II. Quy định của Pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra:
1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
1.1. Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản
Nếu như “hành vi gây thiệt hại trái pháp luật” của con người là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi thiệt hại “do sự tác động tự thân của tài sản” gây ra.
Trong khoa học pháp lý đã có quan điểm cho rằng các vật là vô tri vô giác, vì vậy chúng không thể gây thiệt hại nếu không có sự tác động của con người. Quan điểm này cho rằng đằng sau việc gây thiệt hại của một vật bao giờ cũng có sự tác động của con người: Chiếc xe gây tai nạn là do người lái xe làm cho nó chuyển động; nhà máy thải chất độc hại ra môi trường là do chủ ý của người quản lý nhà máy; cây đổ là do người chặt cây làm nó đổ… Quan điểm này đánh đồng tất cả các thiệt hại đều do con người gây ra, đồng nghĩa với việc phủ định có thiệt hại hoàn toàn do tài sản tự gây ra. Như vậy, các thiệt hại đều quy về một nguyên tắc bồi thường thiệt hại nói chung.
Tuy nhiên, không phải mọi thiệt hại do tài sản gây ra đều có sự tác động của con người. Nhiều trường hợp, sự kiện gây thiệt hại của tài sản nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và tự thân tài sản có thể gây thiệt hại. Việc xác định thiệt hại là do “tác động của người” hay “tác
động của vật”có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là
điểm mấu chốt để phân định ranh giới giữa hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại: do hành vi của con người gây ra và do tài sản gây ra.
Hầu hết các vụ tai nạn, thiệt hại đều có sự tham gia của đồ vật, súc vật với vai trò trung gian như là công cụ, phương tiện mà con người sử dụng để gây thiệt hại như: đặt mìn để gây thiệt hại cho người khác, để đánh cá; dùng súng sát thương người khác; lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn; dùng chất độc để đầu độc người khác; dùng nguồn điện để gài bẫy trộm; huấn luyện chó tấn công người khác; phá dỡ công trình xây dựng gây thiệt hại cho người xung quanh… Những trường hợp này thiệt hại hoàn toàn do hành vi có chủ ý của con người. Ý chí của con người thể hiện thông qua hành vi tác động trực tiếp đến tài sản của mình, dùng tài sản như một công cụ trung gian để gây thiệt hại với lỗi cố ý hoặc vô ý. Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến tài sản (như nguồn nguy hiểm cao độ, cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng, súc vật) nhưng do “tác
động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì sẽ không áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra (Theo các điều 623, 625, 626, 627 Bộ luật dân sự) mà sẽ chỉ áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi tự thân tài sản đó gây thiệt hại như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật; cây cối tự nhiên đỗ, gẫy; công trình xây dựng tự sụt lở gây tai nạn; súc vật vô cớ tấn công người; do tác
47
động của môi trường hoặc dịch bệnh dẫn tới trâu, bò, chó điên, dại gây thiệt hại… Sự kiện gây thiệt hại của tài sản trong những trường hợp này theo cơ chế “tự gây thiệt hại”, hoàn toàn không có sự tác động của con người. Tuy nhiên, sự độc lập giữa “tác động của vật” và “tác động của con người” chỉ mang tính chất tương đối. Cây cối, công trình xây dựng, nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật… gây thiệt hại có thể vì nhiều lý do, trong đó có thể xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là người quản lý đã không thực hiện tốt nghĩa vụ trông coi, quản lý nên đã không có biện pháp thích hợp, kịp thời để ngăn chặn nguy cơ tài sản gây thiệt hại.
Một điểm cần lưu ý là sự kiện gây thiệt hại của tài sản phải có tính trái pháp luật. Pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định về “hành vi trái pháp luật” của con người mà chưa có quy định về tính trái pháp luật khi tài sản gây thiệt hại. Theo tinh thần của Bộ luật dân sự, mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe; quyền sở hữu của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Vì vậy, về nguyên tắc, việc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác bị coi là trái pháp luật. Tuy nhiên, Điều 623 Bộ luật dân sự về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; Điều 625 về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra; Điều 626 về Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; Điều 627 về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra đều thuộc về trường hợp tâì sản gây thiệt hại, và cần phải hiểu đây là sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật, vì thế trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được đặt ra.
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại: Trong các trường hợp Điều 625, 626,
627, thiệt hại xảy ra có thể do lỗi cố ý hoặc vô ý của người bị thiệt hại, ví dụ: công trình xây dựng đang xuống cấp, lún, nứt nghiêm trọng, đã có biển báo nguy hiểm và hàng rào vây quanh nhưng người bị thiệt hại vẫn đi vào khu vực cấm vì cho là không nguy hiểm; đột nhập vào trong nhà để trộm cắp bị chó giữ nhà tấn công… Riêng Điều 627 Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được loại trừ trong trường hợp “thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại”. Quy định như vậy được hiểu là nếu thiệt hại hoàn toàn do
lỗi vô ý của người bị thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
vẫn phát sinh. Lý do vì nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cao và cần đề cao trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ trong việc trông giữ, quản lý hơn các tài sản khác.
- Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra hoàn
toàn mang tính khách quan mà các chủ thể liên quan không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong điều kiện, khả năng cho phép. Việc không thể tiên liệu và không thể khắc phục được không chỉ đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà còn đối với những người khác nếu trong điều kiện, hoàn cảnh đó. Sự kiện bất khả kháng có thể là thiên tai như: lũ quét, mưa đá, sóng thần, động đất… hoặc những thảm họa như nổ bom nguyên tử… Trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường này được quy định trong các Điều 623 – Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; Điều 626 – Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra và Điều 627 – Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Riêng đối với thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625), Bộ luật dân sự không cho đây là một trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường, có nghĩa là chủ sở hữu, người quản lý súc vật vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng, ví dụ: do thời tiết mà súc vật bị dịch bệnh, gây thiệt hại cho con người. Chủ sở hữu, người quản lý súc vật có nghĩa
48
vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý, chăm sóc súc vật, bảo đảm chúng không gây thiệt hại cho người khác.
Ngoài ra, theo nguyên tắc chung của pháp luật, việc gây thiệt hại cũng không bị coi là trái pháp luật nếu được thực hiện theo một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ: hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật; để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường.
1.2. Có thiệt hại do tài sản gây ra:
Do tính chất của loại trách nhiệm này là thiệt hại do tài sản gây ra nên thiệt hại chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Riêng thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của tài sản.Tuy nhiên, cũng có thể có những trường hợp gây thiệt hại về tinh thần cho những người xung quanh.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra chỉ áp dụng khi tài sản gây thiệt hại “cho người khác” hay có thể gọi là “người xung quanh”. “Người khác” (hay “người xung quanh”) được hiểu là những người khi xảy ra thiệt hại, không phải là chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản. Nếu tài sản gây thiệt hại cho chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Trường hợp tài sản gây thiệt hại cho người chiếm hữu, sử dụng tài sản theo nghĩa vụ lao động, người chiếm hữu, sử dụng bị thiệt hại có thể được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Nếu thiệt hại gây ra cho người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng theo hợp đồng, việc có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hay không còn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên cũng như các quy định khác của pháp luật. Ví dụ: khoản 3 Điều 493 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở, trong đó quy định “nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên
thuê thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, nếu có phát sinh trách nhiệm trong trường hợp này thì đó
là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, không phải trách nhiệm ngoài hợp đồng mà chúng ta đang đề cập.
Cách xác định thiệt hại vẫn căn cứ vào các quy định chung của Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường (Từ Điều 608 đến Điều 610)
1.3. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quan điểm cổ điển, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi có điều kiện lỗi. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Lỗi theo truyền thống khoa học luật dân sự, được hiểu là yếu tố chủ quan nói lên trạng thái tâm lý của con người có khả năng đánh giá và nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai và hậu quả của hành vi đó. Một vấn đề được đặt ra là nếu thiệt hại do tự bản thân tài sản gây ra thì có xem xét đến yếu tố lỗi của người sở hữu, quản lý không?
49
Quan điểm thứ nhất: Lỗi là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bản chất của lỗi trong dân sự là “lỗi suy đoán”, được hiểu là người nào gây ra thiệt hại bị suy đoán đương nhiên là có lỗi. Đối với các thiệt hại do tài sản gây ra, chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản bị suy đoán là có lỗi. Họ chỉ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường khi chứng minh được mình không có lỗi, hay nói cách khác, họ phải chứng minh được thiệt hại do tài sản gây ra là do lỗi của người khác và khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được chuyển sang cho người bị coi là có lỗi; Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng không bị coi là có lỗi khi họ chứng minh thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng (khi đó người bị thiệt hại không được bồi thường và coi đó như là một rủi ro đối với mình) hoặc thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại (khi đó người bị thiệt hại phải tự chịu). Trên thực tế, thiệt hại do tài sản gây ra có thể có nguyên nhân sâu xa là người sở hữu, người quản lý tài sản đã không thực hiện tốt nghĩa vụ của họ trong việc quản lý. Nếu chủ sở hữu, người quản lý tài sản đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cần thiết để quản lý tài sản của mình nhưng việc tài sản gây thiệt hại nằm ngoài khả năng kiểm soát, chi phối của họ thì họ không bị coi là có lỗi và không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Điều kiện này trong nhiều trường hợp thực tế là không thể thực hiện được khi thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của ai cả. Khuynh hướng xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên ý niệm lỗi nhiều khi không bảo đảm được một cách hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Thực tế cho thấy các thiệt hại mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi thì không khác gì gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường thiệt hại của nạn nhân. Vì vậy, để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, xuất hiện quan điểm thứ hai cho rằng khi có thiệt hại xảy ra, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi.
Quan điểm thứ hai: cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra loại trách nhiệm
hoàn toàn loại trừ yếu tố lỗi của người sở hữu, người chiếm hữu tài sản. Theo quan điểm này, yếu tố lỗi chỉ được xem xét khi gắn với hành vi của một chủ thể nhất định. Vì vậy, gắn lỗi cho các tài sản như đồ vật, nhà cửa, cây cối, súc vật… là không thể xảy ra. Vì vậy, khi tài sản như đồ vật, máy móc, cây cối, công trình xây dựng, súc vật gây thiệt hại sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người có trách nhiệm quản lý tài sản, kể cả trong trường hợp người này hoàn toàn không có lỗi đối với thiệt hại. Quan điểm này bảo vệ được lợi ích của người bị thiệt hại nhưng có khuynh hướng đè nặng trách nhiệm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản.
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự từ Điều 623 đến Điều 627 Bộ luật dân sự 2005, chúng ta có thể thấy duy nhất hai điều luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”; Điều
624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”. Các điều luật còn lại không quy định vấn đề loại trừ yếu tố lỗi, được hiểu