đóng vai trò là nền tảng đối với hiệu quả hoạt động TGPL. Nếu hệ thống pháp luật về TGPL hoàn thiện, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, điều chỉnh toàn diện các vấn đề phát sinh về tổ chức và hoạt động TGPL. Các quy định pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tiễn, dễ hiểu, dễ vận dụng, công khai, minh bạch sẽ tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động TGPL có hiệu quả và ngược lại.
1.1.4. Vai trò của pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác tượng chính sách xã hội khác
Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác tiếp cận và được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.
Pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đồng thời nó cũng là phương tiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện công lý, công bằng xã hội. Song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan (trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật, hoàn cảnh sống khó khăn...) nhiều người dân vẫn chưa thực sự tiếp cận được
23
với pháp luật, chưa sử dụng pháp luật như một hình thức hữu hiệu và phù hợp với hoàn cảnh để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Chính vì vậy, việc ban hành pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác là một yếu tố quan trọng để thực hiện mục đích trên. Pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác là địa chỉ tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và đối tượng chính sách biết và tiếp cận được với dịch vụ pháp lý miễn phí khi lợi ích của họ bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị xâm phạm, đồng thời, biết sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ các lợi ích đó. Qua đó, giải tỏa kịp thời các vướng mắc pháp luật, hạn chế tình trạng “chuyện bé xé ra to”, “cái sảy nảy cái ung”. Việc đáp ứng nhu cầu TGPL của người dân một cách kịp thời, thường xuyên còn góp phần hình thành thói quen, củng cố nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Thứ hai, góp phần tăng cường quan hệ phối hợp với các cơ quan, ban,
ngành và tổ chức đoàn thể và tạo hành lang pháp lý, định hướng cho các quan hệ TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác phát triển
ổn định góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động TGPL.
Hoạt động TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội
khác có những đặc thù riêng do tính chất, quan hệ TGPL cho đối tượng này đa dạng, phong phú, không chỉ là quan hệ giữa người thực hiện TGPL và đối tượng TGPL mà còn là mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan, vị trí của người thực hiện TGPL, việc tham gia TGPL của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp... Vì vậy, pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác đã có vai trò tích cực trong việc tạo xác lập, điều chỉnh các quan hệ này theo một trật tự nhất định,
24
đảm bảo các quan hệ TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác phát triển ổn định.
Thứ ba, pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách
xã hội khác thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác, góp phần thể chế hóa chủ trương của Đảng về TGPL, đảm bảo công bằng thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội, đáp ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
Pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác thực sự là công cụ pháp lý góp phần thực hiện chủ trương tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo điều kiện giúp đỡ mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện chính sách xã hội hóa một bước trong lĩnh vực pháp luật và đề cao trách nhiệm cho Nhà nước trong việc đưa
pháp luật vào cuộc sống.