Mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 33)

Quá trình nghiên cứu các văn bản pháp luật về TGPL của một số nước cho thấy, trên thế giới hiện nay tồn tại 3 loại mô hình TGPL:

1.2.1.1. Mô hình từ thiện

Mô hình này tồn tại ở giai đoạn đầu khi hình thành TGPL. Đây là mô hình sơ khai nhất, hình thành sớm nhất vào giữa thế kỷ 19, chủ yếu do nhà thờ, tổ chức tôn giáo và tổ chức từ thiện thành lập hoặc quyên góp để thực hiện vụ cụ thể, nhất là trong thời kỳ nhà thờ có vai trò to lớn đối với đời sống pháp luật. Sau đó, khi nghề luật sư phát triển, nhiều tổ chức luật sư làm TGPL trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc, mang tính chất nhân đạo, làm phúc mà không dựa trên tư duy về quyền (Đức, Ý, Anh...) [42]. Trong quá trình hành nghề, khi gặp vụ việc của người có hoàn cảnh đặc biệt, các luật sư tự nguyện giúp đỡ do lòng trắc ẩn trước kẻ yếu thế, nghèo khó hoặc vì công lý, hoặc để tập sự nghề và nâng cao uy tín nghề nghiệp trong cộng đồng, tiến đến giai đoạn có sự thống nhất cao là theo quy chế đạo đức nghề nghiệp của tổ chức luật sư.

Ở Việt Nam hiện nay, việc các Đoàn luật sư tự nguyện làm một số vụ việc miễn phí cho đối tượng nghèo là thuộc về phạm vi của mô hình này

1.2.1.2. Mô hình Luật sư trợ giúp được trả lương từ ngân sách Nhà nước

Đây là mô hình trợ giúp do nhà nước tài trợ. Theo mô hình này cơ quan quản lý hoạt động TGPL là Uỷ ban TGPL hoạt động độc lập (không phải là cơ quan của Chính phủ). Hoạt động TGPL được thực hiện chủ yếu do đội ngũ luật sư công và luật sư tư thực hiện. Nhà nước tuyển dụng các luật sư làm việc thường xuyên cho tổ chức TGPL và trả lương cho họ theo tháng mà không trả theo vụ việc. Các tổ chức TGPL được thành lập và hàng năm được Nhà nước cấp một khoản kinh phí theo dự toán và được phép sử dụng, quản lý nguồn kinh phí này một cách độc lập để thực hiện các hoạt động liên quan đến TGPL.

26

Theo mô hình này tổ chức TGPL có thể chủ động đến gặp đối tượng cần trợ giúp mà không cần chờ họ đến gặp mình. Hiện nay, mô hình này được áp dụng ở Mỹ, Bang Quebec (Canada), Hàn Quốc, Nam Phi, Newzeland, Isarel, New South Wales, Queensland, Hà Lan, Philippine và một số nước khác [42].

Điểm yếu cơ bản của mô hình này là nguồn kinh phí hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ, do vậy không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội (Hà Lan là một ví dụ cho trường hợp này).

1.2.1.3. Mô hình hỗn hợp

Mô hình TGPL hỗn hợp là mô hình có tổ chức TGPL nhà nước, TGPL của tổ chức luật sư hành nghề tự do và được Nhà nước tài trợ hoặc luật sư thực hiện theo nghĩa vụ xã hội, nhưng được ghi nhận bảo đảm thực hiện và TGPL cộng đồng. Đây là một mô hình hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay do kết hợp được tất cả các điểm mạnh của các mô hình khác nhau. Đó là sự kết hợp giữa hoạt động TGPL do tổ chức TGPL của Nhà nước (luật sư công) thực hiện và do tổ chức luật sư tư thực hiện được Nhà nước tài trợ hoặc do các luật sư tư thực hiện trên cơ sở tự nguyện mang tính từ thiện, nhưng được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước như: Anh, Nhật, Hà Lan, Úc, Nam Phi, Thụy Điển, Trung Quốc...

Theo mô hình này ở các nước đều có một Uỷ ban TGPL Trung ương điều hành. Dưới Uỷ ban có các Ban hỗ trợ pháp lý (Thụy Điển) hoặc Văn phòng TGPL (Anh, Nam Úc). Dưới Văn phòng TGPL là Trung tâm TGPL. Hoạt động TGPL chủ yếu do luật sư công (Úc, Philipine, Trung Quốc) và luật sư tư hành nghề tự do thực hiện. Đây là mô hình trợ giúp được hầu hết các nước trên thế giới và ở Việt Nam đang áp dụng [42].

Như vậy, dù theo bất kỳ mô hình nào, ở bất cứ nước nào thì đặc trưng mang tính bản chất của trợ giúp pháp lý là một loại nghề nghiệp đặc biệt vừa

27

lý cho những người không có khả năng chi phí khi tiếp cận công lý". Hoạt

động này trở thành một trong những chức năng xã hội của bất kỳ Nhà nước nào.

Qua nhận xét, đánh giá sơ bộ về các mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý nói trên, cho thấy dù là mô hình Nhà nước, mô hình từ thiện hay mô hình hỗn hợp, thì các Luật sư hành nghề đều giữ vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là chủ yếu trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý. Rõ ràng nếu muốn phát triển rộng rãi hoạt động trợ giúp pháp lý và bảo đảm hiệu quả, chất lượng của công việc trợ giúp thì cần phải tăng cường đội ngũ Luật sư (công và tư), thu hút ngày càng nhiều sự tham gia tích cực của các Luật sư hành nghề.

Thực tiễn triển khai công tác TGPL thời gian qua ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia có lịch sử TGPL lâu đời cho thấy, mô hình TGPL hỗn hợp kết hợp vừa nhà nước và xã hội mà Việt Nam đã và đang thực hiện trong đó nhà nước đóng vai trò trung tâm, vừa điều phối, quản lý, vừa thực hiện TGPL là định hướng đúng đắn, mô hình này không những đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, thể hiện đầy đủ bản chất và ý nghĩa của hoạt động TGPL với tư cách là quyền cơ bản của công dân, thấy được trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện TGPL, trong đó trước hết thuộc về Nhà nước. Mặt khác, huy động được mọi tiềm năng của xã hội tham gia thực hiện TGPL theo tinh thần xã hội hoá sẽ tạo ra nhiều địa chỉ để người được TGPL lựa chọn, phù hợp với các yêu cầu của cải cách hành chính. Tính phù hợp của mô hình này thể hiện ở chỗ nghề luật sư ở Việt Nam chậm phát triển, số lượng ít, phân bổ lại không đồng đều giữa các vùng, miền, các tổ chức xã hội lại hoạt động chủ yếu dựa vào sự bao cấp của ngân sách nhà nước, tính tự nguyện, tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng. Đồng thời, nó phù hợp với bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của chế độ ta và đã được áp dụng ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu thiết lập

28

chính sách TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện mô hình này cũng đang tiềm ẩn một số bất cập do những biến động của thực tiễn, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn

thiện bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)