Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 36)

Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống TGPL bao gồm tổ chức TGPL của Nhà nước và các tổ chức TGPL phi Chính phủ.

Đối với hệ thống TGPL của Nhà nước: Hệ thống này được tổ chức từ Trung ương đến địa phương và có nhiệm vụ thực hiện TGPL miễn phí cho những đối tượng nhất định, những đối tượng chủ yếu được phục vụ là người nghèo. Hoạt động của hệ thống TGPL của Nhà nước do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động và chịu trách nhiệm báo cáo trước Nhà nước về hoạt động của mình. Ở Trung Quốc hệ thống TGPL của Nhà nước được tổ chức thành một hệ thống từ Trung ương đến cấp huyện tương ứng với hệ thống tổ chức Tòa án. Ở Trung ương là Trung tâm TGPL thuộc Bộ Tư pháp, Trung tâm TGPL ở cấp đặc khu, cấp tỉnh và cấp huyện. Còn ở Philippine đó là Văn phòng luật sư công (Public Attorneys Officce), sau này đổi tên thành Cục Luật sư công ở Trung ương giữ vai trò nòng cốt; các Văn phòng khu vực; Văn phòng cấp quận và các Văn phòng cấp dưới trực thuộc, ngoài ra còn có Uỷ ban TGPL về đất đai thuộc Bộ Cải cách ruộng đất. Bang Québec - Canada thành lập hệ thống TGPL bao gồm: Uỷ ban TGPL; các Trung tâm TGPL ở cấp vùng và các Trung tâm TGPL ở địa phương (dưới cấp vùng, tương đương với cấp huyện); các Văn phòng TGPL (cấp cơ sở). Còn ở Canada, Hàn Quốc, tổ chức TGPL được gọi là Cục TGPL (Legal Aid Corporation). Đối với Hà Lan thì hệ thống này bao gồm Hội đồng TGPL (Legal Aid Council - chuyên đưa ra các chính sách về TGPL và phê chuẩn đơn yêu cầu trợ giúp) và Uỷ ban TGPL (chuyên thực hiện trợ giúp), ở Úc là Uỷ ban TGPL (Legal Aid Commision) 56.

29

Ngoài ra, ở một số nước, tồn tại song song với hệ thống TGPL của Nhà nước là các tổ chức TGPL phi Chính phủ và hoạt động trợ giúp của các Luật sư tư. ở Canada, gồm: Tổ chức TGPL cộng đồng, Hội TGPL sinh viên, Tổ chức TGPL thổ dân... (theo Điều 14 Luật Dịch vụ TGPL của bang Ontario năm 1998, Canada). Các tổ chức trợ giúp phi Chính phủ này muốn thành lập và hoạt động cần gửi đơn xin cấp kinh phí và xin phép hoạt động đến Cục TGPL. Sau khi xem xét, nếu đồng ý cho thành lập, Cục TGPL sẽ ký một bản thoả thuận với người sáng lập ra tổ chức đó, trong đó nêu rõ việc phê duyệt thành lập tổ chức, phạm vi cũng như thời gian hoạt động của tổ chức đó. Trong quá trình hoạt động của các tổ chức này, Cục TGPL có thể đưa ra các hướng dẫn và tiêu chuẩn cụ thể để các tổ chức đó tuân theo. Nếu các tổ chức này không tuân thủ các hướng dẫn của Cục TGPL thì Cục có thể ngừng cấp kinh phí hoặc giảm kinh phí hoạt động tuỳ theo từng trường hợp, ở Phillipne các tổ chức này gồm Trung tâm pháp luật Alterlaw, Hiệp hội luật sư là tổ chức xã hội nhưng cũng thực hiện TGPL, ở Úc có các Trung tâm pháp lý cộng đồng, Trung tâm TGPL cho thổ dân...

Đối với một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan thì hệ thống tổ chức TGPL của các nước này thường gồm 2 hệ thống: Hệ thống thứ nhất hình thành từ các tổ chức tình nguyện của các tầng lớp nhân dân lao động do các Luật sư chuyên về lao động thành lập để xử lý các vụ việc về hôn nhân, nhà ở và lao động; hệ thống thứ hai do Hiệp hội Luật sư thành lập để thực hiện TGPL cho người nghèo 56.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 36)