Khái niệm trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 30)

3. Định hướng sửa đổi và hoàn thiện các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra trongTư pháp quốc tế Việt Nam

1.1. Khái niệm trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra

31

Theo quy định chung của pháp luật thì công dân và pháp nhân có quyền được bảo vệ tài sản, các lợi ích hợp phápNgay tại tại Điều 1 Sắc lệnh 97/SL ngày 22.5.1950, đã qui điịnh :"Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành sự nó đúng với quyền lợi của nhân dân". Điều này được hiểu là mọi quyền dân sự ( quyên nhân thân hay quyên tài sản) thì luôn được pháp luật của Nhà Nước ghi nhận và bảo vệ nhưng chỉ khi con người thực hiện những hành vi năm trong giới hạn mà pháp luật cho phép, Điêu 12 cua Sắc lệnh này tiếp tục qui định cụ thể về một quyền dân sự, đó là quyền được khai thác và hưởng lợi từ tài sản và đồng thời cũng qui định ràng việc khai thác và hưởng lợi đó không được làm phương hại đến lợi ích của các chủ thể khac." Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vât thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân". Điều này dã xác định rất rõ về quyền của chủ sở hữu trong việc sử dụng, khai thác, hưởng lợi ích ích theo ý chí của mình một cách vô tận nhưng phải biết và phải dừng lại khi bắt đầu đụng đến quyên lợi của người khác.Đây là những qui định mang tính nguên tắc xuyên suốt trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta Trong Hiến Pháp 1992 cũng định rõ: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Cụ thể hoá quyền của chủ sở hữu, tại Điều 183 BLDS năm 2005 qui định" Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác". BLDS 2005 tại Điều 15 cũng ghi nhận cá nhân có quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản, quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản.Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản và quyền được hưởng lợi từ tài sản của các chủ sở hữu, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho chủ sở hữu những nghĩa vụ khi thực hiện các quyền nãng pháp lý của họ. Như vậy pháp luật qui định, khi tài sản của bất kỳ chủ sở hữu nào mà gây thiệt hại trái pháp luật cho chủ thể khác thì Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm mục đích khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khôi phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại.

Thông thường, thiệt hại xảy ra thường do hành vi của con người gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi tài sản cũng có thể tự bản thân nó gây ra tổn hại cho người khác ví dụ như nhà, công trình xây dựng bị sụt; cây cối bị đổ, gẫy; súc vật cắn, húc người… Chính vì vậy, ngoài trách nhiệm BTTH do hành vi của con người gây ra thì pháp luật còn quy định về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Trong BLDS 1995 cũng như 2005 chỉ qui định một cách bao quát về trách nhiệm BTTHNHĐ, trong đó, có qui định về trách nhiệm bồi thường trong một số trường hợp cụ thể có tính chất đặc biệt mà không có quy định về khái niệm cũng như không có các quy định chung về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra. Qua qui định của pháp luật Dân sự về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung cũng như một số qui định về các loại tài sản gây thiệt hại, có thể hiểu: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là qui định của luật Dân sự mà

khi áp dụng sẽ phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự. Theo đó chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng để tài sản gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì phải bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.

Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng sau đây:

32

- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS.

- Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại . Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm BTTH có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên.

- Về hậu quả: trách nhiệm BTTH luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại.

- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 30)