Tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 70)

IV. Một số kiến nghị

4.8. Tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại

4.6. Về thủ tục giải quyết tranh chấp và thi hành án về bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra ra

- Pháp luật tố tụng không nên đồng nhất giữa bị đơn và người bị kiện trong trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra theo như quy định hiện nay;

- Cần có quy định cụ thể hướng dẫn trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu khởi kiện trong trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra, cụ thể cầm xác định “ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm” là ngày xảy ra sự kiện thiệt hại hay ngày mà quyền được bồi thường của người bị thiệt hại không được đáp ứng.

4.7 Nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao thông qua hợp đồng mua bán nhưng chưa hoàn tất thủ tục sang tên theo qui định của pháp luật hoàn tất thủ tục sang tên theo qui định của pháp luật

Liên quan đến việc chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ, hiện nay, pháp luật dân sự mới chỉ dự liệu những nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao thông qua các giao dịch dân sự như thuê, mượn, cầm cố, thế chấp mà chưa dự liệu trường hợp khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao kết hợp đồng mua bán nhưng người mua chưa hoàn tất thủ tục sang tên nhưng đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, gây thiệt hại cho những người xung quanh thì trách nhiệm lúc này thuộc về người bán hay người mua. Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này phải xem xét đến lỗi của người bán hay người mua trong việc thực hiện thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mua hay là lỗi của cả hai bên. Pháp luật dân sự nên quy định cụ thể về vấn đề này để xác định ai là người phải chịu trách nhiệm BTTH trong từng trường hợp cụ thể.

4.8. Tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại.. gây thiệt hại..

Pháp luật hiện hành mới chỉ qui định về người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật mà chưa qui định trách nhiệm của những người này khi tài sản thuộc quyền sở hữu của họ gây thiệt hại cho chủ thể khác. Theo quy định tại Điều 606 BLDS năm 2005 thì người chưa thành niên dưới 15 tuổi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại nếu còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, hoặc người giám hộ có thể phải chịu trách nhiệm BTTH. Tuy nhiên, Điều 606 chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thiệt hại là do hành vi của con người gây ra còn nếu thiệt hại là do tài sản của họ gây ra thì qui định này đưa ra áp dụng là không phù hợp. Vì, cha mẹ không thể bị coi là người có lỗi trong việc tài sản của con gây thiệt hại ở mọi trường hợp, trừ khi tài sản của con đang nằm trong sự quản lý của cha, mẹ thì có thể bị suy đoán là có lỗi trong việc quản lý và sử dụng tài sản, lúc này cha, mẹ mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người người bị thiệt hại. Theo qui định tại Điều 12: " Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân" và Điều 183 BLDS năm 2005 qui định" Trong

71

trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác". Như vậy, người có tài sản được quyền hưởng lợi từ tài sản thì có trách nhiệm bồi thường khi tài sản của mình gây thiệt hại .Nếu tài sản gây ra thiệt hại đang do người khác quản lý thì chủ sở hữu của tài sản là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự cũng như cha mẹ hay người giám hộ của họ không bị coi là có lỗi nên trách nhiệm trong trường hợp này không thuộc về họ. Bên cạnh việc xác định ai là người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp trên thì việc xác định tư cách đương sự nếu vụ việc giải quyết tại Toà án nhân dân sẽ được xác định và nếu tài sản của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự không đủ hoặc không có để thực hiện việc bồi thường thì cha, mẹ, người giám hộ không phải lấy tài sản của họ để thực hiện việc bồi thường.

[1] Vấn đề này trước đây đã được hướng dẫn trong Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông tư số 96 NCPL ngày 8/2/1977 của TANDTC.

Có mộ phản hồi

1.

thông, on 08/04/2010 lúc 16:05 Said: Trong bài viết:

“MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG” của TS. TRẦN THỊ HUỆ – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội có tình huống như sau:

23. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng có chấm dứt không khi người gây thiệt hại chết?

A là lái xe, do một lần uống rượu say, không làm chủ được tay lái đã gây thiệt hại đến tính mạng anh K. A đã bồi thường các chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại cũng như một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho thân nhân người thiệt mạng. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, còn khoản tiền cấp dưỡng cho 2 đứa con chưa thành niên của anh B (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 2 tuổi) A thoả thuận với chị B – vợ anh K sẽ cấp dưỡng theo định kỳ mỗi năm 10 triệu đồng. Một năm sau, A bị bệnh mất.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng của A đối với 2 đứa con chưa thành niên của anh B có chấm dứt không khi A chết?

Bồi thường thiệt hại, trong đó có bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi xâm phạm tính mạng. Nhằm tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại có điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi thường, các bên có thể thoả thuận phương thức bồi thường toàn bộ một lần hoặc theo định kỳ. Trong trường hợp này, A thoả thuận với chị B sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp

72

dưỡng theo định kỳ, nhưng mới được 1 năm thì A mất. Thông thường, theo Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản do A để lại, không phải là một nghĩa vụ nhân thân. Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng không chấm dứt khi A chết. Chị B có quyền yêu cầu những người thừa kế của A thanh toán nghĩa vụ này trong khối di sản thừa kế do A để lại.

Khoản tiền cấp dưỡng được tính cho đến khi các con của K tròn 18 tuổi, trừ khi từ đủ 15 tuổi, chúng đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của A trong trường hợp trên thực sự chấm dứt khi nào?

Trước hết tôi đồng ý với quan điểm của tác giả về cách giải quyết tình huống. Tuy nhiên, tôi xin trao đổi một số ý kiến như sau:

Thứ nhất: Tác giả bài viết cho rằng: “nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản do A để lại, không phải là một nghĩa vụ nhân thân. Vì vậy, nghĩa vụ bồi thường tiền cấp dưỡng không chấm dứt khi A chết”.

Theo quan điểm của tôi, khi A chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng của A chấm dứt. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Hôn nhân và Gia đình thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi “Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết”. Và theo khoản 1 Điều 50 Luật này thì “nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác”. Vì đây là nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác.

Theo khoản 8 Điều 374 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nghĩa vụ dân sự cũng chấm dứt khi “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện”.

Tuy nhiên, không nên hiểu trường hợp này theo nghĩa anh A chết rồi thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng và con chị B không được hưởng khoảng tiền cấp dưỡng còn lại kể từ lúc A chết, nếu hiểu theo nghĩa này thì không được dùng di sản thừa kế của A để thanh toán cho nghĩa vụ cấp dưỡng của A nữa. Chúng ta cần hiểu theo nghĩa, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này cũng như chấm dứt các quyền, nghĩa vụ khác của A đối với những người liên quan khi xử lý các nghĩa vụ của A. Như vậy, quyền lợi các con của chị B có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào A có di sản thừa kế hay không. Nếu có di sản thừa kế thì tiền cấp dưỡng được ưu tiên thanh toán theo khoản 2 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2005.

Nếu A không có di sản thừa kế hoặc di sản không đủ thanh toán theo khoản 1 Điểu 683 BLDS thì nghĩa vụ cấp dưỡng của A đối với các con của chị B cũng chấm dứt (tức không được chuyển giao nghĩa vụ này cho những người thừa kế hay bất kỳ ai khác), mặc dù quyền lợi các con của chị B không được đảm bảo.

Như vậy, chị B có quyền yêu cầu những người được hưởng thừa kế của A thanh toán nghĩa vụ này trong khối di sản thừa kế hoặc yêu cầu Toà án để giải quyết nếu những người thừa kế không thanh toán (thanh toán nghĩa vụ của A trong giới hạn tài sản của A). Thứ hai, tác giả cho rằng “Khoản tiền cấp dưỡng được tính cho đến khi các con của K tròn 18 tuổi, trừ khi từ đủ 15 tuổi, chúng đã tham gia lao động và tự nuôi sống bản thân”. Trong tình huống này rất khó để trích được một khoản tiền (trong khối di sản thừa kế) cấp dưỡng 1 lần cho các con chị B tính đến 18 tuổi, vì còn phụ thuộc vào khối di sản của A nhiều hay ít, A có con nhỏ, cha mẹ già cần cấp dưỡng không… . Theo tôi, trường hợp này cũng phải căn cứ vào di sản thừa kế của A để thanh toán 1 phần nào đó cho phù hợp.

73

Từ lúc A chết cho đến lúc các con của chị B tròn 18 tuổi là khoảng thời gian dài, A thì đã chết không thể có thu nhập trong thời gian này, vì vậy không thể bắt A thanh toán hết số tiền cấp dưỡng những năm còn lại trong khi anh đã không còn sống.

Rất mong được chia sẻ!

Trả lời

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 70)