Đối tượng được trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 37)

Đối tượng được TGPL của các nước trên thế giới đều có điểm chung là những ngườinghèo không có khả năng thanh toán các chi phí khi tiếp cận với các dịch vụ pháp luật như (Canada, Hàn Quốc, Philippine, Campuchia, Thái Lan); hoặc là những đối tượng yếu thế được ưu tiên trợ giúp như: phụ nữ, vị

30

thành niên, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật. Tuy nhiên, ở các nước khác nhau có những quy định khác nhau về mức độ nghèo đói, căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người trong gia đình. Tại Singapore quy định đối tượng TGPL là: Cha, mẹ, người giám hộ cho con chưa thành niên trong giá thú và con nuôi; Mẹ là người giám hộ cho con ngoài giá thú; Những người có thu nhập bình quân dưới 7000 USD/năm.

Đối với án hình sự, ở một số nước như Đức, Australia, Thụy Điển... ở một người được TGPL miễn phí nếu người đó được Toà tuyên vô tội, còn nếu người đó bị Toà tuyên là phạm tội thì phải thanh toán toàn bộ chi phí, kể cả tiền thuê luật sư bào chữa. Theo pháp luật Anh, nạn nhân của tội phạm nghiêm trọng được TGPL miễn phí, Nhà nước trả toàn bộ các khoản chi phí TGPL, còn bên phạm tội phải thanh toán toàn bộ chi phí, kể cả chi phí cho luật sư đại diện cho nạn nhân 58.

Đối với án dân sự, Luật Úc quy định nếu đối tượng thua kiện thì miễn phí, nhưng nếu thắng kiện thì phải thanh toán toàn bộ chi phí hay một phần bằng tài sản do thắng kiện mang lại... Luật Đức quy định nếu nguyên đơn thua kiện sẽ phải trả toàn bộ chi phí, kể cả chi phí thuê luật sư cho bị đơn. Còn các đối tượng khác khi được TGPL đều phải thanh toán toàn bộ hay một phần chi phí tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của người đến xin trợ giúp. Riêng đối với Nam Úc quy định đối tượng được TGPL là: người nghèo; người bị khuyết tật; người bị chịu thiệt thòi. Không TGPL cho những người có đủ điều kiện thanh toán cho việc TGPL. Còn pháp luật Philipine thì quy định đối tượng là người nghèo và thổ dân...

Một số nước lại xác định đối tượng TGPL là người có hoàn cảnh khó khăn (Trung Quốc; Đức); người không có điều kiện thuê mướn luật sư (Singapore). Một số nước khác xác định diện đối tượng được hưởng TGPL rất rộng bao gồm tất cả mọi công dân của nước mình (Thụy Điển; Nam Phi). Một

31

số quốc gia cũng thừa nhận người nước ngoài cũng thuộc diện được TGPL (Trung Quốc, Campuchia) và một số đối tượng khác (Úc, Thái Lan, Campuchia) 43.

Tuy nhiên, tất cả các nước đều xác định khi muốn được hưởng TGPL thì đối tượng phải chứng minh hoàn cảnh kinh tế của mình. Hoặc chứng minh rằng họ có đủ điều kiện để được hưởng TGPL. Pháp luật Trung Quốc quy định một người có đủ điều kiện để được hưởng dịch vụ TGPL phải đáp ứng được một trong hai điều kiện: Điều kiện chung và điều kiện đặc biệt nghĩa là họ có thể ngay lập tức được hưởng TGPL theo ấn định của Toà án. Đối với pháp luật Philippine thì để được hưởng TGPL miễn phí thì đối tượng phải thoả mãn hai điều kiện: Là người nghèo và vụ việc phải đáng được nhận sự giúp đỡ pháp luật. Còn người Quécbec - Canada thì lại đòi hỏi đối tượng phải đáp ứng được hai điều kiện về tài chính và điều kiện về loại vụ việc cụ thể 58.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác luận văn ths luật (Trang 37)