Bối cảnh kinh tế NhậtBản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của nữ giớ

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 32)

18 Edwin Reischauer, “Nhật Bản câu chuyền về một quốc gia”, 1998, NXB Thống kê.

1.2.2 Bối cảnh kinh tế NhậtBản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của nữ giớ

giới thứ hai và vai trò của nữ giới

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Tất cả các thành phố lớn (trừ Kyoto), các ngành công nghiệp và mạng lưới giao thông đã bị hư hại nghiêm trọng: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá hủy, thực phẩm thiếu hụt nghiêm trọng. Hình ảnh Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã được khắc họa cực kỳ ấn tượng trong cuốn “Nhật bản quá khứ và hiện tại” của Edwin Reischauer như sau: “Tất cả các thị trường hải ngoại quan trọng nhất của Nhật đều mất hết; cả lực lượng tàu buôn mà nền ngoại thương phải dựa vào cũng mất sạch. Các nhà máy hoặc là bị tàn phá hoặc là phải đóng cừa do thiếu nguyên liệu… Với sự tàn phá hầu hết các đô thị và sử hủy diệt hầu như hoàn toàn lực lượng tàu buôn vốn từ trước đến nay làm thành mạch máu kinh tế duy trì sự sống của nước Nhật, sản xuất công nghiệp của Nhật tụt xuống mức thấp nhất, vào năm 1946 chỉ còn bằng 1/7 mức sản xuất của năm 1941. Dân chúng ăn mặc rách rưới, ăn uống thiếu thốn, và bị kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần” 20.

Ngay từ khi tiếp quản Nhật Bản, chính chính sách của GHQ đối với Nhật Bản trong lĩnh vực kinh tế đã thể hiện rõ mục tiêu“phi quân sự hóa về kinh tế”, khuyến khích phát triển các tổ chức lao động, nông nghiệp và công nghiệp trên cơ sở dân chủ. Để thực hiện mục tiêu đó, GHQ đã thực hiện một số cuộc cải cách kinh tế quan trọng ở Nhật Bản, trong đó tập trung chú ý vào ba cuộc cải cách có ý nghĩa

vô cùng trọng đại là: Cải cách công thương nghiệp; Cải cách ruộng đất và Dân chủ hóa lao động. Trong đó, công cuộc cải cách ruộng đất và dân chủ hóa lao động có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao vai trò và vị trí của phụ nữ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, công cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với nội dung là chuyển cho tá điền quyền sở hữu ruộng đất đã lĩnh canh. GHQ chỉ đạo chính phủ Nhật Bản thực hiện cải cách đất nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu thường gọi đây là “cải cách chế độ sở hữu đất nông nghiệp” hoặc “giải phóng đất nông nghiệp”. Tháng 10 năm 1946, Nghị viện đã thông qua chương trình cải cách ruộng đất và ủy quyền cho chính phủ thực thi. Các biện pháp cải cách ruộng đất mạnh mẽ được thể hiện thông qua các quy định của đạo luật. Đạo luật cải cách ruộng đất ban bố ngày 11/10/1946 với nội dung là nghiêm khắc với đối tượng mua đất, lập các Ủy ban ruộng đất, đề ra các phương thức mua đất, cách thanh toán và quy định về địa chủ vắng mặt. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản mua lại ruộng đất của địa chủ với giá rẻ và bán cho những người canh tác nhỏ. Cuộc cải cách này được thực hiện khá cương quyết từ năm 1946 đến năm 1950 dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Lực lượng chiếm đóng GHQ. Tính đến năm 1948, số lượng ruộng đất chính phủ mua đã lên đến 163.000 ha qua 10 đợt liên tiếp. Diện tích phát canh tính đến tháng 8/1950 chỉ còn 10%. Địa chủ vắng mặt đã bị xóa bỏ; 80%-90% đất đai của họ đã bị chuyển nhượng cho tá điền; 70%-80% số ruộng đất cho thuê hoặc canh tác của địa chủ làng xã đã bị chuyển nhượng cho nông dân21. Chính sách này đã đem lại ruộng đất cho khoảng 70% những người canh tác nhỏ trên toàn quốc. Ngày 9/12/1945 GHQ đã ra một “Bị vong lục”, ra lệnh cho chính phủ Nhật Bản phải tìm cách thông qua được kế hoạch cải cách ruộng đất với mục tiêu: “Xóa bỏ những trở ngại kinh tế nhằm phục hồi và củng cố các xu hướng dân chủ, tạo ra sự tôn trọng

21Hoàng Thị Minh Hoa, Lại bàn về nguyên nhân tạo sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 1/2003. Đông Bắc Á, Số 1/2003.

đối với các giá trị đích thực của con người, để phá bỏ sự kìm hãm kinh tế vốn đọa đày người nông dân Nhật Bản trong nhiều thế kỷ áp bức phong kiến”.

Ý nghĩa của công cuộc cải cách ruộng đất là vô cùng to lớn. Nó đã làm cho chế độ địa chủ trong nông nghiệp bị xóa bỏ và điều đó có nghĩa là xóa bỏ gông cùm của chế độ địa tô ở nông thôn Nhật Bản thời phong kiến. Đối với tá điền, cuộc cải cách thực sự đã mang đến một bước ngoặt lớn lao cho cuộc đời họ. Từ đó mà quyền lợi của họ được tăng lên rất nhiều, trật tự xã hội nông thôn được thay đổi, người nông dân trở thành chủ nhân trên mảnh đất của mình. Bởi vậy, họ đã hăng hái lao vào sản xuất, nâng cao sản lượng, năng suất. Mặt khác,việc những người được canh tác trên mảnh đất do mình làm chủ cũng đã tạo ra một không khí dân chủ, tươi mới cho xã hội nông thôn Nhật Bản. Đây chính là tiền đề để người dân có thể tiếp nhận các tư tưởng mới, thay thế cho các quan niệm phong kiến cổ hủ, lạc hậu trước đây.

Cùng với cải cách ruộng đất, những cải cách nhằm dân chủ hóa trong lao động cũng được GHQ chú trọng thực hiện thông qua các đạo luật về lao động. Luật Công đoàn được ban hành vào tháng 12 năm 1945 (hiệu lực từ 9/1946) khẳng định các quyền của công nhân được tổ chức, được tham gia đàm phán tập thể với giới chủ và quyền được bãi công. Đặc biệt, Luật cơ bản về lao động được ban hành năm 1947, làm nền tảng cho sự ra đời của Luật tiêu chuẩn lao động, đánh dấu một bước quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới khi đưa ra nguyên tắc “lao động bình đẳng, lương bình đẳng”, quy định về việc trả lương bình đẳng giữa nam và nữ lao động. Điều 4 “Trả lương đồng nhất giữa nam và nữ” trong Luật lao động năm 1947 quy định người sử dụng lao động không được dựa vào lý do người lao động là nữ để phân biệt đối xử so với lao động nam trong vấn đề tiền lương. Tiền lương ở đây không phải là chỉ là tổng số tiền lương mà bao gồm cả hệ thống tiền lương và hình thái tiền lương. Ngoài vấn đề tiền lương, đối với các điều kiện lao động khác, việc phân biệt đối xử với nữ giới bị nghiêm cấm bởi “Luật bình đẳng về cơ

hội việc làm giữa nam và nữ” . Những đạo luật trên về lao động đã tạo điều kiện cho phụ nữ Nhật tham gia lao động ngoài xã hội, mưu cầu được đối xử và trả công bình đẳng như nam giới.

Mặc dù vậy, cơ cấu lương mới lại coi trọng yếu tố thâm niên công tác. Vô hình trung, điều này đã tạo ra sự khác biệt về tiền lương giữa nam giới và nữ giới, những người vốn bị trách nhiệm với gia đình và con cái làm gián đoạn quá trình phấn đấu cho sự nghiệp. Hơn nữa, lúc đó rất nhiều xí nghiệp vì lý do khó khăn về tài chính, tư tưởng bảo thủ vẫn thực hiện các chính sách tuyển dụng và đãi ngộ phân biệt giữa lao động nam và nữ. Điều này dẫn đến tình trạng mặc dù nguyên tắc bình đẳng đã được quy định trên luật pháp, nhưng trên thực tế vẫn không được áp dụng hiệu quả. Đây cũng chính là nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến sự ra đời các phong trào đấu tranh của phụ nữ sau này.

Công cuộc cải cách do Quân đội đồng mình thực hiện tại Nhật Bản đã mang lại những cải thiện tích cực về tình hình kinh tế. Trong giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1952, Nhật Bản đã thực sự kết thúc giai đoạn phục hồi kinh tế và mức sản xuất đã đạt ngang với mức của thời kỳ năm 1934-1936, tức là trước Chiến tranh thế giới thứ 2. Đồng thời, các biện pháp cải cách về kinh tế cũng đã góp phần trao cho phụ nữ cơ hội tham gia vào nền kinh tế, nâng cao vai trò và địa vị kinh tế của họ. Tuy vậy, việc đối xử bất bình đẳng giữa nam và nữ lao động vẫn còn tồn tại, trở thành nguyên nhân dẫn tới các làn sóng đấu tranh đòi bình đẳng của phụ nữ Nhật và phong trào đấu tranh nhằm tham gia chính trị để góp tiếng nói của phụ nữ trong việc ban hành các bộ luật.

Một phần của tài liệu Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay (Trang 32)