Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra theo quy định của các Bộ Dân luật

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 38)

2. Lược sử qui định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do tài sản gây thiệt hại.

2.3. Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra theo quy định của các Bộ Dân luật

Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, quốc mẫu Pháp đã thi hành chế độ bảo hộ đối với Việt Nam và các nước Đông Dương, vì vậy các bộ luật dân sự của nước ta thời kỳ pháp thuộc do nhà nước Pháp ban hành bằng tiếng pháp và được dịch ra tiếng Việt. Các bộ luật này dựa theo Bộ luật dân sự của NAPOLEON nhưng có điều chỉnh phù hợp với điều kiện chính trị kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Chế định bồi thường thiệt hại trong Bộ Dân luât Bắc Kỳ (DLBK) và Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật (DLTK) được chia thành trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và ngoài hợp đồng. Đối với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, nguyên tắc chung để xác định trách nhiệm dân sự được qui đinh tại Điều 711(DLBK) và Điều 763 (DLTK):

“Người ta phải chịu trách nhiệm không những tổn hại tự mình làm ra mà cả về sự tổn hại do những người mà mình phải bảo lãnh hay do những vật mình phải trông coi nữa.

39

Phàm vật vô hồn mà làm nên tổn hại. thì người trông coi vật ấy cho là có lỗi vào đó, không phân biệt vật đó có tay người động đến hay không, muốn phá sự phỏng đoán đó thì phải có bằng chứng trái lại mới được.

Bấy nhiêu trường hợp như trên đều có trách nhiệm cả, trừ khi người chịu trách nhiệm đó có bằng chứng rằng cái việc sinh ra trách nhiệm ấy mình không thể ngăn cấm được”.

Đoạn một điều luật trên qui định về nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự là người nào gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường. Mặt khác nếu một người giám hộ (bảo lỉnh) người khác mà để người được giám hộ gây thiệt hại thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại, vì người giám hộ không thực hiện tốt nghĩa vụ giám hộ của mình nên phải chịu thay người được giám hộ. Ngoài ra đoạn một điều luật còn qui định trách nhiệm của người trông coi tài sản mà để tài sản gây thiệt hại thì phải bồi thường thiêt hại. Người trông coi tài sản có thể là chủ sở hữu, hoặc người được chủ sở hữu chuyển tài sản thông qua hợp đồng như gửi giữ…, người trông giữ không bảo quản, coi giữ cẩn thận để tài sản gây thiệt hại là do lỗi của người trông gữi, cho nên họ phải bồi thường thiệt hại.

Đoạn hai điều luật qui định vật vô hồn là các vật như nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản vô chi vô giác khác gây thiệt hại trong hai trường hợp: Thứ nhất, do người quản lý trông coi, sử dụng tài sản mà có lỗi vô ý, quản lý, trông coi hoặc khai thác sử dụng không cẩn thận để tài sản gây thiệt hại. Thứ hai là tài sản tự nó gây thiệt hại mà không có hành vi tác động trực tiếp của người quản lý trông coi. Trường hợp này người quản lý tài sản có lỗi vô ý gián tiếp là không thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa có khả năng cho phép, cho nên để tài sản gây thiệt hại, vì vậy chủ sở hữu hoặc người quản lý trông coi tài sản phải bồi thường thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của người quản lý tài sản mà do hành vi trái luật trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh khi người quản lý, trông coi tài sản chúng minh được việc gây thiệt hại đó là bất khả kháng. Vì trường hợp này người quản lý không có lỗi trong việc trông coi tài sản, thiệt hại xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người, cho nên họ không phải chịu trách nhiêm dân sự.

Trách nhiệm dân sự về thiệt hại do súc vật gây ra được qui tại Điều 715 (DLBK) và Điều 766 (DLTK):

“ Người chủ con vật hay người dùng nó, trong khi nuôi nó mà nó làm tổn hại sự gì phải chịu trách nhiệm dù khi đó mình có giữ nó hay nó trốn di mặc lòng”.

Súc vật là những con gia súc nuôi trong nhà như trâu, bò, lợn, chó.. đây là những con thú dữ đã được thuần hoá, nhưng do bản năng hung dữ có thể xuất hiện bất cứ khi nào, vì vậy chủ sở hữu, người sử dụng súc vật phải có biện pháp trông coi cẩn thận, tuy nhiên có trường hợp chủ sở hữu đã áp dụng các biện pháp cho phép để trông giữ nhưng súc vật vẫn trốn khỏi sự kiểm soát của chủ sở hữu hoặc người sử dụng nó và gây thiệt hại cho người khác. Súc vật gây thiệt hại có thể do hành vi bất cẩn của người quản lý nó hoặc do người quản lý đã không lường hết được các khả năng sẽ gây thiệt hại thì những trường hợp này suy đoán là ngươì quản lý có lỗi trong việc trông

40

coi, quản lý súc vật để nó gây thiệt hại, vì thế chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại.

Tài sản lớn có giá trị của cá nhân là nhà ở, tài sản này có thể gây thiệt hại do hành vi vô ý của chủ nhà thể hiện trong Điều 716 (DLBK) và Điều 767 (DLTK) như sau:

“ Người chủ nhà mà nhà đổ nát làm thiệt hại cho người ta vì không chụi tu bổ hay vì làm không chắc chắn phải chịui trách nhiệm về sự tổn hại đó”.

Khi nhà ở bị đổ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ cho người khác cần xem xét lỗi của chủ nhà trong việc tu bổ, sửa chữa thường xuyên những hư hỏng thông thường. Nếu chủ nhà cố ý hoặc vô ý không tu bổ hư hỏng mà để gây thiệt hại thì đây là hành vi vô ý của chủ nhà. Trường hợp nhà đổ do xây dựng không đảm bảo an toàn như chất lượng vật liệu không tốt, kỹ thuật xây dựng kém hoặc làm nhà tạm bợ vì không có khả năng kinh tế…những trường hợp trên mà nhà ở gây thiệt hại thì được coi là lỗi gián tiếp của chủ sở hữu, cần phải biết hoặc buộc phải biết về khả năng nhà có thể đổ nát khi gặp mưa to, gió lớn, cho nên chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hai bộ Dân luật Bắc kỳ và dân luật Trung kỳ đều dựa trên căn cứ vào lỗi trực tiếp hoặc lỗi gián tiếp của của chủ sở hữu hoặc quản lý sử dụng tài sản. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự dựa trên yếu tố lỗi đảm bảo được việc xác định đúng trách nhiệm dân sự của người có hành vi trái luật, bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại trong việc khắc phục hậu quả thiệt hại do người khác gây ra.

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG (Trang 38)