Về công tác phối hợp để tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 71)

lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội

Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ và nhận được sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ban, ngành ở Trung ương (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Thanh tra Chính phủ) trong xây dựng, ban hành thể chế, chính sách TGPL và tổ chức thực hiện các nội dung: tổ chức bộ máy, viên chức của Trung tâm và Chi nhánh, chương trình bồi dưỡng Trợ giúp viên pháp lý chính; chế độ tài chính, thẩm định và quản lý nguồn kinh phí TGPL; chương trình giảm nghèo, TGPL cho các đối tượng bảo trợ xã hội; bố trí nguồn vốn; TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số… Phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày

64

04/7/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng (thay thế Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007) và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng ở Trung ương. Ngoài ra, Bộ Tư pháp chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan theo dõi, kiểm tra, khảo sát, đánh giá việc thực hiện công tác TGPL; phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và TGPL cho thành viên của các tổ chức này 14, tr.5.

Ở địa phương, Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, bảo đảm nguồn lực tài chính và tổ chức triển khai thực hiện công tác TGPL, trong đó có hoạt động phối hợp TGPL trong tố tụng. Các tổ chức thực hiện TGPL đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin, truyền thông về TGPL; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là chính quyền cơ sở khi triển khai các hoạt động nghiệp vụ TGPL, phát triển đội ngũ cộng tác viên cũng như thực hiện vụ việc TGPL.

Tuy nhiên, số lượng người tiến hành tố tụng tham gia Cộng tác viên TGPL chưa nhiều do còn cách hiểu khác nhau về Cộng tác viên và ràng buộc bởi Quy chế làm việc của mỗi ngành, quy định của các ngành hạn chế tiếp xúc với các đối tượng trong quá trình giải quyết vụ việc được giao. Nhiều địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng không cử người tham gia cộng tác viên với lý do quy chế ngành không cho phép. Vì vậy, công tác phối hợp trong tổ chức thực hiện TGPL vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định, trong một số trường hợp vẫn chưa đạt được kết quả cao.

65

2.2.4.Về công tác truyền thông, phố biến về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác

Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các cơ quan, ban, ngành về công tác TGPL và đặc biệt đưa công tác này ngày càng gần đến với người dân, được người dân tin tưởng và ủng hộ. Các hình thức truyền thông khác nhau được thực hiện rộng rãi như:

Ở Trung ương, Cục TGPL đã phát hành 50 loại tờ gấp pháp luật với 5.510.000 tờ, 10 loại cẩm nang pháp luật, hoàn thiện nội dung “Sổ tay nghiệp vụ TGPL”, phát hành cuốn "Văn bản pháp luật về TGPL" tập 1, tập 2 và cuốn sách "Các vụ việc TGPL điển hình" để phát cho 63 Trung tâm trong toàn quốc. Ở địa phương, các Trung tâm đã đặt 15.480 Bảng thông tin về TGPL; Hộp tin TGPL với nhiều loại tờ gấp, tài liệu pháp luật khác tại trụ sở tiếp dân của các cơ quan nhà nước. In ấn và cấp phát trên 20.000.000 tờ gấp pháp luật, cẩm nang, tài liệu pháp luật khác qua các đợt TGPL lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ TGPL, in sao 42.000.000 băng cát sét bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc để phát miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số 12, tr.7.

Do làm tốt công tác thông tin, truyền thông, phổ biến về TGPL nên đến nay, nhận thức về TGPL và pháp luật về TGPL trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được nâng lên so với trước đây. Ngày càng có nhiều người dân biết được thông tin, địa chỉ và tìm đến với các tổ chức thực hiện TGPL để yêu cầu TGPL nên số lượng vụ việc TGPL được thực hiện ngày càng tăng. Người dân đã và đang hình thành thói quen tiếp cận và sử dụng TGPL mỗi khi có vướng mắc, bất cập hoặc cần hỗ trợ về mặt pháp luật.

Tuy nhiên, các hoạt động truyền thông vẫn chưa được tổ chức thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, do vậy mục đích truyền thông cũng chưa đạt yêu cầu. Hoạt động TGPL lưu động ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa

66

chú trọng chất lượng chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến về các lĩnh vực pháp luật hoặc các văn bản pháp luật mới ban hành. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TGPL, về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được TGPL, về hệ thống tổ chức thực hiện TGPL sẵn có của Nhà nước rất hạn chế, do vậy, đối tượng được TGPL chưa biết về quyền được TGPL của mình. Qua báo cáo năm về công tác TGPL của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sau gần 17 năm hình thành và phát triển hệ thống TGPL ở Việt Nam, nhiều đối tượng được hưởng chính sách TGPL vẫn chưa biết đến quyền được tiếp cận dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)