(Xem Phụ lục “Bảng xếp hạng tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội ở các Quốc gia trên thế giới của IPU ”)

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 71)

Không những thế, tỷ lệ nữ tham gia vào bộ máy hành chính nhà nước ở Nhật Bản mặc dù đang có khuynh hướng tăng lên, nhưng vẫn ở mức thấp. Theo “Báo cáo điều tra tình trạng công việc của cán bộ công chức” do Bộ nội vụ Nhật Bản thực hiện năm 2012, năm 1991 tỷ lệ nữ trong bộ máy hành chính Nhật Bản là 15.3%, năm 2001 tăng lên 1.8% đạt mức 17.1%, nhưng sau đó, năm 2011 tỷ lệ này lại giảm nhẹ, chỉ còn 16.8%. Càng ở các chức vụ quản lý cao, tỷ lệ nữ càng thấp. Cũng theo Báo cáo trên, năm 1986 tỷ lệ nữ nắm các vị trí quản lý trong bộ máy hành chính của nước Nhật chỉ ở mức 0.6%, sau một phần tư thế kỷ, tới năm 2011, tỷ lệ này chỉ tăng thêm 2%, đạt 2.6%.

Tỷ lệ nữ góp mặt trong các Ban tư vấn của các lĩnh vực, cả ở trung ương và địa phương để bàn định các đường lối chính sách ở Nhật Bản cũng ở mức thấp và giảm liên tiếp trong 2 năm gần đây. Năm 2012 tỷ lệ này ở nữ chỉ đạt 25.8%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nữ đảm nhiệm các vị trí “Ủy viên chuyên trách” chỉ đạt 19%30.

Tỷ lệ nữ tham gia vào bộ máy chính quyền địa phương các cấp ở Nhật Bản đã tăng lên đáng kể qua các năm, song tỷ lệ nữ vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa bắt kịp mục tiêu xây dựng xã hội bình đẳng giới. Theo báo cáo của Cục bình đẳng giới Nhật Bản công bố năm 2012, tính tới tháng 12 năm 2012, tỷ lệ nữ trong bộ máy hành chính cấp quận đạt 11.2% - mức cao nhất so với các cấp của chính quyền địa phương. Tỷ lệ nữ tham gia chính quyền cấp tỉnh là 6.5%, cấp thành phố là 10.3% và cấp xã phường là 9.9%. Bên cạnh đó, chính quyền cấp xã có tỷ lệ nữ thấp và tăng chậm nhất. Tỷ lệ nữ là các ủy viên góp mặt trong những Ban tư vấn của các tổ chức đoàn thể ở địa phương (地方公共団体の審議会) cũng đang tăng lên, năm 2012 tỷ lệ này ở cấp tỉnh là 34.7%, thành phố là 33.0%, cấp quận là cấp phường xã lần lượt là 27.6% và 23.3%.

30 “Báo cáo điều tra về tình trạng công việc của cán bộ công chức” do Bộ Nội vụ Nhật Bản thực hiện năm 2012 2012

Qua các con số thống kê nêu trên có thể thấy sự khác biệt trong sự tham chính của phụ nữ ở thành thị so với phụ nữ ở nông thôn. So với nông thôn, phụ nữ Nhật ở thành thị có điều kiện được tiếp xúc với lĩnh vực chính trị nhiều hơn. Họ cũng có nhiều cơ hội để giành quyền tham gia bộ máy hình quyền, góp tâm sức của mình vào công việc chính trị ở địa phương hơn. Do đó, việc nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách bình đẳng giới ở khu vực nông thôn, cũng như gia tăng các cơ hội để phụ nữ nông thôn có thể tham gia các hoạt động chính trị - xã hội trở thành một nhiệm vụ rất cần được chú trọng ở Nhật Bản.

Tỷ lệ nữ tham gia vào Nội các, các lĩnh vực tƣ pháp và toà án

Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nữ tham gia vào Nội các và các lĩnh vực tư pháp và toàn án ở Nhật đã tăng lên song chưa xứng với tiềm năng. So với các quốc gia khác trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ Nhật tham gia vào Nội các cũng rất thấp. Theo báo cáo của Cục đình đẳng giới, tỷ lệ nữ với tư cách là các Ủy viên tham gia các phiên thẩm nghị của Nội các Nhật Bản tăng liên tục và khá nhanh từ năm 1975 đến năm 2010. Nếu năm 1975 tỷ lệ này chỉ đạt 2.4%, thì tới năm 2010 đã tăng thêm 31.4% và đạt 33.8%. Tuy nhiên, tới năm 2012 tỷ lệ này là 32.9% và sụt giảm 2 năm liên tiếp, thấp hơn 0.9% so với thời điểm cao nhất là vào năm 2010 với 33.8%. Sự sụt giảm này báo động tình trạng không ổn định và nguy cơ thất bại trong các chương trình chính sách về bình đẳng giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị đang được thực thi tại Nhật Bản.

Trong khi đó, tại thời điểm năm 2012, số lượng học viên cao học trong các trường Luật ở Nhật Bản đang chiếm khoảng 30%. Điều này được cho là tín hiệu về sự gia tăng số lượng các nữ luật sư và tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực tư pháp, tòa án. Mặc dù vậy, con số trên cũng thể hiện quan niệm phân biệt giới trong việc lựa chọn ngành học ở Nhật Bản.

Từ các số liệu thông kê trên, có thể thấy tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội và các tổ chức chính trị của Nhật nhìn chung có khuynh hướng tăng lên, song tăng chậm

và không ổn định và vẫn đang giữ ở mức thấp. Bởi lẽ đó mà nếu xét về chỉ số GEM của Nhật năm 2009 chỉ đứng ở vị trí thứ 57 trong 109 quốc gia31. Nếu xét về chỉ số GGI (Gender Gap Index), năm 2012, Nhật Bản đứng thứ 101 trên 135 quốc gia. Những con số trên là minh chứng sống động cho sự bất bình đẳng giới đang tồn tại một cách rõ nét trong lĩnh vực chính trị ở Nhật Bản. So với nam giới, sự tham chính của phụ nữ là mờ nhạt hơn hẳn. Điều đó phản ánh quyền tham chính của phụ nữ Nhật chưa được thực thi một cách phổ biến và rộng rãi trong thực tế. Nói cách khác, phong trào tham chính của phụ nữ Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay còn tồn tại những hạn chế.

3.1.3 Nguyên nhân trọng yếu của những hạn chế trong phong trào tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai tham chính của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Định kiến xã hội đối với phụ nữ Nhật Bản

Như đã đề cập ở phần trên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng sự phát triển của phong trào phụ nữ trên toàn thế giới phụ nữ Nhật đã gặt hái nhiều thành công trên con đường đấu tranh tham gia chính trị, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những hạn chế này được tạo nên bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan từ chính những người phụ nữ, trong đó định kiến xã hội phân biệt giới là nguyên nhân gốc rễ, sâu xa và có tác động mạnh nhất tới những điểm tồn tại của phong trào tham chính ở Nhật. Điều này dường như đúng không chỉ với phong trào tham chính ở Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mà ở góc độ nào đó còn đúng cả lịch sử đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật từ trước đến nay.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu hướng chung của thế giới, các nhà lãnh đạo Nhật đã thể hiện quan điểm tiến bộ của mình trong việc xây dựng các bộ Luật, ban hành các chính sách để tạo điều kiện cho phụ nữ giành các cơ hội tham gia mọi mặt xã hội như nam giới. Mặc dù vậy, định kiến phân biệt giới tồn tại

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 71)