Khung pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đố

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 25)

tượng chính sách xã hội khác.

Căn cứ vào các văn bản pháp luật về TGPL ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu là Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 có thể đưa ra khái niệm pháp luật về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác như sau:

18

là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân… và người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội khác trong quá trình cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng này giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý và công bằng xã hội.

Xuất phát từ tính chất, nội dung và yêu cầu của TGPL, các quan hệ pháp luật về TGPL, thì pháp luật TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác quy định những vấn đề liên quan trực tiếp đến TGPL và đối tượng được TGPL để điều chỉnh hoạt động TGPL. Mọi quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về TGPL có thể được tách riêng và lập thành hệ thống pháp luật và được xem xét dưới một khung pháp luật về đối tượng này. Vì thế, đây là đặc điểm cơ bản nhất làm cho khung pháp luật đối với TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có thể dễ nhận biết và phân biệt với khung pháp luật về đối tượng khác.

Văn bản pháp lý trong nước đầu tiên của Việt Nam ghi nhận các quy định điều chỉnh về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác là Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách. Trên cơ sở của các quy định này, nhiều văn bản pháp luật quan trọng về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác lần lượt ra đời và đã hình thành hệ thống các văn bản pháp luật ngày càng đầy đủ và cụ thể hơn. Luật TGPL năm 2006 được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền được TGPL của công dân, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi cho những người dân nghèo, những người yếu thế hơn trong xã hội (người tàn tật, trẻ em...). Đến nay, chúng ta có các văn bản hướng dẫn cụ thể như sau:

19

- Nghị định của Chính phủ gồm: Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật TGPL; Nghị định số 14/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP; Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, TGPL, luật sư, tư vấn pháp luật.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2008 phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới Trung tâm TGPL và Chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010, định hướng đến năm 2015; Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày18 tháng 08 năm 2010 về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020; Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 06 năm 2008 về việc thành lập Quỹ TGPL Việt Nam; Quyết định 678/QĐ-TTg ngày 10 tháng 05 năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg Ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020.

- Thông tư liên tịch gồm: Thông tư liên tịch số 209/2012/TTLT-BTC- BTP ngày 24 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan TGPL nhà nước; Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 30 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm TGPL nhà nước; Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 07 tháng 11 năm 2018 hướng dẫn xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, TGPL đối với Cựu chiến binh; Thông tư liên tịch số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP ngày 06 tháng 06 năm 2011 hướng dẫn thực hiện TGPL trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính; Thông tư liên tịch số 23/2011/TTLT-

20

BTP-BNV ngày 08 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn chuyển ngạch và xếp lương đối với viên chức TGPL; Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP- UBDT ngày 17 tháng 01 năm 2012 hướng dẫn thực hiện TGPL đối với người dân tộc thiểu số; Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT/BTP-BCA-BQP-BTC- VKSNDTC-TANDTC ngày 04 tháng 07năm 2013 hướng dẫn về bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL; Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 17 tháng 02 năm 2014 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ- TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013 – 2020; Thông tư liên tịch số 58/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 08 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục của trợ giúp viên pháp lý.

- Thông tư của Bộ Tư pháp gồm: Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 09 năm 2008 hướng dẫn về nghiệp vụ TGPL và quản lý nhà nước về TGPL; Thông tư số 15/2010/TT-BTP ngày 04 tháng 10 năm 2010 quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý; Thông tư số 06/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 7 năm 2010 quy định chức danh, mã số ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý; Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31 tháng 10 năm 2011 sửa đổi một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008; Thông tư số 07/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2012 hướng dẫn về cộng tác viên TGPL của Trung tâm TGPL nhà nước; Thông tư số 174/TT-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn quản lý tài chính đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam; Thông tư số 02/2013/TT-BTP ngày 05 tháng 01 năm 2013 ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL; Thông tư số 18/2013/TT-BTP ngày 20 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn cách tính thời gian thực hiện và hồ sơ thanh toán chế độ bồi dưỡng vụ việc TGPL; Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày

21

03tháng 12 năm 2013 hướng dẫn về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp; Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17 tháng 4 năm 2014 thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31/03/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động TGPL.

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gồm: Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2007 về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ngày 28 tháng 02 năm 2008 ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Quyết định số 03/2008/QĐ-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2008 ban hành điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05 tháng 12 năm 2008 ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; Quyết định số 08/2008/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2008 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam; Quyết định số 09/2008/QĐ - BTP ngày 08 tháng 12 năm 2008 ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý [58].

Các văn bản pháp luật này đã tạo nên khuôn khổ pháp lý cần thiết quy định về nhiều vấn đề cụ thể của công tác TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác như: Quy định về hệ thống cơ cấu tổ chức TGPL miễn phí, về lĩnh vực pháp luật được TGPL, về hình thức TGPL, về chủ thể thực hiện TGPL và các đối tượng được TGPL miễn phí...

Ngoài việc tuân thủ theo những quy định của pháp luật về TGPL nói chung thì TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác còn tuân thủ theo các quy phạm pháp luật riêng biệt như Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Luật sư...

Đồng thời, trong quan hệ quốc tế Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước mở ra khả năng cho các công dân Việt Nam được TGPL miễn phí ở nước ngoài và công dân nước ngoài được TGPL ở Việt

22

Nam. Cụ thể, Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước trên thế giới như Hiệp định với Ba Lan, Bêlarút, Bungari, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, CuBa, Hungari, Lào, Liên Xô cũ (Cộng hoà liên bang Nga kế thừa), Mông Cổ, Nga, Pháp, Tiệp Khắc (Séc, Xlovakia kế thừa), Trung Quốc, Ucraina, Hàn Quốc…[51]. Nội dung của các văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế trên đây đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc điều chỉnh về TGPL cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế của đời sống quốc tế, pháp luật của Việt Nam về vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu để áp dụng có hiệu quả và bổ sung hoàn thiện.

Có thể thấy, việc ban hành khung pháp luật về TGPL cho người nghèo

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 25)