013 – 2014), đính kèm danh sách giáo viên các trường tiểu học.

40. Hà Nhật Thăng (1998) – “Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp” – Nxb GD, Hà Nội.

41. Hà Nhật Thăng – Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb GD, Hà Nội.

42. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – một số vấn đề lý luận và thực tiễn –Nxb Thống kê – Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu thăm dò ý kiến của CBQL, GV

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

Kính gửi: Quý thầy cô đang quản lý và công tác tại các trường Tiểu học

Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) HS là một vấn đề cấp thiết hiện nay đối với nhà trường, gia đình và xã hội. Để nâng cao hiệu quả GDĐĐ HS ở trường Tiểu học, góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách HS, xin quý thầy cô vui lòng hợp tác với chúng tôi bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây.

Xin quý thầy cô cho biết Thầy cô hiện đang đảm trách nhiệm vụ gì trong nhà trường?

CBQL ( BGH, tổ trưởng phó bộ môn) Giáo viên

Giáo viên chủ nhiệm Cán bộ Đoàn thanh niên Tổng phụ trách Đội

1. Quý thầy cô vui lòng cho biết, những hoạt động sau đây trong nhà trường của thầy cô thực hiện như thế nào? ( đánh dấu (×) vào cột lựa chọn )

Hoạt động Nội dung Mức độ Tốt Khá TB Yếu Xây dựng kế hoạch GDĐĐ

1.Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Tiểu học

2.Căn cứ vào kế hoạch của ngành, địa phương 3.Rút kinh nghiệm từ thực tế giáo dục của năm trước

4.Thực hiện trước khi khai giảng năm học 5.Thực hiện theo chủ điểm (tuần, tháng, quý…)

6.Phổ biến và bàn bạc trong các buổi họp của nhà trường

phận Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ

8.Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân sự thực hiện công việc

9.Từng nhân sự xác định được nhiệm vụ GDĐĐ

10.Có phương tiện hỗ trợ cho việc GDĐĐ HS 11.Có kinh phí dành cho hoạt động GDĐĐ 12.Có sự phối hợp, ràng buộc giữa các bộ phận trong nhà trường để GDĐĐ HS Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ

13.Đúng tiến độ so với yêu cầu đề ra

14.GV được trao đổi về lồng ghép mục tiêu GDĐĐ HS trong bài giảng

15.Họp định kỳ với GV chủ nhiệm về hoạt động GDĐĐ HS

16.Trao đổi với GV chủ nhiệm các nguyên tắc và biện pháp GDĐĐ HS nhất là HS cá biệt 17.Giám sát hoạt động GDĐĐ của phòng Tổng phụ trách Đội TNTP HCM

18.Giám sát hoạt động GDĐĐ của Đoàn TNCS HCM

19.Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Kiểm tra đánh giá việc thực hiện GDĐĐ

20.Xây dựng môi trường sư phạm 21.Đối với CB công chức

22.Đối với GV chủ nhiệm, cán bộ đoàn TNCS HCM

23.Kiểm tra, giám sát việc đánh giá rèn luyện HS

24.Tổng kết rút kinh nghiệm và động viên khen thưởng kịp thời hoạt động GDĐĐ HS

2. Trong nhà trường của chúng ta có nhiều lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ HS, quý thầy cô đánh giá như thế nào về hiệu quả giáo dục của các lực lượng này? Hoạt động Nội dung Mức độ Tốt Khá TB Yếu Giáo viên chủ nhiệm

1. Có kỹ năng xử lý tình huống sư phạm 2.Hiểu rõ hoàn cảnh của từng HS

3.Có biện pháp giáo dục HS cá biệt

4. Thường xuyên liên lạc với PHHS để phối hợp giáo dục, quản lý HS

5. Tổ chức giờ sinh hoạt chủ nhiệm

6. Theo dõi, đánh giá ý thức rèn luyện của HS, xếp loại kết quả rèn luyện HS từng học kỳ, năm học, khóa học

7. Có phương pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

8. Quan tâm đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của lớp Đội Thiếu niên Tiền phong HCM

9. Tổ chức sinh hoạt dưới cờ

10. Tổ chức giáo dục pháp luật, phổ biến chế độ chính sách Nhà nước, nội qui, qui chế đầu năm học, khóa học.

11. Tổ chức phong trào văn nghệ, TDTT… 12. Tổ chức công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng sống hoạt động ngoài giờ lên lớp…

13.Sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề

14.Tổ chức phong trào xã hội từ thiện 15.Tổ chức tham quan, cắm trại, dã ngoại 16.Tổ chức các câu lạc bộ như Anh văn, Võ thuật,

17.Tổ chức các cuộc thi kể chuyện, viết báo tường, thi đố vui

Các lực lượng khác

18.Phối hợp của các bộ phận chức năng trong nhà trường

19.Phối hợp của các địa phương trên địa bàn trường trú đóng

20.Hỗ trợ của các doanh nghiệp trong công tác tiếp nhận HS tham quan

21.Phối hợp của phụ huynh HS trong giáo dục và quản lý HS

3. Theo các thầy cô, yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thành ý thức đạo đức của HS lứa tuổi Tiểu học? ( Chọn 1 trong các lí do sau)

TT Nội dung Chọn

1 Giáo dục gia đình 2 Giáo dục nhà trường 3 Môi trường xã hội 4 Ảnh hưởng của bạn bè 5 Nỗ lực của HS

4. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả GDĐĐ HS trong nhà trường, quý thầy cô vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân sau: ( mức 0: không ảnh hưởng, mức độ 1: có ảnh hưởng , mức độ 2: ảnh hưởng nhiều, mức 3: ảnh hưởng mạnh nhất)

TT Nguyên nhân Mức độ ảnh hưởng

0 1 2 3

1 Thiếu những văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên về kế hoạch GDĐĐ cho HS trong năm học

2 CBQL và giáo viên chưa xác định tầm quan trọng của vấn đề GDĐĐ cho HS trong nhà trường

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)