Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra theo Luật Hồng Đức

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 36)

2. Lược sử qui định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây thiệt hại.

2.1. Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra theo Luật Hồng Đức

Trong Luật Hồng Đức tại chương tạp luật có các qui định về bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra, như trộm cắp, đánh người và các qui định về trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra. Điều 568 Luật Hồng Đức qui định:

“Khi có việc xây dựng hoặc phá huỷ gì mà phòng bị không cẩn thận để đến lỗi xảy ra chết người thì bị xử biếm một tư và chịu tiền mai táng 5 quan, còn thợ thuyền, chủ ty thì hình quan sẽ xem xét lỗi vì ai xảy ra mà định tội.”

Khi xây dựng nhà ở, công trình xây dựng thì chủ sở hữu phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn trong xây dựng và có biện pháp đề phòng các trường hợp có thể gây thiệt hại cho tài sản, tính mạng sức khoẻ của người khác. Tuy nhiên, nếu xây dựng hoặc phá huỷ công trình xây dựng mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường. Trường hợp này có hai khả năng xảy ra, thứ nhất khi xây dựng hoặc phá huỷ công trình mà người trực tiếp làm công việc đó có lỗi để gây ra thiệt hại. Thứ hai, do người chủ không cẩn thận trong việc ngăn ngừa thiệt hại để cho công trình xây dựng gây thiệt hại đẫn đến chết người, trường hợp này lỗi của chủ sở hữu là gián tiếp cho nên chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại, đây là trách nhiệm do tài sản gây ra.

Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên là lỗi vô ý của chủ sở hữu hoặc lỗi của người trực tiếp xây dựng, của người nhận thầu công trình và hậu quả là chết người. Mặc dù lỗi của ai nũa thì suy đoán cũng là lỗi của chủ sở hữu vì người xây dựng là người làm thuê hoặc làm giúp cho chủ sở hữu, cho nên công việc xây dựng hoặc phá dỡ là của chủ sở hữu, vì vậy chủ sở hữu công trình và phải bồi thường. Nếu chủ sở hữu có lỗi vô ý vì cẩu thả “không cẩn thận” sẽ bị xử tội biếm và phải bồi thường tiền mai táng cho nạn nhân là 5 quan tiền.

Khi xây dựng, phá dỡ công trình, việc gây thiệt hại có thể do thợ xây hoặc người tháo dỡ công trình xây dựng bất cẩn để xảy ra thiệt hại, trước hết chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu những người trực tiếp thực hiên việc xây dựng, phá dở có lỗi, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị hình phạt tương xứng.

Ngoài các công trình xây dựng gây thiệt hại, pháp luật còn qui định các trường hợp do súc vật gây ra thiệt hại. Điều 581 Luật Hồng Đức qui định:“ Người thả trâu ngựa cho dày xéo, ăn lúa,

dâu của người ta thì xử phạt 80 trượng và đền sự thiệt hại. Nếu cố ý thả cho dày xéo thì biếm một tư và đền gấp đôi sự thiệt hại. Nếu trâu ngựa lồng lên không kìm hãm được thì được miễn tội trượng”.

Theo qui định trên, người trực tiếp quản lý trâu, ngựa mà vô ý như chăn dắt trâu ngựa trông coi không cẩn thận để trâu, ngựa phá hoại hoa mầu, mùa màng thì bị phạt 80 trượng và phải đền bù

37

toàn bộ thiệt hại. Trường hợp cố ý cho trâu, ngựa phá hoại mùa màng, hoa mầu thường là những hành vi mang tính trả thù. Trường hợp này, việc phá hoại mùa màng không những vi phạm trật tự an ninh xã hội mà còn làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của chủ sở hữu, cho nên pháp luật áp dụng các chế tài nghiêm khắc đối với người vi phạm.

Nếu do bản tính hung dữ, trâu, ngưạ lồng lên mà người chăn dắt không kìm hãm được việc phá hoại của trâu, ngựa thì chủ sở hữu không có lỗi trong việc trông coi, cho nên không phải chịu trách nhiêm hình sự, tuy nhiên về trách nhiệm dân sự vẫn phải bồi thường thiệt hại.

Trâu, ngựa là loại súc vật to lớn giúp con người trong sản xuất kinh doanh, vì vậy người nông dân thường phải lựa chọn những con súc vật này có tính hiến lành, không hung dữ, như thế mới có thể điều khiển được chúng. Tuy nhiên, có những trường hợp trâu, ngựa phá hoại mùa màng là do hành vi bất cẩn của con người hoặc do hành vi cố ý sử dụng trâu, ngựa làm phương tiên, công cụ để phá hoại mùa màng của người khác, cho nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Trong thực tiễn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, có trường hợp những con súc vật có tính hung ác luôn đe doạ gây thiệt hại, vì vậy chủ sở hữu phải có các biện pháp ngăn chặn không cho súc vật gây thiệt hại tài sản, tính mạng, sức khoẻ của người khác. Điều 582 Luật Hông Đức qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc hung dữ vật gây ra như sau:

“ Súc vật và chó có tính hay húc, đã và cắn người mà làm hiệu buộc ròng không đúng phép (đúng phép là con vật hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai) hay chó dại mà không giết thì đều xử phạt 60 trượng”.

Đối với súc vật có tình hung ác, thì chủ sở hữu phải có các biện pháp trông giữ theo qui định của pháp luật như trâu, bò hay húc thì phải cắt hai sừng, vì sừng là “vũ khí” nguy hiểm đẻ tấn công con người hay súc vật khác, nếu cắt bỏ thì khả năng gây thiệt hại không còn. Nếu ngựa hay đá người thì phải buộc rằng hai chân trước và sau sao cho có thể đi lại được bình thường nhưng không thể co chân đá người khác và có nghĩa là nếu co hai chân sau lên cùng đá thì con ngựa sẽ bị ngã, cho nên không thể gây ra thiệt hại.

Đối với chó hay cắn người thì cắt hai tai, đây là biện pháp trừng phạt theo cách thức dân gian có hiệu quả. Chó phát hiện ra con người từ hướng nào và chuẩn bị tấn công người hướng đó là do thính giác, vì thế chó bị cắt hai tai sẽ không phát hiện ra tiếng động từ phía nào, cho nên nó không chủ động tấn công con người.

Đối với chó dại là nguồn nguy hiểm cho bất cứ ai, nếu không giết ngay sẽ gây nguy hiểm về tính mạng cho người khác, vì thế chủ sở hữu phải giết chó dại ngăn ngừa chó căn người, nhưng chủ sở hữu không thực hiện việc phòng ngừa đó, cho nên phải chịu hình phạt là 60 trượng.

Súc vật không những gây thiệt hại về tài sản, tính mạng sức khoẻ cho con người, mà còn gây thiệt hại cho những con súc vật cùng loại khác như trâu bò đánh nhau. Đặc biệt trâu mộng là con vật luôn thể hiện mình có sức mạnh nhất mà con khác phải coi chừng và phải nhường lãnh địa kiếm ăn, vì thế, do bản tính kình địch thủ, cho nên chúng hay đánh nhau đến chết, do vậy, nếu xảy ra hai trâu đánh nhau dẫn đến hậu quả một con chết thì được xử lý theo qui định tại Điều 586

38

LHĐ: “Trâu của hai nhà đánh nhau, con nào chết thì hai nhà cùng ăn thịt, còn sống hai nhà

cùng cầy. Trái luật xử phạt 80 trượng”.

Con trâu là đầu cơ nghiệp của một gia đình nông dân, điều này vẫn còn phù hợp đến ngày nay ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, nếu không có trâu cày, kéo thì ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình người nông dân, vì vậy Luật Hồng Đức qui định là nếu hai con trâu đánh nhau mà một con chết thì con chết chia đôi cho mỗi chủ sở hữu một nửa và con còn sống thuộc sở hữu chung của hai nhà. Qui định này nhằm đảm bảo cho hai gia đình đều có trâu để cầy, kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp của mỗi gia đình.

Qua những điều luật trên, Luật Hồng Đức đã qui định tương đối đầy đủ trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu khi các loại tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác. Điều này chứng tỏ các nhà làm luật đã dự liệu được các trường hợp tài sản có thể gây ra thiệt hại và thể hiện cái nhìn tương đối toàn diện về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đương thời.

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)