Về vấn đề liệt kê các thiệt hại do tài sản gây ra

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 69)

IV. Một số kiến nghị

4.4. Về vấn đề liệt kê các thiệt hại do tài sản gây ra

Hiện nay, Bộ luật dân sự vẫn theo hướng liệt kê, mô tả những tác động của tài sản dẫn đến gây thiệt hại như:

Điều 626 mô tả những tác động của cây cối dẫn đến thiệt hại xảy ra là “cây cối đổ gẫy”. Điều 627 mô tả tác động cụ thể của nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác là “sụp

đổ, hư hỏng, sụt lở”. Sự liệt kê các trường hợp gây thiệt hại của cây cối, nhà cửa, công trình xây

dựng bao giờ cũng rơi vào tình trạng bỏ sót, không đầy đủ. Ví dụ, cây cối có thể là nguyên nhân gây thiệt hại mà không cần phải đổ gẫy như: trái cây rụng (trái sầu riêng, dừa, mít…) gây thiệt hại cho người khác; Trên thực tế có những trường hợp nhà cửa, công trình đang trong quá trình xây dựng hoặc đã xây xong, bản thân công trình đó không bị sụp đổ, lún nứt, hư hỏng nhưng lại gây thiệt hại cho công trình khác như làm nghiêng hay nứt tường, trần các nhà liền kề. Trong trường hợp này vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường và chủ sở hữu nhà cửa, công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm nếu không chứng minh được lỗi của bên thi công hoặc sự kiện bất khả kháng.

Theo ý kiến của chúng tôi, quy định của 2 điều luật này nên theo hướng ngắn gọn, khái quát để điều chỉnh được tất cả các tình huống phát sinh do cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng gây ra. Theo chúng tôi, có thể quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý cây cối, nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại nếu để cây cối, nhà cửa, công trình xây

dựng đó gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của

người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”.

Tương tự như vậy, khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ được quy định trong Khoản 1 Điều 623 theo hướng liệt kê, vì vậy không đầy đủ, thậm chí không thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật khác. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị không nên định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ theo hướng liệt kê mà chỉ cần xác định tiêu chí chung để được coi là nguồn nguy hiểm cao độ, đồng thời nên có tiêu chí rõ ràng để phân biệt một động vật khi nào là súc vật, khi nào là nguồn nguy hiểm cao độ.

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)