Bối cảnh xã hội, văn hóa NhậtBản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và sự cải thiện nhận thức của phụ nữ

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 35)

18 Edwin Reischauer, “Nhật Bản câu chuyền về một quốc gia”, 1998, NXB Thống kê.

1.2.3 Bối cảnh xã hội, văn hóa NhậtBản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và sự cải thiện nhận thức của phụ nữ

Cải cách ruộng đất đã làm biến đổi căn bản chế độ sở hữu nửa phong kiến trong nông nghiệp Nhật Bản trước chiến tranh, phá vỡ truyền thống, tập quán cổ hủ và lạc hậu trước đây, hình thành nên những tư tưởng mới về hòa bình, dân chủ trong nhận thức của người dân ở nông thôn Nhật Bản. Đây là điều kiện để những người phụ nữ làm nông nghiệp ở nông thôn (chiếm một tỷ lệ lớn ở Nhật sau năm 1945) tiếp cận với những tư tưởng mới, ý thức được về quyền tự do dân chủ và bình đẳng tham gia mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của mình.

GHQ tiến hành điều tra, nghiên cứu giáo dục Nhật Bản trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiến pháp mới có hiệu lực từ tháng 3 năm 1947 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ luật về giáo dục ra đời, tạo ra hành lang pháp lý cho công cuộc cải cách giáo dục. Trọng tâm của cải cách giáo dục là “mở rộng, bình đẳng hóa và khai phong nền giáo dục, dạy cho trẻ em cách tư duy như thế nào hơn là nội dung tri thức” 22

.

Sứ đoàn giáo dục Mĩ, tổ chức bao gồm các nhà giáo dục, các nhà khoa học của Mĩ đã được cử tới Nhật. Với sự giúp đỡ của Ủy ban các nhà giáo dục Nhật Bản, Sứ đoàn này đã đưa ra bản báo cáo “Bản báo cáo của Sứ đoàn giáo dục Mĩ”, một tài liệu cơ bản, quan trọng làm tiền đề cho cải cách giáo dục xây dựng nền giáo dục mới. Nền giáo dục mới này không chỉ đổi mới về nội dung mà còn trao cho các em nữ sinh Nhật cơ hội đến trường bình đẳng như nam giới. Trong bản báo cáo có đoạn:“Thêm nữa, cần lập ra trường “Trung học phổ thông, thực hiện miễn học phí, tiến hành dần dần việc nam nữ cùng học và cần tạo ra cơ hội học tập cho tất cả những học sinh đã tốt nghiệp trường trung học cơ sở mong muốn được học lên”. Hay ở phần “Giáo dục bậc cao”, báo cáo ghi: “Đối với các học sinh nữ hiện tại đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì ngay lập tức phải có được tự do học tiếp lên giáo dục bậc cao. Đồng thời cần phải tiến hành biện pháp cải thiện giáo dục tiểu học và trung học dành cho nữ giới.” Mặt khác, mục tiêu của nền giáo dục mới ở Nhật Bản chuyển từ

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 35)