Về kết quả thực hiện pháp luật trợ giúp pháp lý cho người nghèo và

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 63)

các đối tượng chính sách xã hội khác

2.2.2.1. Về kết quả thực hiện các vụ việc TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác

Qua gần 8 năm kể từ khi Luật TGPL ra đời năm 2006 đến nay, theo báo cáo của Cục TGPL, Bộ Tư pháp các tổ chức thực hiện TGPL trong cả nước đã

56

thực hiện được 731.483 vụ việc cho tổng số 751.910 đối tượng thuộc diện TGPL, trong đó:

Người nghèo có 200.729 đối tượng (Cụ thể, năm 2007 là 32.846 trên tổng số 110.211 đối tượng; năm 2008 tăng thêm 392 đối tượng nâng lên thành 33.238 trên tổng số 127.988 đối tượng; năm 2009 là 30.349 trên 108.298 tổng số đối tượng; năm 2010 là 26.336 trên 94.576 tổng số đối tượng; năm 2011 là 23.203 trên tổng số 83.336 đối tượng; năm 2012 là 24.109 trên tổng số 103.378; năm 2013 là 21.694 trên tổng số 83.777 đối tượng và trong 6 tháng đầu năm 2014 thì số đối tượng người nghèo là 8.999 trên tổng số 40.366 đối tượng).

Còn lại thực hiện cho các đối tượng khác bao gồm: dân tộc thiểu số có 174.927 đối tượng; người có công với cách mạng có 103.006 đối tượng; người già có 9.826 đối tượng; người tàn tật có 4.617 đối tượng; trẻ em có

26.017 đối tượng và các đối tượng khác có 227.533 đối tượng (Xem chi tiết phụ lục I)

BIỂU ĐỔ 2.1: BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TGPL

Người nghèo (26.69%) Người dân tộc thiểu số (23.27%) Người có công với CM (13.69%) Trẻ em (4.16%) Người già(0.62%) Người tàn tật (1.3%) Các đối tượng khác (30.27%)

57

Như vậy, nhìn vào biểu đồ 2.1 thống kê số liệu các đối tượng được TGPL từ 2007 đến tháng 6/2014 ta thấy:

Đối tượng là người nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất 26.69% (cao hơn đối tượng dân tộc thiểu số 3.43%, cao hơn đối tượng người có công với cách mạng 13%, cao hơn đối tượng là trẻ em 22% và nhiều hơn rất nhiều so với đối tượng là người già và người tàn tật); Đối tượng là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 23.27%; Đối tượng là người có công với cách mạng chiếm tỷ lệ 13.69%; Đối tượng là trẻ em chiếm tỷ lệ 4.16%; Đối tượng là người tàn tật chiếm tỷ lệ 1.3%; Đối tượng là người già chiếm tỷ lệ 0.62%. Trong tổng số đối tượng này thì đối tượng được TGPL là nam giới là 407.982 người (chiếm tỷ lệ 54.2%%) và số lượng vụ việc cho đối tượng được TGPL nữ giới là 343.928 người (chiếm tỷ lệ 45.8 %).

Qua bảng số liệu tại phụ lục kèm và biểu đồ có thể thấy số lượng các đối tượng là người nghèo, người thuộc diện chính sách, người già, người tàn tật, người dân tộc, trẻ em… được thực hiện TGPL luôn có sự biến động qua từng năm. Sự biến động này được lý giải là nằm trong sự biến động chung của cả nước và sự tăng lên của các nhóm đối tượng khác, điều này chứng tỏ pháp luật TGPL đã phát huy được hiệu quả trong việc mở rộng đối tượng TGPL. Tuy có biến động song đối tượng người nghèo luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số đối tượng được TGPL trên cả nước. Điều này chứng tỏ nhu cầu TGPL của người nghèo ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất lớn và luôn là đối tượng trung tâm và nhận được sự quan tâm đúng mức của những người làm công tác TGPL nói chung ở nước ta. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo làm cho số lượng người nghèo ở nước ta tăng lên đáng kể so với các đối tượng khác.

Tiếp theo sau người nghèo thì đối tượng dân tộc thiểu số cũng là đối tượng chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng số đối tượng được TGPL (cao hơn đối tượng người có công với cách mạng 9.57%, cao hơn đối tượng là trẻ em 19.1% và cao hơn đối tượng người già là 23.1%).

58

Đứng thứ ba sau đối tượng người nghèo và dân tộc thiểu số là đối tượng người có công với cách mạng (cao hơn đối tượng người già 12.77%, cao hơn đối tượng người tàn tật 12.39%, cao hơn đối tượng là trẻ em 9.53%). Còn các đối tượng còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp.

Chính sự chênh lệch về các đối tượng được TGPL vì vậy, đặt ra yêu cầu cần có giải pháp để tăng cường hoạt động truyền thông và TGPL cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em, người tàn tật và người già cô đơn không nơi nương tựa…

Đối tượng được TGPL vẫn chủ yếu là nam giới, tỷ lệ nữ giới còn thấp. Do đó, đòi hỏi thời gian tới phải chú trọng hơn đến vấn đề giới và bảo đảm bình đẳng giới trong hoạt động TGPL, đặc biệt cần có giải pháp để nữ giới tham gia nhiều hơn vào hoạt động TGPL.

2.2.2.2. Về kết quả lĩnh vực được TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác

Theo cáo báo thống kê của Cục TGPL, Bộ Tư pháp, từ năm 2007 đến tháng 06/ 2014 trong tổng số 731.483 vụ việc TGPL đã thực hiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác được chia theo lĩnh vực như sau: Lĩnh vực dân sự có 160.851 vụ; Lĩnh vực đất đai có 167.063 vụ; Lĩnh vực hôn nhân, gia đình có 77.782 vụ; Lĩnh vực hình sự có 61.795vụ; Lĩnh vực hành chính - khiếu nại có 67.358 vụ; Lĩnh vực lao động có 15.605 vụ; Lĩnh vực thuộc lĩnh vực khác

59

BIỂU ĐỔ 2.2: BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ LĨNH VỰC ĐƯỢC TGPL

Như vậy, qua biểu đồ 2.2 thống kê lĩnh vực được TGPL từ năm 2007

đến năm 2014 cho thấy: Lĩnh vực dân sự chiếm tỷ lệ 24.71%; Lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ 25.66%; Lĩnh vực hôn nhân, gia đình chiếm tỷ lệ 11.95%; Lĩnh vực hình sự chiếm tỷ lệ 9.49 %; Lĩnh vực hành chính - khiếu nại chiếm tỷ lệ 10.35%; Lĩnh vực lao động, việc làm chiếm tỷ lệ 2.4%; các lĩnh vực

khác chiếm tỷ lệ 15.43%.

Theo quy định của pháp luật TGPL, các quy định pháp luật về lĩnh vực cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác đã đáp ứng được nhu cầu pháp luật của các đối tượng, giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội hàng ngày. Việc thực hiện TGPL được thực hiện tất cả các lĩnh vực pháp luật của đời sống xã hội trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lĩnh vực TGPL tập trung chủ yếu ở lĩnh vực

Dân sự (24.71%) Hình sự (9.49%) Hôn nhân, gia đình (11.95%) Hành chính, khiếu nại (10.35%) Đất đai (25.66%) Các đối tượng khác (15.44%) Lao động việc làm (2.4%)

60

đất đai và dân sự, tỷ lệ số vụ việc lao động, việc làm và hành chính còn thấp. Tỷ lệ này đã phản ánh đúng thực trạng các tranh chấp và vướng mắc pháp luật trong nhân dân ta hiện nay. Quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa đã đẩy các tranh chấp đất đai thành một vấn đề được quan tâm nhất hiện nay nên tỷ lệ các vụ việc TGPL về đất đai trong những năm gần đây luôn rất cao. Ngoài đất đai thì dân sự là một lĩnh vực rộng, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. Mà kiến thức pháp luật dân sự rộng khắp được quy định để điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội nên việc hiểu biết pháp luật của người dân nói chung và người được TGPL nói riêng còn nhiều hạn chế. Có đối tượng không có kiến thức về pháp luật hoặc có nhưng còn rất mơ hồ nên tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo vượt cấp còn xảy ra thưởng xuyên và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, các vụ việc về lao động, việc làm còn ít là do đối tượng được TGPL trong lĩnh vực này phần lớn là người nghèo và các đối tượng chính sách, có ít trường

hợp là đối tượng khác.

2.2.2.3. Về kết quả vụ việc TPGL theo hình thức thực hiện TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.

Theo cáo báo thống kê của Cục TGPL, Bộ Tư pháp, từ năm 2007 đến tháng 06/2014 các tổ chức thực hiện TGPL đã thực hiện các vụ việc theo các hình thức như sau: Hình thức tư vấn có 668.674 vụ; hình thức tham gia tố tụng có 47.423 vụ, trong đó bảo vệ lợi ích 12.336 vụ và bào chữa 35.087 vụ; hình thức đại diện ngoài tố tụng có 2.775 vụ; hình thức khác có 12.226 vụ

61

BIỂU ĐỔ 2.3: BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ HÌNH THỨC THỰC HIỆN TGPL

Qua biểu đồ thống kê hình thức thực hiện TGPL từ 2007 đến 2014 cho thấy TGPL thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật chiếm tỷ lệ 91.47%; hình thức tham gia tố tụng chiếm tỷ lệ 6.48%; hình thức đại diện ngoài tố tụng chiếm tỉ lệ 0.37 % và các hình thức khác chiếm tỷ lệ 1.68%. Có thể thấy, theo các quy định hiện nay các hình thức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội khác được pháp luật quy định khá đầy đủ, chi tiết. Sự đa dạng của các hình thức TGPL đáp ứng được sự đa dạng của nội dung vụ việc và đối tượng TGPL, tạo cơ sở cho người thực hiện TGPL lựa chọn biện pháp hữu hiệu nhất trong những trường hợp cụ thể để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng TGPL.

Tuy nhiên, trên thực tế tư vấn pháp luật là hình thức TGPL phổ biến, chiếm tỷ lệ chủ yếu được áp dụng thường xuyên ở tất cả các tổ chức thực hiện TGPL, các vụ việc tư vấn pháp luật thông qua hình thức tư vấn miệng, tư vấn qua điện thoại, tư vấn bằng văn bản, tư vấn tại các câu lạc bộ TGPL, các buổi

Tư vấn (91.47%) Hình thức khác (1.68%) Đại diện ngoài

tố tụng (0.37%) Tham gia tố tụng

62

TGPL lưu động. Còn tham gia tố tụng để đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác là bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính số lượng vụ việc theo hình thức tham gia tố tụng chưa nhiều và hạn chế. Mặc dù tham gia tố tụng là một hình thức TGPL quan trọng nhưng do thiếu cơ chế về nguồn lực nên số lượng vụ việc TGPL bằng hình thức này không nhiều (chiếm từ 6 - 7% tổng số vụ việc TGPL) và chủ yếu do các cộng tác viên là luật sư thực hiện. Nếu so sánh số lượng vụ việc TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng với tổng số vụ án giải quyết hàng năm của các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy, tỷ lệ đó là rất khiêm tốn, không muốn nói là không đáng kể. Số vụ việc tham gia tố tụng là rất thấp, nhưng xét về chất lượng cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, nhiều vụ việc đại diện, bào chữa do luật sư thực hiện cho thấy hiệu quả tranh tụng chưa cao.

2.2.2.4. Về chất lượng vụ việc TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.

Để bảo đảm cho người được TGPL được thụ hưởng dịch vụ pháp lý với chất lượng tốt nhất, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL ngày càng được chú trọng. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL ban hành kèm theo Thông tư 02/2013/TT-BTP ngày 05/01/2013 thay thế cho Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã tạo cơ sở pháp lý để người thực hiện TGPL tự kiểm tra, đánh giá chất lượng các vụ việc đã hoàn thành khi cần thiết hoặc được đánh giá bởi tổ chức thực hiện TGPL hoặc cơ quan quản lý nhà nước về TGPL. Hàng năm, Cục TGPL và các Trung tâm đều tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc theo kế hoạch hoặc lựa chọn điểm; đồng thời khi thực hiện việc chi trả bồi dưỡng cho cộng tác viên, Trung tâm đều phân công chuyên viên, trợ giúp viên pháp lý đánh giá chất lượng vụ việc làm căn cứ chi bồi dưỡng. Thực tế

63

cho thấy, đến nay chưa có vụ việc nào bị khiếu nại, tố cáo hoặc vụ việc nào yêu cầu Trung tâm phải bồi thường do TGPL sai, gây thiệt hại cho người được TGPL. Theo báo cáo của 63/63 Trung tâm TGPL, đến hết tháng 6/2014, các tổ chức thực hiện TGPL đã thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL.

Tuy nhiên, việc tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc TGPL mới chỉ ở bước đầu, một số tiêu chí còn cao hơn thực tiễn, chưa phù hợp với khả năng có thể đảm bảo. Cơ quan quản lý về TGPL chưa nắm sát sao vụ việc, người thực hiện vụ việc. Việc đánh giá chất lượng vụ việc không do những người có chuyên môn kinh nghiệm nghề nghiệp thực tiễn dầy dạn thực hiện do đó việc đánh giá chưa khách quan, hiệu quả và không đạt chất lượng mong muốn. Chính vì vậy mà quyền lợi hợp pháp của người được TGPL vẫn chưa được bảo đảm tốt nhất, đôi khi còn bị hướng dẫn sai, ảnh hưởng đến uy tín của toàn hệ thống TGPL. Có thể nói, việc đánh giá chất lượng hiện nay rất hình thức và không thực chất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 63)