Người thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 41)

Nhìn chung ở các nước, hoạt động TGPL chủ yếu được thực hiện bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp. Ngoài ra, một số nhóm người khác như: sinh viên, cán bộ pháp luật nhà nước, những người có kiến thức pháp luật nhất định cũng được thu hút, khuyến khích làm công tác TGPL.

Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thông thường là đội ngũ luật sư hành nghề tự do, không phải là cán bộ công chức Nhà nước (luật sư tư) hoặc luật sư Nhà nước (luật sư công). Ở Hàn Quốc, đội ngũ luật sư pháp luật cho phép thực hiện TGPL gồm: luật sư do tổ chức TGPL tuyển dụng làm việc tại Cục để thực hiện các vụ việc TGPL (cụ thể là các vụ đại diện, bào chữa) và luật sư công (hay có thể gọi là luật sư chỉ định) được Bộ trưởng Tư pháp chỉ định thực hiện TGPL nhưng không phải luật sư mà chỉ là người có am hiểu về luật 9. Thủ tục chỉ định luật sư công được quy định riêng trong Đạo luật về luật sư công. Ở Canada đội ngũ luật sư bao gồm: luật sư tư - là những người đang hành nghề luật sư tư nhưng có thỏa thuận, cam kết với Cục TGPL về việc đồng ý giúp đỡ pháp lý cho đối tượng trợ giúp của Cục; luật sư thường trực - là những luật sư được Cục TGPL hợp đồng để thường trực tại Tòa án và giúp đỡ pháp lý cho những người phải ra Tòa mà chưa có luật sư. Những luật sư này có thể làm việc theo cơ chế kiêm nhiệm hoặc chuyên trách và được Cục trả thù lao theo cơ chế chung. Ở Úc thì đội ngũ luật sư trợ giúp gồm: Thành viên của ủy ban TGPL (hay còn gọi là luật sư TGPL) có quyền thực hiện trợ giúp (tư vấn, bào chữa...) (Điều 22 của Đạo luật TGPL Úc) với điều kiện họ phải có chứng chỉ hành nghề luật sư. Các nhân viên không có chứng chỉ này chỉ được phép làm các công việc khác mang tính chất hành chính mà không được thực hiện TGPL và luật sư tư - là những người hành nghề tư bên ngoài (không phải là nhân viên Uỷ ban) nhưng được Uỷ ban TGPL mời giúp đỡ pháp lý cho đối tượng trợ giúp và được Uỷ ban trả thù lao.

34

Ngoài đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện TGPL, pháp luật ở một số nước còn quy định một số đối tượng khác cũng được tham gia TGPL như: Uỷ viên TGPL (Điều 20 Đạo luật về TGPL của Hàn Quốc); người cung cấp dịch vụ, thành viên của tổ chức TGPL cộng đồng, sinh viên đang theo khóa học để được gia nhập Đoàn luật sư hoặc bất cứ khóa học pháp luật nào mà Hiệp hội luật sư tổ chức (Điều 14, Điều 34, Điều 21 Dự luật về TGPL Canada); thành viên của các tổ chức TGPL tình nguyện thực hiện TGPL (Đạo luật TGPL của Úc) 9.

Có thể thấy, ở Việt Nam cách tiếp cận của Luật TGPL cũng phù hợp với tính chất của hoạt động này trong lịch sử thế giới. Đó là giúp đỡ cho những đối tượng có khó khăn (chủ yếu về kinh tế) tiếp cận với các dịch vụ pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện rõ đặc thù của TGPL ở Việt Nam với nội hàm rộng hơn một số nước trên thế giới về các phương diện như sau:

- Một là, hoạt động TGPL mở rộng và vươn tới không chỉ người nghèo

mà còn đối với người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...

- Hai là, hình thức TGPL không chỉ cơ bản là tư vấn pháp luật và tham

gia tố tụng (đại diện, bào chữa) mà còn thực hiện kiến nghị thi hành pháp luật (gồm: kiến nghị giải quyết vụ việc TGPL, kiến nghị công vụ và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành pháp luật).

- Ba là, đối tượng thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí không phải trả bất

kỳ một khoản lệ phí nào, kể cả lệ phí giấy tờ khi yêu cầu trợ giúp và việc thuê luật sư. Các chi phí sẽ do ngân sách Nhà nước bảo đảm hoặc được huy động trong cộng đồng, sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài và quốc tế thông qua các Dự án hoặc Quỹ TGPL. TGPL miễn phí đã trở thành nguyên tắc hoạt động TGPL được quy định trong Luật TGPL.

35

- Bốn là, mục đích của TGPL không chỉ là giúp đỡ về mặt kinh phí mà

còn là để nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần phổ biến giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công

bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động TGPL ở Việt Nam, trong Chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm về TGPL, khái niệm về người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác với tính cách là những người thụ hưởng TGPL, khung pháp luật về TGPL ở Việt Nam, vai trò của pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác và điều chỉnh pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác ở một số nước trên thế giới. Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương 1là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua.

36 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI KHÁC VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)