II. Quy định của Pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra:
2. Vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Đối với những thiệt hại do hành vi của con người gây ra, việc xác định trách nhiệm bồi thường căn cứ vào việc người nào có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đối với những thiệt hại do tài sản gây ra, việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm không phải là vấn đề đơn giản vì sự kiện gây thiệt hại của tài sản có thể diễn ra độc lập, không có liên quan đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của chủ sở hữu hay người quản lý tài sản. Có không ít trường hợp tài sản gây thiệt hại nhưng không thể quy kết trách nhiệm cho cho chủ thể nào. Căn cứ vào các quy định hiện hành liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, trách nhiệm có thể được áp dụng với các chủ thể sau:
52
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng tài sản; - Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản.
2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Điều 165 Bộ luật dân sự quy định Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng
không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi có thiệt hại do tài sản gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến
nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, vì vậy, trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác hoặc do sự kiện bất khả kháng. Trường hợp xác định được chủ sở hữu tài sản và người này đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản của mình thì chủ sở hữu phải bồi thường. Họ bị coi là có lỗi khi đã không thực hiện tốt nghĩa vụ trông coi, quản lý tài sản, để tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác.
2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản cho người khác chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản cho người khác
Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng luôn có các hình thức thể hiện khác nhau: Chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng để khai thác công dụng của tài sản; chủ sở hữu cũng có thể chuyển giao quyền chiếm hữu thực tế tài sản cho người khác và cho phép người này được sử dụng, quản lý tài sản của mình như: ủy quyền quản lý, cho thuê, cho mượn, chuyển giao theo nghĩa vụ lao động…). Theo chúng tôi, chủ sở hữu tài sản có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thông qua hai hình thức sau:
+ Chủ sở hữu tài sản chuyển giao tài sản của mình cho người khác quản lý, sử dụng theo quan hệ hành chính, lao động. Trong trường hợp này, người được chuyển giao tài sản là các cơ quan,
tổ chức, cá nhân – những chủ thể có nhiệm vụ quản lý tài sản theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Giữa trường hợp chủ sở hữu tài sản là nhà nước và trường hợp chủ sở hữu tài sản là các cá nhân, tổ chức, trách nhiệm bồi thường có gì khác nhau hay không?
Ví dụ: Nhà nước giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước là cây xanh, các công trình xây dựng công cộng… cho các cơ quan, tổ chức quản lý. Nếu cây đổ, công trình xây dựng sụt đổ, hư hỏng, sụp lở gây thiệt hại thì nhà nước hay cơ quan, tổ chức quản lý phải bồi thường? Trách nhiệm bồi thường sẽ được xác định trên cơ sở văn bản hoặc quyết định liên quan đến việc giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, nếu những văn bản này không quy định ai phải chịu trách nhiệm thì sẽ xác định trách nhiệm như thế nào? Trên thực tế, cây xanh trên đường phố đỗ, gẫy gây tai nạn, không cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường. Dự thảo Luật bồi thường Nhà nước cũng không quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước trong trường hợp này.
Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân được giao cho người làm công, ăn lương chiếm hữu, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ mà người chủ lao động giao cho. Giữa chủ sở
53
hữu tài sản và người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản có mối quan hệ lao động, được xác lập qua tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động. Mặc dù người lao động là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng tài sản nhưng hoàn toàn dưới sự quản lý, điều hành của chủ sở hữu và vì lợi ích của chủ sở hữu nên phải coi đây giống như trường hợp chủ sở hữu tài sản đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, theo đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm khi tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: giữa người lái taxi và hãng taxi có thỏa thuận lái xe phải chịu mọi trách nhiệm khi xe của mình gây thiệt hại. Theo quy định pháp luật hiện nay, vấn đề gánh chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp các bên có thỏa thuận sẽ căn cứ vào thỏa thuận tự nguyện giữa các bên. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đối với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu buộc người bị thiệt hại đòi người lái xe phải bồi thường là tương đối khó khăn. Mặt khác, ô tô thuộc sở hữu của công ty và Công ty có trách nhiệm bảo đảm an toàn tài sản thuộc sở hữu, quản lý của mình. Người lái xe chỉ là người đang thực hiện một hoạt động của công ty, mang lại lợi nhuận cho công ty, dưới sự giám sát, điều hành của công ty. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này, để bảo đảm được lợi ích cho người bị thiệt hại, bảo đảm thiệt hại được bồi thường nhanh chóng, cần xác định công ty phải bồi thường với tư cách chủ sở hữu. Còn thỏa thuận giữa lái xe và công ty là thỏa thuận bên trong nhằm đề cao trách nhiệm của người lái xe, đồng thời là cơ sở pháp lý để công ty yêu cầu lái xe thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra không phải trong lúc người lao động thực hiện nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho. Ví dụ: Anh A là lái xe theo hợp đồng của Công ty X, có nhiệm vụ đưa giám đốc đi họp hội nghị. Trong lúc chờ giám đốc họp, A tranh thủ lái xe đi chơi thăm bạn bè. Xe bị mất lái trong lúc A điều khiển xe đi chơi dẫn đến gây thiệt hại. Theo chúng tôi, trong trường hợp này, thiệt hại xảy ra không phải trong lúc A đang thực hiện nghĩa vụ lao động vì lợi ích của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, A là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
+ Chủ sở hữu chuyển giao quyền tài sản cho người khác chiếm hữu, sử dụng, quản lý theo một giao dịch dân sự.
Chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản cho chủ thể khác thông qua hợp đồng: mượn, thuê, cầm cố, gửi giữ… tài sản hoặc ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Đây là những hợp đồng dân sự được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, vì vậy sự cam kết thỏa thuận được coi như pháp luật đối với các bên. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật. Bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, trong đó có nghĩa vụ trông coi, quản lý tài sản, không để tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp tài sản gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của họ, họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm bồi thường.
2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong trường hợp tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
54
Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản là các chủ thể đã thực hiện hành vi trộm cắp, chiếm đoạt hoặc các hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật khác… tài sản ngoài ý chí của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Theo quy định của Bộ luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623) và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625) – do đây là những động sản dễ bị người khác chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại . Đối với cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng – là các bất động sản không di dời, dịch chuyển được nên luôn thuộc sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý. Bộ luật dân sự 2005 phân định thành 2 trường hợp.
+ Nếu chủ sở hữu, người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật hoàn toàn không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật gây ra. Chủ sở hữu, người quản lý tài sản được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng minh được đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng… tài sản.
+ Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản cũng có lỗi trong việc để tài sản bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
- Ngoài những trường hợp pháp luật quy định, trên thực tế có trường hợp chủ sở hữu bắt buộc phải chuyển giao tài sản cho người khác theo quy định của pháp luật, ví dụ: người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trưng dụng tài sản của các cá nhân, tổ chức khi cần thiết để bảo vệ lợi ích chung; hoặc tạm thu giữ tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Trong những trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản bắt buộc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo chúng tôi, pháp luật nên quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó.
2.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra
Khi xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, cần phải xác định xem tài sản gây thiệt hại là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Đây là vấn đề quan trọng để chúng ta xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của một bên vợ chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
Bên cạnh đó, tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên nhiều trường hợp mặc dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là của một bên vợ chồng nhưng bên kia tự nguyện dùng tài sản chung của vợ chồng để bồi thường hoặc có khi dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho phía người bị thiệt hại điều này hoàn toàn được chấp nhận miễn là thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
55
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là quan hệ trách nhiệm có yếu tố nước ngoài. Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ trách nhiệm có một trong các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, các bên chủ tham gia trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm bên gây hại và bên bị hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân).
Thứ hai, việc gây ra thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây ra thiệt hại xảy ra ở nước ngoài.
Để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra có yếu tố nước ngoài, có thể áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật hoặc áp dụng quy phạm thực chất, song chủ yếu vẫn là áp dụng các quy phạm xung đột nhằm điều chỉnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhiệm vụ chủ yếu của loại quy phạm pháp luật này là lựa chọn hệ thống pháp luật cần phải được áp dụng để giải quyết quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói trên. Hệ thống pháp luật trong trường hợp này là thường là Luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (Lex loci
delicti Commissi) hoặc luật nhân thân (Lex personalis – Lex Nationalis hoặc Lex Domicilli), tuy
nhiên luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật vẫn được áp dụng chủ yếu.