Sự tham gia của phụ nữ NhậtBản vào hoạt động soạn thảo Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 48)

Chƣơng 2: Sự phát triển của phong trào tham chính phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ

2.2.1 Sự tham gia của phụ nữ NhậtBản vào hoạt động soạn thảo Hiến pháp năm

pháp năm 1946

Sự kiện rất đáng chú ý trong năm đầu tiên các nữ nghị sĩ thực hiện vai trò của mình trong Quốc hội đó là sự tham gia vào quá trình xây dựng Hiến pháp. Với tư cách là những đại diện đầu tiên của phụ nữ Nhật tại Quốc hội, ngay sau khi trúng cử, 39 nữ nghị viên đã quan tâm sâu sắc và đóng góp tâm sức của mình vào

sự ra đời của bản Hiến pháp mới sau Chiến tranh. Trong quá trình tham gia vào việc thiết lập Hiến pháp, phụ nữ Nhật đã thông qua nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ được quy định trong Hiến pháp mới.

Kỳ họp Quốc hội Nhật Bản lần thứ 90 được tổ chức từ ngày 16 tháng 5 năm 1946 với nội dung chính là bàn về việc cho ra đời Hiến pháp mới. Ngày 20 tháng 6, chính phủ mới đệ trình lên Quốc hội bản “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Đại

đế quốc Nhật Bản mới” (大日本帝国憲法改正案). Trong phiên họp Quốc hội đầu

tiên có sự góp mặt của các Đại biểu nữ, 39 nữ Đại biểu đã có sự tham gia một cách tích cực và nổi bật đối với sự ra đời của Hiến pháp mới.

Để có thể đóng góp ý kiến vào bản Hiến pháp mới, các nữ nghị sĩ đã thông qua một phụ nữ trẻ tuổi tên là Beate Sirota Gordon - một trong 3 thành viên trực tiếp chấp bút cho bản dự thảo Hiến pháp 1946. Trước sự tác động và tham gia ý kiến của các nữ nghị sĩ, bà Beate Sirota Gordon đã đề xuất đưa vào Hiến pháp hai điều khoản là Điều 14 mang tên “Bình đẳng dưới pháp luật – (法の下の平等) và Điều 24 “Sự bình đẳng giữa hai giới và sự tôn trọng cá nhân trong sinh hoạt gia

đình (家庭の生活における個人の尊厳と両性の平等)” .

Cùng với đó, các nữ nghị sĩ cũng thông qua 6 nữ nghị sĩ là các thành viên trong số 27 thành viên của Hội sửa đổi Hiến pháp để bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình và cũng là của phụ nữ Nhật nói chung muốn gửi gắm vào văn kiện pháp lý cao nhất của nước nhà.

Quá trình sửa đổi Hiến pháp Nhật năm 1946 là cuộc đấu tranh cam go giữa các thế lực chính trị bảo thủ của Nhật Bản và các thế lực chính trị dân chủ của GHQ. Bằng các biện pháp đấu tranh linh hoạt và mềm dẻo, nhưng cũng hết sức kiên trì, các nữ nghị sĩ đã làm cho các điều khoản về quyền bình đẳng nam nữ, các vấn đề về đời sống sinh hoạt của người dân cũng trở thành các vấn đề được chú trọng trong lần sửa đổi Hiến pháp này.

Về Điều 24 của Hiến pháp, nữ nghị viên Kato Shizue đã nêu rõ ý kiến của mình là yêu cầu phá bỏ chế độ gia đình gia trưởng để xây dựng xã hội nam nữ bình quyền, và có những lời lẽ lập luận đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm này. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các nữ nghị sĩ khác đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình đóng góp vào bản Hiến pháp như bài phát biểu của Takeda Kiyo về việc cần phải xem trọng vai trò làm mẹ của phụ nữ chứ không phải đóng khung cuộc đời người phụ nữ chỉ trong vai trò “lương thê hiền mẫu”; hay là bài phát biểu về yêu cầu Hiến pháp phải đảm bảo quyền tự do cho dân chúng của nữ nghị sĩ Koshihara Haru…

Những đóng góp nêu trên của các nữ nghị sĩ đối với việc soạn thảo Hiến pháp mới không chỉ cho thấy ở họ ý thứ trách nhiệm như những công dân của đất nước, mà còn chứng tỏ họ đã làm tròn vai của những nữ Đại biểu đầu tiên của dân, do dân bầu ra để tham gia vào Quốc hội – lĩnh vực mà họ chưa từng có kinh nghiệm trước đó. Không để mặc cảm về thân phận phụ nữ cũng như sự thiếu hụt về kinh nghiệm tham gia chính trường làm nhụt đi ý chí đấu tranh tham chính, ngược lại họ tận dụng tất cả các cơ hội có thể đóng góp ý kiến, tâm sức của mình đối vấn đề soạn thảo Hiến pháp nói riêng và các vấn đề được luận bàn ở Quốc hội nói chung. Sự xuất hiện của phụ nữ và tham gia sâu sắc của họ vào các vấn đề chính trị - lĩnh vực trước đó được coi là chỉ dành cho đàn ông, không phải ngay từ đầu đã luôn nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ nam. Tuy vậy, bất chấp thái độ xem thường của không ít các nghị sĩ nam và sự áp đảo của họ trong các Đảng chính trị, khi đã bước chân vào Quốc hội với tư cách là những người được nhân dân tin tưởng bầu ra, các nữ nghị sĩ đã cố gắng để nêu lên tiếng nói của mình và cũng là tâm tư nguyện vọng của phụ nữ Nhật Bản nói chung sau Chiến tranh. Người ta cho rằng, nếu Hiến pháp Nhật Bản chỉ được soạn thảo bởi những đấng mày râu thì mặc dù trong GHQ có sự đấu tranh giữa phái cải cách đối với phải bảo thủ đi chăng nữa thì vấn đề “Nam nữ bình đẳng” cũng khó có thể được chấp nhận để đưa vào như là

một phần của Hiến pháp. Có thể nói, các nữ nghị sĩ đã có vai trò quan trọng trong sự ra đời của Hiến pháp hiện đại Nhật Bản năm 1946. Hiến pháp mới 1946 ở Nhật Bản được đánh giá là có nhiều điểm đổi mới, tiến bộ và dân chủ. Bản Hiến pháp này được xem như là tiền đề, cơ sở để Nhật Bản bước sang một giai đoạn phát triển mới. Có được điều đó là nhờ một phần đóng góp không hề nhỏ của những người phụ nữ đầu tiên bước chân vào Quốc hội. Hiến pháp 1946 cũng trở thành tiền đề về mặt pháp lý để phụ nữ Nhật tiếp tục con đường đấu tranh đòi bình đẳng giới, trong đó có sự bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.

Năm 1980, tại Đại hội phụ nữ thế giới được tổ chức tại Copenhagen – Đan Mạch, chính phủ Nhật đã ký vào bản “Điều ước xóa bỏ bất bình đẳng đối với phụ nữ”. Tiếp sau đó, với xu hướng toàn cầu hóa và tiêu chuẩn hóa các chính sách về phụ nữ của Liên hợp quốc, Nhật Bản đã ban hành hàng loạt các điều luật, chính sách mới tiến bộ đối với phụ nữ, tiêu biểu là “Luật bình đẳng về cơ hội việc làm giữa nam và nữ” – nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội được tham gia lao động ngoài xã hội giữa hai phái. Trước xu hướng toàn cầu hóa các tiêu chuẩn về vấn đề nữ quyền đã được ký kết tại Liên hợp quốc, chính phủ Nhật đã cải cách và ban hành hàng loạt các chính sách liên quan đến phụ nữ trên như việc cải cách “Luật hộ tịch” năm 1985 (Nội dung chính của lần cải cách này là chuyển từ “chủ nghĩa huyết thống theo họ cha” sang “chủ nghĩa huyết thống theo họ cả cha và mẹ”, nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng giới. Sau năm 1985 “Luật hộ tịch” ở Nhật còn có thêm 1 lần cải cách nữa là vào năm 2008). Đỉnh cao của quá trình này là sự kiện năm 1999, chính phủ Nhật ban hành “Luật cơ bản về quyền bình đẳng tham gia các

hoạt động xã hội nam nữ” (男女共同参画社会基本法) .Việc ra đời “Luật cơ bản

về quyền bình đẳng tham gia hoạt động xã hội nam nữ” này đã chứng tỏ sự bất bình đẳng giới không còn tồn tại về mặt chế độ và pháp luật. Điều này trở thành nguồn cổ vũ lớn lao cho các hoạt động đấu tranh của phụ nữ Nhật nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng giới trên thực tế.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)