Nhóm biện pháp về tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 65)

8. Điểm mới của luận văn

2.2.2. Nhóm biện pháp về tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học

2.2.2.1. Biện pháp 3: Tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự thực hiện kế hoạch GDĐĐ chặt chẽ, khoa học

Nguồn nhân lực có vai trò vị trí cơ bản nhất, quyết định nhất trong việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS. Việc tổ chức, sắp xếp nhân sự một cách khoa học sẽ quyết định thành công trong việc thực hiện GDĐĐ cho HS.

Qui trình thực hiện

Bước 1: Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu.

Bước này chính là khâu phân tích công việc, giúp CBQL phân công đúng người đúng việc một cách có hiệu quả.

Bước 2: Phân công rành mạch cho từng bộ phận.

Xây dựng các qui chế hoạt động, các hoạt động cụ thể, rõ ràng; xác định vai trò trách nhiệm cá nhân, bộ phận với mỗi hoạt động.

Bước 3: Phối hợp chặt chẽ các bộ phận trong mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn và thông tin.

Thiết lập mối quan hệ phối hợp các bộ phận thực hiện chung trong kế hoạch hoạt động theo từng chủ điểm.

Biện pháp thực hiện

- Phân công nhân sự phục vụ hoạt động GDĐĐ học sinh đủ về số lượng, đúng sở trường.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng GDĐĐ cho CBQL và GV: Kỹ

năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng xây dựng tập thể lớp vững mạnh, kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt…

- Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể: Bình chọn GVCN giỏi, Cán bộ Đoàn giỏi, Tổng Phụ trách giỏi, Học sinh giỏi…

2.2.2.2. Biện pháp 4: Cải tiến việc kiểm tra đánh giá, tổng kết và khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ

Định hướng chung

Kiểm tra, đánh giá là phần quan trọng và cần thiết cần được diễn ra thường xuyên và liên tục trong quá trình thực hiện hoạt động GDĐĐ học sinh

Biện pháp thực hiện

- Để việc đánh giá khách quan và công bằng, CBQL cần có sự quan sát và ghi nhận cụ thể việc tham gia của tập thể, cá nhân trong quá trình hoạt động GDĐĐ học sinh.

- Việc đánh giá hoạt động GDĐĐ phải dựa trên chương trình kế hoạch quy định cụ thể, phải có những tiêu chí đánh giá cụ thể để việc kiểm tra, đánh giá cho tập thể, cá nhân chính xác.

- Việc kiểm tra đánh giá hạnh kiểm của HS được đánh giá theo từng tháng từng học kì, từng năm học.

- Cuối năm học, CBQL khen thưởng, khích lệ tập thể hay cá nhân đã thực hiện tốt công tác GDĐĐ học sinh, nêu gương trước tập thể.

- CBQL tổng kết những điểm mạnh và điểm hạn chế trong năm học khi

thực hiện GDĐĐ học sinh. Từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện GDĐĐ học

sinh cho năm học kế tiếp.

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)