Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 28)

8. Điểm mới của luận văn

1.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho HS Tiểu học

1.3.1. Một vài nét tổng quan về địa bàn khảo sát

Hội nhập quốc tế và nhu cầu xã hội là đòi hỏi, động lực và điều kiện để xây dựng trường tiểu học chất lượng cao ở TP.HCM, đồng thời góp phần xây dựng một nền giáo dục tiểu học Việt Nam tiên tiến và hội nhập.

Năm học 2013 – 2014, xây dựng trường tiểu học chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM là nhiệm vụ và sứ mệnh Giáo dục tiểu học của TP.HCM với nhiều giải pháp mang tính toàn diện [38].

Theo số liệu của sở GD & ĐT TP.HCM [38]. Với 523.403 học sinh tiểu học, giáo dục tiểu học TP.HCM đã tạo được niềm tin cho một triệu ông cha, bà mẹ đang lao động là công nhân, nông dân, viên chức, bán buôn được thầy cô tận tâm dạy bảo yêu thương, chăm sóc như mẹ hiền.

Sở GD & ĐT TP.HCM tham mưu với thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố vể những giải pháp đổi mới Giáo dực tiểu học vủa TP.HCM một cách cụ

thể, thiết thực, đảm bảo đúng theo luật Giáo dục Việt Nam và chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Giáo dục Tiểu học Thành phố đón nhận tất cả trẻ đến tuổi vào lớp 1 đều được đến trường (ở quận Bình Tân, có trưởng Tiểu học mà khai sinh có đủ 63 tỉnh thành trong cả nước). Cho nên một số học sinh mỗi năm đều tăng cao, chỉ số học sinh/lớp vượt quá 35 học sinh trong một lớp học hoặc vượt quá 30 lớp trong một trường. Tuy nhiên có nhiều nơi sắp xếp, bố trí chỗ cho học sinh để giảm sĩ số còn 30 học sinh/lớp (Võ Trường Toản quận 10…).

Gia đình học sinh đã cùng với nhà trường chung tay đóng góp và xây dựng cho nhà trường nhiều công trình giáo dục như trang bị bàn ghế 1 chỗ ngồi (nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cá thể), màn hình, máy chiếu, ti vi, activeboard và đặc biệt là cải tạo nhà vệ sinh, căn tin, thư viện.Trong nhiều năm qua việc cải tạo nhà vệ sinh là một yêu cầu mà Sở đã kiểm tra thật quyết liệt và được nhà trường thực hiện, cha mẹ học sinh đồng tình. Nhà vệ sinh chẳng những sạch sẽ mà được trang trí tranh ảnh, cây xanh, đẹp và có nhạc. Các trường cùng với nhà thầu sửa sang căn tin để học sinh ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn thể hiện nếp văn hóa, biết xếp hàng, biết bỏ rác vào đúng chỗ… Thư viện là “trái tim của trường học” là nơi mà những học sinh, những nhà trí thức sử dụng kiến thức trong học tập.

Đội ngũ quản lý và giáo viên tiểu học được Thành Phố và Sở tạo điều kiện đã không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ nâng cao cùng với tâm huyết và tấm lòng người thầy cũng rất đậm đà lòng yêu thương nghề, yêu thương học sinh, sự tỉ mẫn, chăm chút, săn sóc, vỗ về của thầy cô từ nét chữ đầu tiên còn vụng về đến từng hàng chữ ngay ngắn, tròn trịa, đều đặn, thẳng hàng trên giấy học trò. Từ giọng nói bài học còn non nớt nay đã thành âm thanh diễn cảm vang lên trong lớp học và trong mỗi gia đình. Tấm lòng và sự yêu thương của thầy cô là điều mà giáo dục tiểu học thành phố luôn luôn vun đắp, bồi dưỡng.

Giáo dục Tiểu học thành phố còn rất nhiều khó khăn mỗi năm đều có trường học mới, xây thêm phòng học nhưng số lượng học sinh mỗi năm đều tăng cao nên có trường tiểu học còn hơn 70 lớp. Phòng giáo dục tiểu học xác nhận trường tiểu học An Hội ( Q. Gò Vấp) năm học 2013 - 2014 là trường Tiểu học có số học sinh đông nhất thành phố với 93 lớp. Xếp sau trường tiểu học An Hội hiện nay là trường tiểu học Lê Văn Tám ( Q. Tân Phú), Bình Trị 1 (Q. Bình Tân) với số lượng 70 – 80 lớp/ trường. Các trường có số lớp cao đột biến này nằm ở khu vực dân nhập cư đông, tiến độ xây dựng trường lớp không theo kịp dẫn đến số lớp và sĩ số học sinh cao hơn hẳn các trường tiểu học cùng địa bàn. Sĩ số học sinh trong lớp có tăng trên 40 học sinh. Do lịch sử để lại, trường Tiểu học để dạy chữ nên khuôn viên nhà trường nhiều nơi còn chật hẹp, gần chợ thiếu sân chơi, bãi tập cho nên các hoạt động ngoài giờ lên lớp khó khăn. Việc rèn luyện thể chất và nơi ăn chỗ nghỉ học sinh bán trú còn phải phấn đấu cải tạo. Bên cạnh đó còn có cha mẹ quá kỳ vọng vào con nên tạo sức ép về thành tích học tập gây cảm giác nặng nề cho trẻ và tạo bức xúc trong xã hội. Việc tham quan học tập ngoại khóa, dã ngoại còn hạn chế do việc đi lại và kinh phí.

Giáo dục Tiểu học thành phố tuy còn nhiều điều bất cập nhưng đang phát triển để đáp ứng yêu cầu của xã hội và là niềm tin của gia đình và xã hội.

Năm học 2013 -2014, để phát huy được những thành tích và khắc phục những điễm bất cập nêu trên, Giáo dục tiểu học thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch chuyên môn như sau [39]:

Mục tiêu định hướng:

1. Thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo luật giáo dục, các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục tiểu học và theo hướng dẫn năm học của Bộ GD & ĐT.

2. Giáo dục tiểu học thành phố Hồ Chí Minh là niềm tin của gia đình và xã hội với yêu cầu trẻ thích đi học và thích học để mỗi ngày đến trường là một

ngày vui.

3. Dạy chữ kết hợp với dạy người, giảm áp lực cho CBQL, GV qua đó giảm áp lực cho HS và cha mẹ HS.

Nhiệm vụ trọng tâm :

1. Tiếp tục phát triển trường tiên tiến, hiện đại không còn trường yếu kém.

2. Đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, nâng cao năng lực phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi theo mức 2 ( theo thông tư 36/2009/BGD& ĐT)

3. Quản lý hoạt động bán trú. Bảo đảm an toàn và sức khỏe cho học sinh gắn liền với kỹ năng sống.

4. Phổ cập và nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh, Tin học

Biện pháp thực hiện:

1. Tiếp tục phát triển Trường hiện đại, thân thiện. Các trường khó khăn nâng lên đạt mức cao hơn. Xây dựng mô hình trường tiểu học chất lượng cao.

2. Đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn kiến thức kỹ năng, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi theo thông tư 36/2009/BGDĐT.

3. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và GV. 4. Tổ chức và quản lí hoạt động bán trú.

5. Phổ cập và nâng chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học. 6. Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên giáo dục Tiểu học. 7. Các hoạt động khác.

8. Hội thi.

1.3.2. Mẫu khảo sát

Với mạng lưới 483 trường tiểu học của 24 quận/ huyện thuộc TP. HCM,

201 PH HS) làm mẫu khảo sát. Số lượng mẫu khảo sát này phù hợp với lý thuyết điều tra Xã hội học.

Bảng 1.1. Mẫu khảo sát

STT Tên trường Quận/

Huyện CBQL Đối tượng khảo sát GV PHHS

1 Nguyễn Huệ Quận 1 2 20 10 2 Lương Thế Vinh 2 20 10 3 Hòa Bình 2 20 9 4 Bình Trị Đông Quận Bình Tân 3 20 10 5 Bình Trị 1 2 20 8 6 An Lạc 2 2 20 10 7 Lương Thế Vinh Quận Thủ Đức 2 20 9 8 Nguyễn Văn Lịch 3 20 10 9 Thái Sơn 3 20 10 10 Lê Quang Định Quận Nhà Bè 3 20 10 11 Tạ Uyên 2 20 10 12 Lê Lợi 2 20 10 13 Vĩnh Lộc Quận Bình Chánh 3 20 10 14 Hưng Long 3 20 9 15 Vĩnh Lộc A 3 20 8 16 Mỹ Huê Quận Hóc Môn 2 20 10 17 Tam Đông 2 20 10 18 Tân Xuân 2 20 10 19 Phước Long Quận 9 2 20 9

20 Đinh Tiên Hoàng 2 20 10

21 Hiệp Phú 2 20 9

TC 54 420 201

- Với cách chọn mẫu nêu trên, chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra bằng Ankét với 3 loại phiếu: loại thứ nhất dành cho CBQL; loại thứ hai dành cho GV và một loại phiếu cho PHHS (xem phụ lục số 1, 2 ). Các phiếu trả lời tự nguyện, phiếu trả lời không hợp lệ không sử dụng.

- Nội dung các phiếu khảo sát về CBQL và GV: nhận thức của CBQL,

GV về hoạt động GDĐĐ, mức độ phù hợp của việc tổ chức đánh giá, hiệu quả giáo dục của các lực lượng tham gia GDĐĐ, các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thành ý thức đạo đức HS lứa tuổi tiểu học, các nguyên nhân ảnh

hưởng đến hiệu quả GDĐĐ cho HS…

- Nội dung các phiếu khảo sát về PHHS: các yếu tố tác động đến hình thành ý thức và hành vi đạo đức của HS, mức độ phối hợp của nhà trường và gia đình, mức độ phối hợp của gia đình và nhà trường.

- Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel 2007 và SPSS để xử lý dữ liệu, các thông số thống kê mô tả được quan tâm bao gồm: tần số, tỷ lệ %, điểm TB.

- Kết hợp với việc xử lý các phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành quan sát

tổng hợp những ý kiến trao đổi, phỏng vấn CBQL, GV, PHHS để đánh giá

thực trạng. Từ đó có cơ sở thực tiễn nhằm nghiên cứu đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS các trường tiểu học ở TP. HCM.

1.3.3. Tiến trình khảo sát

Bước 1 : Chọn mẫu khảo sát

Bước 2: Thiết kế bộ công cụ khảo sát

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia về bộ công cụ khảo sát Bước 4: Hoàn chỉnh bộ công cụ khảo sát

Bước 5: Phát và thu thập các phiếu điều tra Bước 6: Xử lý các phiếu điều tra

1.3.4. Kết quả khảo sát

1.3.4.1. Kết quả khảo sát từ phía GV

a. Mức độ thực hiện của các hoạt động GDĐĐ trong nhà trường tiểu học. Câu 1. Quý thầy cô vui lòng cho biết, những hoạt động sau đây trong nhà trường của thầy cô thực hiện theo mức độ nào sau đây:(đánh dấu (×) vào cột lựa chọn )

(Tốt = 3, Khá =2, TB=1, Yếu =0)

Bảng 1.2 Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học

Hoạt

động Nội dung Tốt Khá TB Yếu ĐTB Hạng Mức độ

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ

1.Căn cứ vào mục tiêu giáo

dục Tiểu học 328 92 0 0 2.78 1

2.Căn cứ vào kế hoạch của

ngành, địa phương 244 172 4 0 2.44 5

3.Rút kinh nghiệm từ thực tế

giáo dục của năm trước 239 177 4 0 2.56 3

4.Thực hiện trước khi khai

giảng năm học 216 202 2 0 2.51 4

5. Thực hiện theo chủ điểm

( tuần, tháng, quý…) 190 225 5 0 2.57 2

6. Phổ biến và bàn bạc trong

các buổi họp của nhà trường 155 234 31 0 2.30 7

7.Phân công cụ thể nhiệm vụ

cho từng bộ phận 179 226 15 0 2.39 6 Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ

8.Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân sự thực

hiện công việc 161 239 20 0 2.34 1

9.Từng nhân sự xác định được

nhiệm vụ GDĐĐ 158 237 25 0 2.32 2

10.Có phương tiện hỗ trợ cho

việc GDĐĐ HS 136 182 95 7 2.06 4 11.Có kinh phí dành cho hoạt động GDĐĐ 100 152 156 12 1.81 5 12.Có sự phối hợp, ràng buộc giữa các bộ phận trong nhà trường để GDĐĐ HS 148 250 22 0 2.30 3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ

13.Đúng tiến độ so với yêu

cầu đề ra 187 229 4 0 2.44 4

14.GV được trao đổi về lồng

ghép mục tiêu GDĐĐ HS

trong bài giảng 340 79 1 0 2.81 1

15.Họp định kỳ với GV chủ nhiệm về hoạt động GDĐĐ

HS 213 205 2 0 2.50 3

16.Trao đổi với GV chủ nhiệm các nguyên tắc và biện pháp GDĐĐ HS nhất là HS cá

biệt 225 186 9 0 2.51 2

của phòng Tổng phụ trách Đội TNTP HCM

18.Giám sát hoạt động GDĐĐ

của Đoàn TNCS HCM 131 236 53 0 2.19 6

19.Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

trường 198 219 3 0 2.46 3 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện GDĐĐ

20.Xây dựng môi trường sư

phạm 328 91 1 0 2.78 1

21.Đối với CB công chức 161 239 20 0 2.40 3

22.Đối với GV chủ nhiệm,

cán bộ đoàn TNCS HCM 192 212 16 0 2.42 4

23.Kiểm tra, giám sát việc

đánh giá rèn luyện HS 225 190 5 0 2.52 2

24.Tổng kết rút kinh nghiệm và động viên khen thưởng kịp

thời hoạt động GDĐĐ HS 231 173 11 5 2.34 5

Nhìn vào bảng 2.2, chúng tôi có nhận xét như sau:

Với hoạt động “ Xây dựng kế hoạch GDĐĐ”

-Nhìn chung các nội dung của hoạt động “Xây dựng kế hoạch GDĐĐ”

đều được GV đánh giá ở giữa mức Tốt và Khá, nghiêng về mức Tốt nhiều hơn.

-Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ “Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học” được đánh giá mức độ cao nhất (TB 2.78); sau đó là “ Thực hiện theo từng chủ điểm tuần, tháng, quí…” (TB2.57) rồi đến “Rút kinh nghiệm từ thực tế giáo dục của năm trước.” (TB 2.56).

-Việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ ở nội dung “Phổ biến và bàn bạc trong các buổi họp của nhà trường” được đánh gía ở mức độ yếu nhất (TB 2.30), rồi đến “Phân công cụ thể cho từng bộ phận.” (TB 2.39).

Với hoạt động “Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ”

- Nhìn chung các nội dung của các hoạt động “Tổ chức thực hiện GDĐĐ” đều được đánh giá ở giữa mức Tốt và Khá. Nội dung “Có kinh phí dành cho hoạt động GDĐĐ” được đánh giá ở mức độ dưới Khá thấp nhất

(TB 1,81).

-Việc “Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ” dưới hình thức “Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân sự thực hiện công việc” được đánh giá ở mức cao nhất (TB 2.34) sau đó “Từng nhân sự xác định được nhiệm vụ GDĐĐ” (TB 2,32) rồi đến ‘Có sự phối hợp, ràng buộc giữa các bộ phận trong nhà trường để GDĐĐ HS" (TB 2.30).

-Việc ‘Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ” ở nội dung ‘Có phương tiện hỗ trợ việc GDĐĐ cho HS” được đánh giá ở mức Tốt và Khá, nghiêng về phía Khá nhiều hơn (TB 2.06).

Với hoạt động “ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ”

-Nhìn chung các hoạt động ‘Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ” đều được GV đánh giá ở mức Tốt và Khá, nghiêng về mức Tốt nhiều hơn.

-Việc “ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ” dưới hình thức ‘GV được trao đổi về lồng ghép mục tiêu GDĐĐ HS trong bài giảng” được đánh giá mức độ cao nhất (TB 2.81); sau đó “Trao đổi với GV chủ nhiệm các nguyên tắc và biện pháp GDĐĐ HS nhất là HS cá biệt” (TB 2.51) rồi đến “Họp định kỳ với GV chủ nhiệm về hoạt động GDĐĐ HS” và “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” (TB 2.50).

-Việc “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ” ở nội dung “Giám sát hoạt động GDĐĐ của Đoàn TNCS HCM” được đánh giá ở giữa mức Tốt và Khá, nghiêng về Khá nhiều hơn ở mức thấp nhất (TB 2.19).

Với hoạt động “Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ”

-Nhìn chung các nội dung của hoạt động ‘Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ” đều được GV đánh giá cao trong 4 nhóm nội dung hoạt động GDĐĐ cho HS ở mức Tốt và Khá, nghiêng nhiều hơn về mức Tốt.

-Việc “Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ”ở nội dung “Xây dựng môi trường sư phạm” được đánh giá ở mức độ cao nhất (TB 2.78) rồi đếnKiểm tra, giám sát việc đánh giá rèn luyện HS”(TB 2.52).

- Việc “Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ” ở nội dung

Đối với GV chủ nhiệm, cán bộ đoàn TNCS HCM”, ‘Đối với CB công chức”

được đánh giá ở mức độ thấp nhất (TB 2.42 và 2.34).

b) Hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục của các lực lượng

Câu 2 Trong nhà trường của chúng ta có nhiều lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ HS, quý thầy cô đánh giá về mức độ hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục của các lực lượng này:

Bảng 1.3. Hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục của các lực lượng

Một phần của tài liệu biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)