thế đã trở thành nguyên nhân và động lực thúc đẩy tinh thần đấu tranh đòi quyền bình đẳng mà trọng tâm là đòi quyền tham gia chính trị của phụ nữ Nhật sau Chiến tranh. Điều này đã tạo ra những phong trào phụ nữ đấu tranh tham chính mạnh mẽ và đa dạng chưa từng có ở Nhật trước đó.
Tiểu kết chương 1: Vai trò của phụ nữ Nhật trong xã hội Nhật Bản theo thời gian đã có nhiều thay đổi và họ đã có những đóng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử Nhật Bản. Từ thời kỳ Heian, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, vai trò phụ nữ Nhật đã có sự thay đổi mạnh mẽ, họ bị đóng khung trong vai trò làm vợ và làm mẹ, bị loại trừ ra khỏi các hoạt động công, trong đó có lĩnh vực chính trị. Sang thời kỳ cận đại, dưới chế độ Minh Trị, vị trí phụ nữ Nhật trong xã hội cũng chưa có sự thay đổi rõ rệt, quyền tham gia chính trị của phụ nữ không được chính quyền công nhận. Mặc dù vậy, phụ nữ Nhật không cam chịu, ngược lại họ đã ý thức được ý nghĩa của việc phụ nữ tham chính và tập hợp nhau lại, đấu tranh vì quyền lợi chính trị. Bởi vậy phong trào tham chính của phụ nữ Nhật Bản xuất hiện từ thế kỷ XIX, ngay sau khi cuộc cải cách Minh Trị thành công. Từ đó, tinh thần đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật Bản không ngừng lớn mạnh và mô hình xã hội nam nữ bình đẳng đã được hình thành. Có thể nói, với sự lãnh đạo của Ichikawa Fusae, sự ra đời và hoạt động như trên của “Hội đồng minh giành quyền bầu cử cho phụ nữ” trở thành điểm sáng trong phong trào đấu trnah giành quyền tham chính của phụ nữ Nhật trước chiến tranh. “Hội đồng minh giành quyền bầu cử cho phụ nữ” ra đời đánh dấu bước phát triển trong phong trào đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật trước chiến tranh – phụ nữ đấu tranh theo một tổ chức với nguyên tắc hoạt động chặt chẽ, có mục tiêu và phương pháp rõ ràng. Tuy vậy, trước năm 1945, phụ nữ Nhật vẫn chưa đạt được những quyền tham gia chính trị cơ bản, trong đó có quyền bầu cử. Mặc dù vậy hoạt động đấu tranh tham chính của phụ nữ Nhật trước Chiến tranh là tiền đề, đồng thời cũng là động lực cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của phong trào sau Chiến tranh.
Công cuộc cải cách dân chủ ở Nhật sau chiến tranh đã làm thay đổi căn bản về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ở Nhật Bản. Công cuộc cải cách đặc biệt tác động lớn đến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Từ vai trò là những người nội trợ, làm việc nhà, phụ nữ Nhật đã được tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất bên ngoài xã hội, dần độc lập về kinh tế và cũng trở nên tự chủ trong cuộc sống của mình. Cùng với những cải cách về lao động đã mang lại việc làm cho phụ nữ, những chính sách cải cách về lĩnh vực văn hóa, tư tưởng góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của phụ nữ Nhật. Họ nhận thức được vai trò, quyền lợi của họ trong xã hội mà quyền tham gia chính trị là một trong những nhu cầu thiết yếu. Đây là những tiền đề về tư tưởng, chính trị, xã hội quan trọng dẫn tới bước phát triển lớn mạnh của phong trào tham chính phụ nữ Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nối tiếp tinh thần đấu tranh từ trước Chiến tranh thế giới thứ hai, phụ nữ Nhật đã tận dụng những vận hội mới rất thuận lợi sau Chiến tranh để tạo ra sự phát triển đa dạng và gặt hái những kết quả to lớn của phong trào đòi quyền tham chính cho phái mình.
Chƣơng 2: Sự phát triển của phong trào tham chính phụ nữ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2