nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác ở Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Về chủ thể thực hiện TGPL
Theo quy định tại Luật TGPL năm 2006 và Nghị định 07/2007/NĐ-CP thì chủ thể thực hiện TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác bao gồm tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL, cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện TGPL: Tổ chức thực hiện TGPL cho người nghèo và
các đối tượng chính sách xã hội khác gồm có Trung tâm TGPL nhà nước và
các tổ chức tham gia TGPL.
+ Trung tâm TGPL nhà nước:
Ở Trung ương có Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp, là cơ quan quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về TGPL, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư
43
pháp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 46, Luật TGPL 2006 và Điều 44, Nghị định 07/2007/NĐ-CP gồm: Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về TGPL; Nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển TGPL và tổ chức triển khai thực hiện; Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, quy tắc nghề nghiệp TGPL, quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước, quy chế cộng tác viên, nội quy nơi thực hiện TGPL, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL; Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm, của tổ chức tham gia TGPL; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước; xây dựng các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động TGPL; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện TGPL và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL; Quy định mẫu Giấy đăng ký tham gia TGPL, mẫu thẻ Trợ giúp viên pháp lý, mẫu thẻ cộng tác viên, mẫu đơn đề nghị làm cộng tác viên, mẫu hợp đồng cộng tác, mẫu đơn yêu cầu TGPL, mẫu phiếu thực hiện TGPL và các biểu mẫu, giấy tờ khác; ấn hành các tài liệu về TGPL; Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về TGPL theo quy định của pháp luật; Khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động TGPL; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TGPL và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật 39.
Ở địa phương có Trung tâm TGPL nhà nước thuộc Sở Tư pháp của 63 tỉnh, thành phố và ở cấp huyện có các Chi nhánh TGPL của Trung tâm và cấp xã có các Câu lạc bộ TGPL. Theo Điều 14 Luật TGPL, Trung tâm TGPL nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm TGPL nhà nước có quyền và
44
nghĩa vụ theo quy định tại Điều 15, Luật TGPL 2006 và Điều 8, Nghị định 07/2007/NĐ-CP gồm: Thực hiện TGPL; quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng TGPL cho Chi nhánh, hướng dẫn hoạt động đối với Câu lạc bộ TGPL và các hoạt động nghiệp vụ khác; đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc TGPL; bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện TGPL; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về TGPL; giải quyết khiếu nại theo quy định. Giải quyết tranh chấp trong TGPL; kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.
+ Tổ chức tham gia TGPL:
Theo khoản 2, Điều 13 Luật TGPL và khoản 2, Điều 3, Nghị định
07/2007/NĐ-CP các tổ chức tham gia TGPL bao gồm: Văn phòng luật sư, Công ty luật theo quy định của pháp luật về luật sư; Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật.
Văn phòng luật sư và Công ty luật có điều kiện và có nguyện vọng đăng ký tham gia thực hiện TGPL tại Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động. Các tổ chức này có thể lựa chọn để đăng ký về hình thức, phạm vi, lĩnh vực thực hiện TGPL phù hợp. Cá nhân luật sư có thể tham gia TGPL với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm.
Các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động) và các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp (Hội Luật gia, Hội Nhà báo, Hội Khoa học kỹ thuật…), tổ chức xã hội nghề nghiệp có các Trung tâm tư vấn pháp luật (để tư vấn pháp luật cho các thành viên, hội viên của mình) có điều kiện và nguyện vọng đăng ký thực hiện TGPL cho người thuộc diện được TGPL tại Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động.
45
Theo Điều 18, Luật TGPL tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn
pháp luật khi tham gia TGPL có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Thực hiện TGPL trong phạm vi và lĩnh vực TGPL theo Giấy đăng ký tham gia TGPL; Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc TGPL; Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện TGPL; Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về TGPL; Giải quyết tranh chấp trong TGPL; Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.
- Người thực hiện TGPL: Người thực hiện trợ giúp pháp lý là các cá
nhân, có chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 20, Luật TGPL thì người thực hiện TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia TGPL. Phải là người có kiến thức pháp luật nhất định, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và không phải là người thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, Điều 20 Luật TGPL. Đồng thời, tại Điều 25 Luật TGPL năm 2006 cũng đã quy định người thực hiện TGPL được quyền thực hiện TGPL, từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện TGPL; được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng TGPL cùng với đó là nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc hoạt động TGPL; tuân thủ nội quy nơi thực hiện TGPL cũng như kịp thời báo cáo với tổ chức thực hiện TGPL những vấn đề phát sinh làm ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện TGPL.
+ Trợ giúp viên pháp lý: Là viên chức Nhà nước, làm việc tại Trung tâm TGPL Nhà nước, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Ngoài yêu cầu về sức khỏe, phẩm chất đạo đức của người thực hiện TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác, người muốn trở thành Trợ giúp viên pháp lý còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về kiến thức pháp luật, được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và được bổ
46
nhiệm làm trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Điều 21, Luật TGPL và Điều 1, Nghi định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hàn một số Điều của Luật TGPL (sau đây gọi tắt là Nghi định số 14/2013/NĐ-CP).
+ Người tham gia TGPL: Cộng tác viên của Trung tâm TGPL nhà nước, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật. Theo quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Luật TGPL thì người tham gia TGPL là những người có kiến thức, kinh nghiệm hoặc có những hiểu biết nhất định về những lĩnh vực pháp luật khác nhau, có bằng cử nhân luật hoặc có bằng đại học khác làm việc trong những ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; những người thường trú ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng, tự nguyện tham gia TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách. Họ có thể tham gia thực hiện pháp luật về TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách với tư cách là người tư vấn pháp luật, đại diện và bào chữa tùy thuộc vào sự phân công của Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước, cũng như năng lực, điều kiện của họ. Cộng tác viên tham gia vào các tổ chức TGPL khi có đủ điều kiện sẽ được công nhận và được cấp thẻ Cộng tác viên, được bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng TGPL, được các tổ chức TGPL ký hợp đồng cộng tác, được nhận bồi dưỡng và các chi phí hợp lý khác do tổ chức TGPL trả. Bên cạnh đó, các cộng tác viên phải thực hiện TGPL theo sự phân công của tổ chức TGPL, chịu trách nhiệm về nội dung trước tổ chức TGPL và trước pháp luật, không được đòi hỏi bất kỳ một khoản thù lao nào từ người được TGPL.
47
2.1.2.2. Về đối tượng được TGPL
Theo Điều 10, Luật TGPL 2006; Điều 2, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP và Điều 1, Nghi định số 14/2013/NĐ-CP, những đối tượng được hưởng TGPL miễn phí gồm:
- Người nghèo: Theo quy định của pháp luật là người thuộc hộ nghèo, được xác định theo chuẩn nghèo do Thủ tướng chính phủ quy định trong từng giai đoạn. Hiện nay, đang áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1725/CT-TTg ngày 21/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 thì mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng
[46]. Hộ nghèo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
hộ nghèo theo từng năm, tức là sổ hộ nghèo, để họ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước nói chung và hưởng chính sách TGPL nói riêng.
- Các đối tượng chính sách xã hội khác: Người có công với cách mạng;Người già cô đơn không nơi nương tựa; Người tàn tật không nơi nương
tựa; Trẻ em không nơi nương tựa; Người dân tộc thiểu số (đã được nêu cụ thể tại mục 1.1.2.2).
- Các đối tượng khác được TGPL theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.
48
Đây là những đối tượng thụ hưởng dịch vụ TGPL miễn phí của Nhà nước, theo quy định tại Điều 11, Luật TGPL thì những người được TGPL nêu trên có một số quyền sau đây: Tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện yêu cầu TGPL; Lựa chọn người thực hiện TGPL; yêu cầu thay đổi người thực hiện TGPL khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật TGPL; Thay đổi, rút yêu cầu TGPL; Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tố cáo về TGPL. Song song với quyền, theo quy định tại Điều 12, Luật TGPL người được TGPL phải tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định, cụ thể là: Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được TGPL; Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc TGPL và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó; Tôn trọng tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện TGPL; Không yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL khác TGPL cho mình về một vụ việc đang được tổ chức thực hiện TGPL trợ giúp; Chấp hành pháp luật về TGPL và nội quy nơi thực hiện TGPL.
2.1.2.3. Về lĩnh vực TGPL
Theo quy định tại Điều 34, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP lĩnh vực pháp lụât mà người được TGPL được trợ giúp bao gồm: Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; Pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; Pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; Pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; Pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; Pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu đãi xã hội khác; Các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo hoặc liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Có thể thấy lĩnh vực TGPL cho người nghèo và đối
49
tượng chính sách rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực pháp luật trừ lĩnh vực pháp luật về kinh doanh, thương mại.
2.1.2.4. Về hình thức TGPL
Pháp luật về TGPL ở nước ta xác định phạm vi hình thức TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác rất phong phú, đa dạng và luôn được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn thông qua quá trình tổ chức thực hiện pháp luật TGPL. Theo đó, tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 Luật TGPL thì các hình thức TGPL bao gồm:
- Tư vấn pháp luật: Người thực hiện TGPL hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý
kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc TGPL cho người được TGPL. Tư vấn pháp luật có thể được thực hiện trực tiếp cho người được TGPL tại trụ sở; tư vấn theo yêu cầu qua điện thoại hoặc trả lời bằng văn bản; tư vấn thông qua TGPL lưu động; tư vấn thông qua sinh hoạt của Câu lạc bộ TGPL hoặc tại các đợt sinh hoạt chuyên đề pháp luật.
- Tham gia tố tụng: Người thực hiện TGPL tham gia tố tụng hình sự để
bào chữa cho người được TGPL là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được TGPL là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Để bào chữa trong vụ án hình sự, Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, trong khi luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa.
Giám đốc Trung tâm TGPL hoặc Trưởng Chi nhánh có quyền cử người tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, trợ giúp viên pháp lý, luật sư xuất trình giấy chứng nhận tham gia tố tụng, thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư và có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố