trên thế giới.
3.1. Pháp luật của Cộng hoà Pháp
Pháp luật luật dân sự của Pháp ảnh hưởng mạnh đến pháp luật dân sự của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ thuộc địa, vì thế các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung trong các Bộ dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ đều giống Bộ luật dân sự Pháp.
Điều 1384 Bộ luật dân sự Pháp qui định:
“Mỗi người phải chịu trách nhiệm không những về thiệt hại do mình gây ra mà cả về thiệt hại do những người mà mình chịu trách nhiệm hoặc những vật mà mình coi giữ gây ra”.
Điều 1385 BLDS Pháp: “ Chủ sở hữu con vật hoặc người sử dụng con vật ấy phải chịu trách
nhiệm về thiệt hại do con vật gây ra, dù nó đang được coi giữ hoặc bị xổng ra”.
Điều 1386 BLDS Pháp: “Chủ sở hữu công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm vè thiệt hại gây
ra do công trình bị đổ vì thiếu bảo dưỡng hoặc vì khuyết tật trong khi xây dựng”.
Các qui định trong Bộ dân luật Bắc Kỳ và Dân luật Trung Kỳ đã đựợc phân tích tại phần đầu.
44
Trong Bộ luật dân sự Nhật Bản, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được qui định tại Chương V- Hành vi không hợp pháp. Chương này qui định về bồi thường thiệt hại do hành vi không hợp pháp của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại. Người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì cần phải xác định người chủ sở hữu, người trực tiếp quản lý, người sử dụng có lỗi hay không. Nếu thiệt hại xảy ra mà người quản lý sử dụng hoàn toàn không có lỗi thì không phải bồi thường. Lỗi của người quản lý tài sản thể hiện trong từng trường hợp cụ thể khác nhau. Thiệt hại xẩy ra có thể do hành vi của con người hoặc do tài sản nhưng nguyên nhân chính là hành vi cố ý hoặc bất cẩn của con người trong việc quản lý, sử dụng tài sản, vì thế Điều 709 BLDS Nhật Bản qui định một nguyên tắc chung là: “Một người vi phạm do cố ý hoặc do vô ý mà vi phạm quyền của người khác thì phải
bồi thường thiệt hại phát sinh từ vi phạm ấy”
Theo qui định trên quyền của người khác là các quyền dân sự như quyền nhân thân, quyền tài sản (quyền sở hữu)…Tuỳ thuộc vào loại thiệt hại mà người gây thiệt hại phải bồi thường theo các mức khác nhau. Điều 709 BLDS Nhật bản qui định hai cơ sở bồi thường là người gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý và thiệt hại là xâm phạm quyền dân sự của các nhân tổ chức. Đây là một qui định mang tính tổng quát, cho nên không cần thiết phải qui định cụ thể từng trường hợp gây thiệt hại. Tuy nhiên, có những thiệt hại xẩy ra xét về thực tế người phải bồi thường không có lỗi hoặc lỗi của họ là bị suy đoán như công trình xây dựng gây thiệt hại trong thời gian sử dụng. Lỗi có thể là do thiết kế, thi công hoặc do các nguyên nhân khác mà không phải là sự kiện bất khả kháng. Liên quan đến vấn đề này Điều 717 BLDS Nhật Bản qui định: “ Nếu việc xẩy ra thiệt
hại đối với người khác vì nguyên nhân sai sót trong xây dựng hoặc bảo quản cấu trúc trên đất thì người chiếm hữu cấu trúc chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với bên bị thiệt hại, song nếu như người chiếm hữu đã thể hiện sự quan tâm đúng mức nhằm ngăn chận việc xảy ra thiệt hại thì chủ của cấu trúc đó phải bồi thường”.
Theo qui định trên, nếu công trình đang xây dựng mà gây thiệt hại thì phải xác định lỗi của người đang thi công. trường hợp người thi công có lỗi như vi phạm qui trình kỹ thuật xây dựng, vô ý để tài sản gây thiệt hại cho người khác thì bên thi công phải bồi thường thiệt hại. Qui định này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi lẽ xây dựng là công việc thuộc chuyên môn kỹ thuật cao, người làm nghề xây dựng phải có thẻ hành nghề và mua bảo hiểm nghề nghiệp, vì vậy nếu trong quá trình xây dựng do lỗi của bên thi công thì bên thi công phải bồi thường thiệt hại và bên thi công có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thay.
Trường hợp, các công trình xây dựng hoặc các cấu trúc khác như nhà khung sắt, nhà gỗ…sụp đổ gây thiệt hại, trước hết xem xét người chiếm hữu cấu trúc đó có lỗi trong việc sử dụng hay không, nếu người chiếm hữu không có lỗi trong việc cấu trúc gây thiệt hại thì chủ sở hữu công trình phải bồi thường. Rõ ràng trường hợp này người chủ sở hữu không có lỗi trong việc khai thác tài sản, cho nên qui định có tính chất suy đoán người chủ sở hữu có lỗi nên buộc phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn qui định này có tính hợp lý, thể hiện là công trình xây dựng là những khối bê tông cốt thép khổng lồ được chôn sâu trong lòng đất, vì công trình xây dựng do con người tạo ra, do vậy mọi tính toán của con người đều không thể đúng một cách tuyệt đối, cho nên có thể dẫn đến thiếu sót trong thăm dò địa chất, thiết kế, hoặc thi công dẫn đến gây thiệt hại cho người khác, vì vậy cần phải buộc chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là phù hợp. Mặt khác pháp luật qui định như vậy để buộc chủ sở hữu phải mua bảo hiểm các công trình xây dựng, nếu xảy ra thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường thay.
45
Đối với trách nhiệm dân sự do súc vật gây ra, thì cần phải xác định lỗi của người chủ sở hữu, người quản lý súc vật theo Điều 718 BLDS Nhật Bản: “Người chiếm hữu động vật phải bồi
thường thiệt hại do nó gây ra cho người thứ ba, song đièu này không áp dụng nếu người chiếm hữu đã bảo quản nó với quan tâm đúng mức phù hợp với đặc tính và bản chất của động vật. Người chăm sóc động vật thay cho người chiếm hữu cũng phải gánh vác trách nhiệm nêu ở phần trên”.
Khi xảy ra thiệt hại, để xác định lỗi của chủ sở hữu, người quản lý súc vật phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xem xét chủ sở hữu, người quản lý súc vật đã áp dụng các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa súc vật gây thiệt hại phù hợp với đặc tính của từng loại súc vật hay chưa, ngoài ra các biện pháp đó có phù hợp với hoàn cảnh nuôi giữ súc vật hay không. Nếu súc vật gây thiệt hại mà người chủ sở hữu, người quản lý súc vật không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại. Qui định này phù hợp với lý luận và thực tiễn, bởi lẽ nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự là lỗi của người gây thiệt hại mà trường hợp này người người chủ sở hữu, người quản lý súc vật đã sử dụng các biện pháp ngăn ngừa cho phép nên đã thể hiên sự thận trọng trong việc nuôi, giữ súc vật. Ví dụ: nuôi chó trong nhà mà chủ sở hữu đã xích chó một chỗ cố định mà trộm vào nhà bị chó cắn. Trường hợp này không thể coi chủ sở hữu có lỗi trong việc chó gây thiệt hại cho kẻ trộm.
Những qui định về bồi thường thiệt hại trong Luật dân sự của Pháp và đặc biệt của Luật dân sự Nhật Bản rất hợp lý và hợp tình trong việc xác định trách nhiệm dân sự của người gây thiệt hại hoặc của chủ sở hữu, người quản lý sử dụng tài sản. Những qui định này chỉ rõ trường hợp nào có lỗi, trường hợp nào không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường, trên cơ sở đó áp dụng pháp luật sẽ được chính xác.