Đặc điểm của Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 32)

3. Định hướng sửa đổi và hoàn thiện các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản gây ra trongTư pháp quốc tế Việt Nam

1.2. Đặc điểm của Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra

Là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nên trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra cũng mang những đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung. Tuy nhiên trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra nguyên nhân gây ra thiệt hại không phải là do hành vi của con người mà là do bản thân tài sản gây ra. Chính vì vậy, trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra còn có những nét đặc thù riêng:

* Về điều kiện phát sinh trách nhiệm.

Nếu như các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung bao gồm có 4 điều kiện là: (1) Có thiệt hại xảy ra; (2) Có hành vi trái pháp luật; (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; (4) Có lỗi của người gây thiệt hại thì các điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong một số trường hợp yếu tố lỗi được loại trù, Trong loại trách nhiệm này không bao hàm hành vi gây thiệt hại trái pháp luật mà tự thân tài sản tác động trực tiếp gây thiệt hại. Đó là:

- Có thiệt hại thực tế xảy ra;

33

- Có lỗi trong việc quản lý, chấp hành qui định vận hành, sử dụnh, bảo quản… tài sản.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại thực tế đã xảy ra. Sẽ là không hợp lý khi một đồ vật gây thiệt hại lại xét đến yếu tố hành vi. Thuật ngữ hành vi gây thiệt hại trái pháp luật chỉ đúng khi thiệt hại do con người – thực thể của quan hệ xã hội và là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự – gây ra. Vì vậy, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đồ vật gây ra chỉ cần xác định đúng sự kiện gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thất tài sản thực tế, giữa chúng có mối quan hệ nhân – quả, thì chủ sở hữu tài sản phải là người chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đồ vật gây ra , yếu tố lỗi dường như không được xem xét đến. Theo quan niệm truyền thống yếu tố lỗi chỉ được xem xét khi gắn với một chủ thể xác định. Vì vậy, người ta cho rằng gắn lỗi cho đồ vật khi chúng gây thiệt hại là không thể xảy ra. Tuy nhiên, theo nguyên tắc chung, lỗi trong dân sự là lỗi suy đoán cho nên trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, chủ sở hữu tài sản luôn bị coi là có lỗi. Nếu chủ sở hữu chứng minh được mình không có lỗi cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm BTTH ví dụ như trong trường hợp bất khả kháng. Lỗi của chủ sở hữu trong trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu quản lý không tốt hoặc không đúng quy trình … để đồ vật gây thiệt hại. Trong trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi thì chủ sở hữu hoặc chủ thể khác chứng minh được mình không có lỗi vẫn phải BTTH do tài sản gây ra như trong trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623), BTTH do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624)…

* Về chủ thể chịu trách nhiệm dân sự do tài sản gây ra.

Trong thực tế, nhiều trường hợp sự kiện gây thiệt hại của đồ vật diễn ra trong một quá trình và có thể nói là không liên quan gì đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của chủ sở hữu. Nói cách khác sự kiện gây thiệt hại của đồ vật nằm ngoài mong muốn cũng như sự kiểm soát của chủ sở hữu. Để nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu trong chiếm hữu, sử dụng tài sản và theo nguyên tắc công bằng thông thường thì chủ sở hữu của tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền quản lý của mình gây ra.

Việc xác định chủ thể trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng có những điểm khác biệt. Nếu xác định chính xác chủ sở hữu đối với tài sản, thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường là công bằng và hợp lý. Nhưng sẽ rất phức tạp nếu “người đó’ chỉ có quyền quản lý mà không phải là chủ sở hữu. Chẳng hạn, việc quản lý cây cối của công ty công viên và cây xanh. Thực tế đã có những thiệt hại loại này xảy ra, nhưng việc quy kết trách nhiệm cho chủ thể phải bồi thường là rất phức tạp. Không ít trường hợp có thiệt hại xảy ra nhưng không quy kết được trách nhiệm bồi thường cho ai! Trong những trường hợp này đương nhiên chủ thể bị thiệt hại phải chịu thiệt thòi.

Vì vậy, để bảo đảm sự công bằng, cần xác định theo tiêu chí sau:

- Tài sản đó xác định rõ chủ sở hữu và chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, thì chủ sở hữu phải bồi thường.

34

- Nếu đồ vật được chủ sở hữu chuyển giao cho người khác quyền chiếm hữu, sử dụng (thông qua hợp đồng thuê tài sản, thuê khoán…) theo ý chí của chủ sở hữu cần xác định: Nếu có lỗi của người chiếm hữu, sử dụng, thì người chiếm hữu sử dụng có trách nhiệm bồi thường; nếu người chiếm hữu, sử dụng không có lỗi mà thiệt hại do chính đồ vật gây ra (mà người sử dụng không thể biết và luật cũng không buộc phải biết) như đổ nhà, sập trần, xe ô tô bị bất ngờ gẫy khung xe… thì chủ sở hữu phải bồi thường.

- Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao trách nhiệm quản lý, thì những người này có trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp này cần quy định là trách nhiệm liên đới để bảo đảm việc khắc phục được nhanh chóng, bảo đảm lợi ích cho người bị thiệt hại.

Cần lưu ý rằng, Điều 626 và Điều 627 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hai trường hợp không phải bồi thường là: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Đây cũng là một thực tế rất phức tạp, vì rằng nếu vì sự vô ý của chủ sở hữu hoặc của người được giao quản lý thì cũng rất khó quy kết trách nhiệm bồi thường. Ví dụ: cây bị mục rễ tự nhiên đổ không phải do bão, lụt (là những sự kiện bất khả kháng thông thường); hoặc có những công trình công cộng lâu năm mà sức bền vật liệu hoặc thời hạn sử dụng đã hết… tự nhiên đổ, thì cũng rất khó khăn khi xác định trách nhiệm. Nên chăng, cần có quy định về trách nhiệm kiểm tra tài sản định kỳ nhằm phòng tránh rủi ro cho những người xung quanh.

Đối với trường hợp tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như cây cối trong rừng, thú dữ, động vật khác gây thiệt hại thì lại có những đặc thù riêng. Do Nhà nước là một chủ thể đặc biệt có rất nhiều đặc quyền và có thể được miễn trừ trách nhiệm nên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Nhà nước mới chỉ chịu trách nhiệm BTTH do hành vi của cán bộ, công chức Nhà nước gây ra. Mặc dù Luật Bồi thường Nhà nước đang được xây dựng và sắp được Quốc hội thông qua nhưng trong phạm vi điều chỉnh của Luật này cũng loại trừ trách nhiệm của Nhà nước đối với trường hợp tài sản của Nhà nước gây ra thiệt hại. Do đó, trong trường hợp tài sản của Nhà nước gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ hỗ trợ cho người bị thiệt hại mà không phát sinh trách nhiệm BTTH và người bị thiệt hại sẽ phải gánh chịu một rủi ro.

*Về năng lực chịu trách nhiệm.

Theo quy định tại Điều 606 BLDS về năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân thì:

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường;

Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được

35

giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Theo quy định trên thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì có thể cha, mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, quy định này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản gây ra thì nguyên tắc này không thể được áp dụng bởi lẽ cha mẹ chỉ có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc giáo dục, quản lý con cái để con cái có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác. Còn trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, chủ sở hữu của tài sản vẫn là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự và cha mẹ không bị coi là có lỗi nếu tài sản đang do người khác quản lý. Hơn nữa, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm về tài sản và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Do đó chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra phải là chủ sở hữu của tài sản đó hoặc người đang chiếm hữu, quản lý tài sản chứ không thể là cha mẹ hoặc người giám hộ. Nếu cha, mẹ, người giám hộ cũng là người quản lý tài sản thì họ cũng có thể là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực tố tụng nhưng người đại diện của họ có thể tham gia còn trách nhiệm vẫn phải thuộc về những người này và họ phải bồi thường bằng tài sản của chính họ. Và nếu tài sản của họ không đủ để bồi thường thì cha, mẹ, người giám hộ cũng không phải thực hiện thay.

+ Về đối tượng bị xâm phạm. Nếu đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung có thể là sức khoẻ, tính mạng, tài sản danh dự, nhân phẩm, uy tín, thì đối tượng bị xâm phạm trong trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra chỉ bao gồm thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe,còn thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín không thuộc phạm vi tác động gây thiệt hại của tài sản. Điều này được lý giải theo hướng, danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân gắn liền với từng cá nhân và danh dự, uy tín gắn liền với từng tổ chức nhất định. Trong trường hợp bị xâm phạm đến các giá trị kể trên thường được thông qua hành vi của con người dưới dạng hành động ( như thông qua lời nói, chữ viết, hành vi cụ thể) trong sự tác động của quá trình nhận thức cũng như ý thức tôn trọng các quyền tuyệt đối này và ý thức chấp hành pháp luật của con người. Tuy nhiên. việc xâm phạm các lợi ích này có thể dẫn đến tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại hay thân nhân của họ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc xác định đối tương bị xâm hại trong trường hợp tài sản gây thiệt hại lại là danh dự, nhân phẩm, uy tín

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)