Tình hình tham chính của phụ nữ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 79)

31 (Báo cáo “Phát triển con người” của UNDP vào ngày 5 tháng 10 năm 2009 ) Đường dẫ n:

3.2.1 Tình hình tham chính của phụ nữ Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế cao (83%), gần tương đương với nam giới (85%) và có mặt ở hầu khắp các ngành nghề, lĩnh vực. Nữ giới chiếm 51.37% lao động tại nông thôn và tham gia quản lý, điều hành 60% kinh tế hộ gia đình trên toàn quốc (2011). Tỷ lệ nữ cán bộ, công chức chiếm 30%, viên chức 61%. Lực lượng lao động nữ có mặt ở hầu hết các ngành, nghề, lĩnh vực. Ngày càng có nhiều lao động nữ trong các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao...

Ở Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới. Ngay từ “Chính cương vắn tắt”được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1930 đã khẳng định: “Nam nữ bình quyền”. Quyền bình đẳng nam nữ đã được xác định ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Hiến pháp 1946. Tư tưởng này đã được kế thừa và phát triển trong các Hiến pháp tiếp theo và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Vấn đề này tiếp tục được củng cố và cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý. Quan điểm, chủ trương của Đảng về vấn đề phụ nữ và

bình đẳng giới là thống nhất và xuyên suốt. Hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực hiện bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh đến vấn đề này đó là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, Luật Phòng, chống mua bán người 2011, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015... và nhiều chính sách, pháp luật chuyên ngành đã được ban hành. Đây là hành lang pháp lý rất quan trọng, góp phần vào việc thực hiện thành công bình đẳng giới.

Việt Nam cũng là một trong những nước sớm ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) và nội luật hóa các quy định của Công ước này. Với việc thông qua Luật Bình đẳng giới năm 2006, Quốc hội Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thức đẩy bình đẳng giới mà mục tiêu bình đẳng giới được xác định trong luật là: xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, thiết lập và củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Luật Bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới35

.

35

Chương 2, Luật Bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình như: lĩnh vực kinh tế (Điều 12), lĩnh vực lao động (Điều 13), lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Điều 14), lĩnh vực y tế (Điều 17), gia đình (Điều 18)… Điều 11 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; Bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp.

Nhằm tạo được hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện để thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu bình đẳng giới, trong công tác xây dựng pháp luật, Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề giới, thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các văn bản pháp luật.

Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cũng quy định phụ nữ có quyền bầu cử, ứng cử cũng như các cơ chế để đảm bảo phụ nữ được thực hiện những quyền đó.

Mới đây, trong cuộc thảo luận về dự án Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị nên lồng ghép bình đẳng giới vào nguyên tắc lập danh sách ứng cử viên nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất cả nước.

Kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XI (2002-2007), phụ nữ chiếm 27,31% trong tổng số đại biểu, khoá XII (2007-2011) là 25,76%. Riêng trong Khóa XIII (2011-2016) tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội là 24,4%, đứng thứ 2 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dẫn đầu trong 8 nước ASEAN có Nghị viện. Nữ Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp đều tăng. Đây là tỷ lệ cao qua các kỳ bầu cử quốc hội và đã đưa Việt Nam thuộc hàng nước có tỷ lệ nữ đại biểu trong cơ quan lập pháp cao nhất châu Á và cũng như trên thế giới (trên 25%). Tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội nước ta cao hơn hẳn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực. Theo IPU, Việt Nam đứng thứ 37 trong tổng số 188 nước trên thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp (số liệu tính đến ngày 31/1/2011 trên cơ sở báo cáo của cơ quan lập pháp các nước). Chất lượng nữ Đại biểu Quốc hội ngày một nâng lên, các nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã và đang tham gia tích cực các hoạt động của Quốc hội và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cấp xã, huyện tăng so với các nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ được kết nạp Đảng tăng hàng năm và đến nay chiếm gần 30%. Năm 2012 tỷ

lệ nữ Đảng viên trên cả nước đạt 32%, tăng đáng kể so với năm 2005 chỉ có 20% Đảng viên nữ.

Từ năm 1999 đến nay, Việt Nam luôn có nữ Phó chủ tịch nước. Tỷ lệ phụ nữ là bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng cũng tăng lên. Tại các cấp địa phương, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân cũng được tăng lên và nhiều nơi có nữ chủ tịch. Ở cấp địa phương, phụ nữ chiếm 26% các vị trí trong Hội đồng nhân dân, trong đó 3% Chủ tịch Hội đồng nhân dân là nữ.

Chính phủ cũng có các cơ quan chuyên trách chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho phụ nữ như Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Vụ Gia đình (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế)… Đặc biệt là Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam được thành lập từ năm 1985 với tổ chức từ trung ương đến địa phương có chức năng, nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ.

Không chỉ tham gia vào các cơ quan nhà nước như lập pháp, hành pháp, tư pháp, phụ nữ Việt Nam còn tham gia vào các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp… Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị rộng lớn dành cho phụ nữ hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Tổ chức này hoạt động rộng khắp trên cả nước từ trung ương đến địa phương và tận cấp cơ sở với các chi hội phụ nữ.

Không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị cũng được tăng lên về trình độ và năng lực quản lý. Rất nhiều phụ nữ đã trở thành các nhà lãnh đạo, quản lý, nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các cơ quan mà mình tham gia. Với những tính cách ưu việt của người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)