Các tổ chức đấu tranh đòi quyền tham chính phụ nữ NhậtBản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tham gia của phụ nữ vào chính quyền

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 52)

Chƣơng 2: Sự phát triển của phong trào tham chính phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ

2.2.2 Các tổ chức đấu tranh đòi quyền tham chính phụ nữ NhậtBản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tham gia của phụ nữ vào chính quyền

sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự tham gia của phụ nữ vào chính quyền địa phƣơng

Một đặc điểm nổi bật trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai đó là hầu hết các phong trào đấu tranh tham chính đều bắt nguồn từ các vấn đề trong đời sống. Đặc biệt, quyền lợi chính trị trở thành một mục tiêu chủ đạo trong các hoạt động đấu tranh của phụ nữ Nhật và các tổ chức của họ sau chiến tranh. Phụ nữ Nhật ý thức rõ rằng, chính trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện, giải quyết các vấn đề từ đời sống.

Sau Chiến tranh, Nhật Bản bước ra từ đống đổ nát với muôn vàn những khó khăn, đặc biệt là những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống sinh hoạt. Tình trạng lạm phát cùng với việc giá cả tăng chóng mặt đã làm cuộc sống của mỗi gia đình trở nên vô cùng kham khổ. Hơn ai hết, phụ nữ Nhật là những người phải gánh chịu nhiều nhất những khó khăn này. Mặt khác, sau Chiến tranh với tinh thần dân chủ hóa từ công cuộc cải cách dân chủ của GHQ, rất nhiều các phong trào đấu tranh trên nhiều lĩnh vực của người dân Nhật đã được tiến hành. Do đó, các phong trào đấu tranh chính trị có khởi nguồn hoặc gắn liền với các lợi ích kinh tế là một trong những đặc trưng lớn của phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh. Những người phụ nữ Nhật có cùng chung những nỗi khó khăn và bức xúc trong cuộc sống sau Chiến tranh đã tập hợp nhau lại trong các tổ chức của phụ nữ để cùng tham gia đấu tranh tham chính.

Sự ra đời và phát triển của Hội liên hiệp phụ nữ (1948 - )

Nhắc tới phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai không thể không nhắc đến tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ (主婦連合会- từ đây người viết gọi tắt là Hội liên hiệp). Ra đời tháng 10 năm 1948 với vai trò đề xướng của Oku Mumeo, Hội liên hiệp phụ nữ trở thành tổ chức thống nhất toàn quốc của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh mà nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời

của Hội là từ một phong trào đấu tranh vì quyền lợi kinh tế. Năm 1948 nhằm phản đối nhà sản xuất đưa ra tiêu thụ sản phẩm diêm kém chất lượng, đông đảo phụ nữ ở Tokyo đã đứng lên đấu tranh đòi nhà sản xuất phải đổi lại cho họ số lượng diêm kém chất lượng đã mua (họ thống nhất với nhau diêm kém chất lượng là những hộp mà có từ 5 que không cháy được trở lên). Cuộc đấu tranh nhằm vào mục đích thiết thực, phục vụ cho đời sống như trên đã tập hợp được đông đảo chị em phụ nữ. Từ yêu cầu đổi diêm, phong trào đã mở rộng mục tiêu đấu tranh, coi đây là cơ hội để kiện những người quản lý kinh tế đã không thực hiện tốt vai trò của mình nên để dẫn tới những thiệt thòi, khốn khó cho phụ nữ vì diêm kém chất lượng. Do vậy, xuất phát từ bức xúc khi mua phải diêm kém chất lượng, phụ nữ tập hợp nhau lại, đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế cho mình, nhưng sau đó phong trào ngày càng mở rộng, chuyển sang mục tiêu đấu tranh chính trị với chính quyền bởi cơ chế quản lý bất hợp lý làm ảnh hưởng tới đời sống của phụ nữ nói riêng và người dân Nhật Bản nói chung.

Các hoạt động đấu tranh của Hội liên hiệp không chỉ tác động mạnh mẽ tới giới doanh nghiệp – là những nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm phục vụ đời sống của người dân, mà còn có sức ảnh hưởng tới hệ thống chính trị Nhật Bản. Ở Nhật Bản lúc bấy giờ, diêm được phân phối về các tỉnh để bán cho dân. Dưới sức ép từ các phong trào đấu tranh như trên của phụ nữ Nhật, trong đó có vai trò nòng cốt của Hội liên hiệp, mặc dù Sở Công thương ở mỗi tỉnh đã phải vào cuộc để định giá sản phẩm diêm, nhưng GHQ vẫn thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ từ giá ở khâu nhập nguyên liệu để từ đó tính toán giá sản phẩm diêm.

Qua đây có thể thấy, phong trào đấu tranh phản đối diêm kém chất lượng của phụ nữ Nhật không chỉ nhằm mục đích để đổi được các sản phẩm diêm chất lượng tốt hơn mà còn coi đó là một cơ hội để phụ nữ thể hiện sự bức xúc với tư cách là những người tiêu dùng một cách có tổ chức. Từ đó, phụ nữ đã buộc chính

phủ và các cơ quan hành chính ở các địa phương phải vào cuộc quản lý chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm thiết yếu này.

Có thể thấy mục tiêu ban đầu của tổ chức là tập hợp sức mạnh của phụ nữ đấu tranh nhằm đảm bảo đời sống như bài trừ hàng kém chất lượng, giảm giá các nhu yếu phẩm…, nhưng trong quá trình tồn tại tổ chức đã trở thành nơi để phụ nữ thông qua đó đấu tranh giành quyền tham chính. Cùng với phong trào phản đối sản phẩm diêm kém chất lượng, các phong trào đấu tranh phản đối tăng giá gạo, tăng giá sữa và các nhu yếu phẩm khác cũng được Hội liên hiệp tổ chức, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia.

Tháng 8 năm 1949, phiên thẩm nghị về giá gạo được tổ chức và Oku Mumeo - Hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ được chỉ định vào vị trí Ủy viên trong phiên thẩm nghị này. Từ đó, trong các phiên họp về vấn đề giá gạo ở Quốc hội hay ở chính quyền địa phương, thậm chí trong các cuộc họp của giới chuyên môn hay trong các cuộc điều tra… đều có các thành viên của Hội liên hiệp được cử tới tham dự. Theo tài liệu thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ năm 1961: cho đến năm 1961, đã có 29 thành viên của Hội liên hiệp tham dự vào các cuộc họp được tổ chức ở trung ươngvà ở các địa phương.

Những thành viên Hội liên hiệp khi tham gia vào những cuộc họp về các vấn đề liên quan tới đời sống được tổ chức ở chính quyền địa phương như trên đã thực hiện hai nhiệm vụ chính: Thông qua việc duy trì hoạt động đấu tranh đòi quyền lợi về mặt kinh tế - xã hội, họ giành lấy các vị trí trong hệ thống chính trị (cả trung ương lẫn địa phương). Đồng thời, khi đã giành được vị trí trong hệ thống chính trị, để những ý kiến, yêu cầu của mình được chấp thuận, họ tiếp tục khích lệ các phong trào đấu tranh. Để thấy rõ điều này, chúng ta cùng nhìn lại sự tham gia của Hội liên hiệp trong 2 sự kiện sau đây.

Trước hết là sự tham gia của Hội liên hiệp với tư cách là người tiêu dùng trong phiên họp về việc “Sửa đổi pháp lệnh liên quan đến điện và gas”. Năm 1951,

để đòi tăng lương cho công nhân, công đoàn ngành điện đã tổ chức một cuộc đình công kéo dài 60 ngày. Cuộc đình công của công nhân nói trên dẫn tới sự cố mất điện kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và sản xuất. Trước tình trạng này, Hội liên hiệp đã tổ chức phong trào đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu không thanh toán tiền điện trong thời gian 60 ngày đó, mà còn bày tỏ sự bức xúc với tư cách là những người dân tiêu dùng điện năng nay phải chịu ảnh hưởng nặng nề do sự cố này gây ra. Trước áp lực đấu tranh của người dân mà vai trò trung tâm là Hội liên hiệp, ngành điện đã phải giải quyết bằng cách ký thỏa thuận cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng, và Hội liên hiệp được lựa chọn tham gia phiên họp về việc sửa đối pháp lệnh liên quan đến điện và gas vào năm 1951 của Quốc hội với tư cách đại diện cho người tiêu dùng. Như vậy, thông qua phong trào đấu tranh đòi các quyền lợi gắn liền với đời sống, Hội liên hiệp đã giành được vị trí trong Quốc hội để tham gia xây dựng, ban hành các quyết sách quan trọng của Nhà nước.

Mặt khác, một dẫn chứng tiêu biểu cho việc phát động các hoạt động đấu tranh để tiếng nói của đại diện Hội liên hiệp trở nên có trọng lượng hơn trong các phiên họp của chính quyền, đó là phong trào phản đối việc tăng phí sử dụng nhà tắm công cộng mà Hội liên hiệp triển khai từ năm 1948. Để tăng sức thuyết phục của luận điểm phản đối việc tăng phí sử dụng nhà tắm công cộng do đại diện Hội liên hiệp trình bày trong phiên họp về vấn đề này tại chính quyền Tokyo, các thành viên Hội liên hiệp đã cắt cử người đến tận từng nhà tắm công cộng để thực hiện điều tra và tuyên truyền để tranh thủ sự đồng tình của quần chúng nhân dân.

Ngoài ra, Hiệp hội còn tổ chức nhiều các hoạt động khác với tư cách là những người tiêu dùng trong xã hội. Sau khi thành lập được nửa năm, vào tháng 3 năm 1949 Hội liên hiệp triển khai hoạt động tuyển chọn các “cửa hàng dành cho phụ nữ”, khuyến khích chị em phụ nữ mua hàng ở những cửa hàng này như một phương pháp đấu tranh đòi các cửa hiệu phải bán đúng giá. Đến năm 1959 Hội liên

hiệp liên kết với các tổ chức của tiêu dùng khác để thành lập “Ban kiểm tra các nhu yếu phẩm hàng ngày” (日用品番検部) để góp phần siết chặt vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm. Từ năm 1955 Hội liên hiệp tổ chức hoạt động đấu tranh mang tên “Sữa 10 yên” nhằm yêu cầu bình ổn giá sữa. Với việc tổ chức các những hoạt động đấu tranh như trên, phụ nữ Nhật hướng đến mục tiêu xã hội hóa các vấn đề khó khăn trong đời sống, đòi hỏi sự can thiệp của chính quyền để giải quyết các khó khăn trên. Nói cách khác, ở một góc độ nào đó. “Hội liên hiệp phụ nữ” chính là hội của những người tiêu dùng nhưng mục tiêu của các hoạt động đấu tranh do Hội liên hiệp thực hiện không chỉ được giới hạn ở mức độ giải quyết trước mắt các vấn đề người tiêu dùng gặp phải mà còn nhằm tác động một cách trực tiếp tới quá trành ban hành các chính sách. Nghĩa là bằng việc tham gia Hội liên hiệp, phụ nữ Nhật không chỉ được đấu tranh đòi các mục tiêu kinh tế trước mắt mà còn được đấu tranh tham gia chính trị.

Tóm lại, bắt đầu bằng việc đấu tranh đòi hạ giá các sản phẩm thiết yếu, Hội liên hiệp – cũng chính là những người tiêu dùng đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau đấu tranh giành quyền tham chính. Thông qua các hoạt động đấu tranh nêu trên, Hội liên hiệp đã nâng cao sự quan tâm của chị em phụ nữ đối với chính trị, đồng thời Hội liên hiệp cũng tạo điều kiện để những phụ nữ đã giành được những vị trí trong nền chính trị phát huy năng lực hoạt động chính trị của mình.. Bởi lẽ đó, nhận thức chính trị của phụ nữ Nhật sau chiến tranh đã thay đổi rõ rệt. Họ nhận thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa chính trị và đời sống, nên tham gia chính trị là một nhu cầu thiết yếu. Chính từ sự thay đổi trong nhận thức và khát vọng được tham gia vào các vấn đề chính trị để cải thiện đời sống đã giúp phụ nữ Nhật Bản nâng dần vị trí và vai trò của họ trên trường chính trị.

“Câu lạc bộ đời sống hiệp hội cộng đồng đời sống” (生活クラブ生活協同 組合- từ đây người viết gọi tắt là “Câu lạc bộ”) được thành lập năm 1968 tại quận Setagaya của thủ đô Tokyo với điểm xuất phát ban đầu từ Tổ chức “Hiệp hội sữa bò” (牛乳の共同購入 ) thành lập năm 1965. Sau khi thành lập tại Tokyo, “Câu lạc bộ” đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình và gây dựng nhiều chi bộ ở các địa phương.

Thời điểm những năm 60 của thế kỷ XX, Nhật Bản đang trong thời kỳ phát triển kinh tế cao độ. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng việc sử dụng các thiết bị điện tử trong các gia đình, cơ cấu bữa ăn trong các gia đình Nhật cũng được cũng thay đổi mà điển hình là sự xuất hiện phổ biến của sữa bò trong các khẩu phần ăn. Do vậy vấn đề giá sữa trở thành một vấn đề rất được các bà nội trợ quan tâm vào thời bấy giờ.

Từ bối cảnh nêu trên, có thể thấy mục đích thành lập ban đầu của tổ chức là để thực hiện các phong trào đấu tranh về kinh tế - xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi của những người tiêu dùng mà chủ yếu là những người phụ nữ, để họ được mua hàng chất lượng tốt với giá cả hợp lý. Cùng là những tổ chức do phụ nữ Nhật lập nên, kết hợp đấu tranh giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị, nhưng so với Hội liên hiệp, Câu lạc bộ là một tổ chức rộng lớn hơn, thu hút được sự tham gia và quan tâm của đông đảo quần chúng nhân – những người quan tâm tới các vấn đề của đời sống.

Từ nửa sau thập niên 1980, có hai phong trào lớn diễn ra tại thủ đô Tokyo bắt đầu từ các hoạt động đấu tranh phi chính trị của Câu lạc bộ. Đó là hai phong trào đấu tranh đòi quy định điều khoản về an toàn thực phẩm và về vấn đề tái chế. Triển khai các phong trào này không phải chỉ có các thành viên của Câu lạc bộ là người có vị trí trong bộ máy chính quyền địa phương mà có sự góp sức của các ủy viên chi bộ của Câu lạc bộ ở các địa phương. Những phụ nữ tham gia đấu tranh ý

thức được rằng, cần phải mở rộng phạm vi đấu tranh để giải quyết các vấn đề mà thông qua phong trào trong nội bộ Câu lạc bộ chưa giải quyết được. Nghĩa là phụ nữ muốn biến những yêu cầu đòi hỏi của phụ nữ trong cuộc sống thường ngày trở thành tiếng nói chung của nhân dân, yêu cầu phải được chính quyền giải quyết từ góc độ chính trị. Với cách làm này, phụ nữ Tokyo tham gia Câu lạc bộ đời sống đã tự coi mình là các nhà hoạt động chính trị ở địa phương. Ví dụ, với phong trào đấu tranh đòi quy định điều khoản về thực phẩm an toàn, phụ nữ chủ trương không chỉ đấu tranh nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng của riêng mình mà còn vì sinh mệnh của tất cả người dân thành phố, do đó vấn đề an toàn thực phẩm không còn là vấn đề của đời sống mà là vấn đề chính trị. Hay ở phong trào đấu tranh đòi tái chế rác thải, với khẩu hiệu “Rác thải là nguồn tài nguyên”, phụ nữ muốn làm thay đổi cách suy nghĩ của mọi người và của chính quyền với rác thải.

Mặc dù là một tổ chức phi chính trị song sự thành lập của “Câu lạc bộ” đã quy tụ được đông đảo những chị em phụ nữ nội trợ trong các gia đình với cùng một mục tiêu chung là đấu tranh vì quyền lợi của người tiêu dùng, đưa những khó khăn mà phụ nữ gặp phải trong đời sống trở thành những vấn đề tồn tại trong xã hội. Khi tham gia Câu lạc bộ, những người vợ, người mẹ nội trợ không còn phải đơn độc đối diện với những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, mà họ hiểu rằng, khó khăn họ gặp phải cũng chính là những vấn đề đang tồn tại của xã hội. Vì vậy, họ cần phải tập trung lại, cùng đấu tranh thì các vấn đề mới được giải quyết. Nói cách khác, Câu lạc bộ là nơi liên kết phụ nữ Nhật lại, đưa họ thoát khỏi không gian căn bếp hay ngôi nhà chật hẹp của mình để bước ra ngoài, góp sức giải quyết các vấn đề trong xã hội. Bởi lẽ đó, sự ra đời của Câu lạc bộ là một sự chuẩn bị về tổ chức, về lực lượng và tư tưởng quan trọng cho các hoạt động đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 52)