Vai trò của Ichikawa Fusae trong việc thúc đầy hoạt động tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau chiến tranh

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 41)

Chƣơng 2: Sự phát triển của phong trào tham chính phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ

2.1.1 Vai trò của Ichikawa Fusae trong việc thúc đầy hoạt động tham chính của phụ nữ Nhật Bản sau chiến tranh

Tiếp quản nước Nhật vừa bước ra khỏi từ đống đổ nát của Chiến tranh, một trong vô số những trở ngại mà GHQ phải đối mặt đầu tiên là những vấn đề liên

quan tới phụ nữ từ nếp sống với nạn mại dâm tràn lan từ trước Chiến tranh tới vấn đề lao động nữ thất nghiệp. Với suy nghĩ rằng, phải tiếp tục các hoạt động đấu tranh cho quyền tham chính của phụ nữ nói riêng và phong trào phụ nữ nói chung từ trước Chiến tranh, chỉ ít ngày sau khi Chiến tranh kết thúc, Ichikawa Fusae đã đi bộ tới các nơi trên thủ đô Tokyo để tập hợp những người cùng chí hướng với mình

và thành lập nên “Hội phụ nữ xử lý các vấn đề hậu chiến” (戦後対策日本婦人委

員会) vào ngày 25 tháng 8 năm 1945 (tức là chỉ 10 ngày sau Chiến tranh).

Sau khi thành lập, “Hội phụ nữ xử lý các vấn đề hậu chiến” tổ chức Đại hội đầu tiên để xác định mục tiêu hoạt động là đề xuất các đối sách đối với các vấn đề liên quan tới phụ nữ và cùng chính phủ thực hiện. Để đảm bảo mục tiêu tái thiết nước Nhật dân chủ sau Chiến tranh, Hội đề xuất chính phủ, hai viện trong Quốc hội và các Đảng chính trị phải thực hiện 5 cải cách sau đây:

Đối với việc sửa đổi Hiến pháp, cần thiết phải bổ sung quy định trao quyền bầu cử cho phụ nữ từ 20 tuổi trở lên và quyền ứng cử cho những người từ 25 tuổi trở lên.

Đối với việc cải tổ nghị viên, với tư cách là những công dân bình đẳng với nam giới, phụ nữ phải được trao quyền bầu cử cũng như ứng cử vào cơ quan quyền lực này.

Cải tổ bộ máy chính quyền địa phương ở các cấp tỉnh, thành phố, thị trấn, thị xã…, trao cho phụ nữ các quyền công dân bình đẳng với nam giới

Cải cách “Luật trị an và cảnh sát”(冶安警察法), trong đó công nhận quyền tham gia các tổ chức chính trị và xã hội của phụ nữ.

Cải cách “Lệnh bổ nhiệm cán bộ nhà nước” (文官の任用令), công nhận quyền tham gia các cơ quan hành chính của phụ nữ để có thể sâu sát được các vấn đề liên quan tới phụ nữ.

Sau khi trình lên chính phủ 5 yêu cầu cải cách trên, để những yêu cầu đó được thực hiện, Hội thành lập các nhóm phụ trách về từng lĩnh vực như đời sống, chính trị, phong tục, giáo dục, văn hóa… Trong đó, Ichikawa Fusae phụ trách nhóm chính trị. Với vị trí này, Ichikawa Fuase phải đảm nhiệm hai trách nhiệm lớn là đòi quyền tham chính cho phụ nữ đối với chính phủ và các Đảng chính trị, đồng thời thành lập một hệ thống tổ chức mới để phục vụ cho phong trào đấu tranh tham chính của phụ nữ. Kết quả của việc này là sự ra đời của “Hội đồng minh phụ nữ Nhật Bản mới” (新日本婦人同盟の会) - từ đây người viết gọi tắt là Hội đồng minh mới) vào ngày 3 tháng 11 năm 1945, và không ai khác, chính Ichikawa Fusae đã được bầu chọn là Hội trưởng. Sự ra đời ngay sau khi Chiến tranh thế giới kết thúc của Hội đồng minh mới cho thấy phong trào đấu tranh đòi thực hiện các cải cách dân chủ của người Nhật sau Chiến tranh được diễn ra với vai trò khởi đầu của chính phụ nữ. Sự ra đời của Hội đồng minh mới đã mang tới cho phụ nữ Nhật cơ hội học tập nâng cao hiểu biết và ý thức về lĩnh vực chính trị sau Chiến tranh, từ đó họ có thể đấu tranh giành quyền tham chính về cho phái mình.

2.1.2 Những cải cách về luật bầu cử và sự xuất hiện của các nghị viên nữ trong chính trƣờng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)