Edwin Reischauer, “Nhật Bản quá khứ và hiện tại”, 1994, NXB Khoa học xã hội, tr

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 36)

“giáo hóa” quốc dân, tạo ra các thần dân “trung quân ái quốc” sang mục tiêu giáo dục nên những công dân có tri thức, phẩm chất, năng lực, thái độ phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng con người. Sự thay đổi triết lý giáo dục này xuất phát từ sự điều chỉnh lại hình ảnh nước Nhật cần xây dựng từ nước Nhật Đại đế quốc với khẩu hiệu “phú quốc cường binh” sang nước Nhật hòa bình, dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Cuộc cải cách giáo dục sau chiến tranh này đã làm thay đổi mạnh mẽ ý thức của người Nhật, đặc biệt là phụ nữ.

Công cuộc cải cách dân chủ trên nước Nhật sau chiến tranh đã thu được những thành tựu nhất định. Trước hết, công cuộc cải cách đã góp phần tái lập tình trạng phát triển bình thường của xã hội, một xã hội hòa bình, dân chủ, lấy tiêu dùng là đối tượng phục vụ, lấy hợp tác, phát triển kinh tế, khoa học để phát triển đất nước.

Tinh thần tự do, dân chủ và bình đẳng do công cuộc cải cách mang lại trên đất nước Nhật sau Chiến tranh đã tác động lớn tới sự thay đổi hình ảnh, vai trò của người phụ nữ. Công cuộc cải cách dân chủ sau Chiến tranh với những chính sách mở đường cho công cuộc giải phóng phụ nữ như trên đã tạo ra một không khí tươi mới, dân chủ trên toàn nước Nhật. Theo đó, một diện mạo khác được hình thành trên đất nước này. Khác với trước đây, những phụ nữ Nhật đã hồ hởi tham gia giải quyết hậu quả sau Chiến tranh, vào làm việc tại xưởng, xí nghiệp, văn phòng, dạy học trong các trường, thậm chí tham gia cả đội cứu tế, xây dựng… những lĩnh vực mà trước đó chỉ dành cho nam giới. Những thay đổi trên đã khiến phụ nữ Nhật phấn khởi và tự tin hơn. Tại thủ đô Tokyo và các thành phố lớn, người ta đã thấy ngày càng nhiều phụ nữ đi ngang hàng với chồng chứ không bước theo sau như tập tục cũ.

Những hoạt động như nâng cao quyền lợi của hơn 50% dân số Nhật Bản, đưa họ vào những hoạt động xã hội, tạo nên một lợi thế tự do, công bằng và cởi mở

đã tạo cho phụ nữ một niềm phấn khởi, bản lĩnh và tự tin hơn để phát huy trí tuệ và sức lực của mình phục vụ đất nước.

Mặc dù vậy, trên thực tế phụ nữ Nhật vẫn thiệt thòi hơn nam giới. Sau khi các bộ luật trên ra đời, nữ vẫn chỉ chiếm 1/3 lực lượng lao động ở Nhật Bản, và 40% trong số họ làm việc ở những hạng lương thấp trong các xí nghiệp nhỏ (dưới 30 công nhân), nơi mà các chủ xí nghiệp không muốn đào tạo họ, bởi những rủi ro từ việc nữ nhân viên lập gia đình và phải xin thôi việc23. Luật lao động Nhật Bản chỉ cấm phân biệt đối xử với phụ nữ về tiền lương, nên các chủ xí nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng lao động nữ theo cách của mình. Sự phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động đã tạo ra những thiệt thòi cho phụ nữ so với nam giới ở vị trí xã hội, ở góc độ nào đó đã trở thành vật cản trên còn đường tham gia chính trị của phụ nữ. Tuy vậy, cũng chính sự bất bình đẳng này là động lực thúc đẩy nữ giới đấu tranh tham chính để thiết lập xã hội bình đẳng cho phái mình.

Tóm lại, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản rơi vào tình cảnh hết sức bi đát. Trong bối cảnh đó, công cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh do GHQ hướng đạo có vai trò quan trọng trong việc khôi phục kinh tế cũng như xóa bỏ những tàn dư phong kiến, xây dựng nền tảng mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, tạo đà cho Nhật Bản phát triển. Một thời kỳ hòa bình và dân chủ đã được mở ra với Nhật Bản, thời kỳ mà các quyền của con người, trong đó có quyền bình đẳng giới được coi trọng theo xu hướng chung của thế giới. Những cải cách dân chủ trong thời kỳ này đã góp phần hình thành nên những con người Nhật Bản mới. Người phụ nữ được giải phóng khỏi những ràng buộc phong kiến, được hưởng quyền về giáo dục như nam giới đã làm cho vai trò và vị trí của phụ nữ Nhật Bản trong xã hội sau chiến tranh được cải thiện một cách căn bản, khiến nhu cầu tham gia chính trị của phụ nữ được nâng cao và dần trở nên bức thiết. Năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được cầm lá phiếu đi thực hiện quyền lợi

chính trị cao cả của mình: bầu ra quốc hội của quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa cố vũ tinh thần đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật vô cùng mạnh mẽ. Từ đây, bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực chính trị trở thành một nhu cầu không thể thiếu của phụ nữ, họ đấu tranh mạnh mẽ để tham gia bộ máy chính quyền, cơ quan lập pháp để góp phần ban hành và thực thi việc đảm bảo quyền lợi chính trị cho giới mình.

Công cuộc cải cách dân chủ ở Nhật sau chiến tranh đã làm thay đổi căn bản về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ở Nhật Bản. Công cuộc cải cách đặc biệt tác động lớn đến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Từ vai trò là những người nội trợ, làm việc nhà, phụ nữ Nhật đã được tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất bên ngoài xã hội, dần độc lập về kinh tế và cũng trở nên tự chủ trong cuộc sống của mình. Cùng với những cải cách về lao động đã mang lại việc làm cho phụ nữ, những chính sách cải cách về lĩnh vực văn hóa, tư tưởng góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của phụ nữ Nhật. Họ nhận thức được vai trò, quyền lợi của họ trong xã hội mà quyền tham gia chính trị là một trong những nhu cầu thiết yếu.

Mặc dù vậy, do các chính sách không được thực hiện một cách triệt để, khiến trên thực tế phụ nữ Nhật vẫn thiệt thòi hơn nam giới đặc biệt là trong việc tham gia chính trị. Lịch sử bầu cử ở Nhật ghi nhận rằng mặc dù hầu hết trong các lần bầu cử, tỷ lệ nữ cử tri thường cao hơn nam cử tri song tỷ lệ nữ nghị viên của Nhật thì luôn ở mức thấp nhất trong số các nước phát triển. Không những thế, số lượng phụ nữ trúng cử trong các cuộc bầu cử ở địa phương cũng rất hạn chế. Năm 1947 tỷ lệ nữ trúng cử tham gia bộ máy chính quyền địa phương chỉ chiếm 0.4% và tới năm 2006, tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chỉ đạt 9.4% - thể hiện sự chênh lệch lớn so với nam giới24. Sự phân biệt đối xử về mặt giới tính như

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 36)